Công ty năng lượng Novatek của Nga vừa chi ít nhất 280.000 USD cho chiến dịch vận động hành lang nhằm tránh bị Thượng viện Mỹ mở rộng lệnh trừng phạt về kinh tế.
Giữa thời điểm Washington đang xem xét mở rộng lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào Moscow liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine, một số công ty Nga t́m cách lôi kéo các quan chức Mỹ để bảo vệ quyền lợi cho ḿnh.
Trong đó, công ty năng lượng Novatek, có 23 % cổ phần của nhà tài phiệt Gennady Timchenko, bạn Tổng thống Vladimir Putin, được cho là đă chi 280.000 USD nhằm giảm bớt áp lực về kinh tế cũng như những bất lợi mà dự luật trừng phạt của Thượng viện Mỹ sắp áp đặt.
Sau khi bị đưa vào danh sách trừng phạt của Mỹ đầu tháng 7 vừa qua, Novatek đă thuê công ty quan hệ công chúng Qorvis MSL vận động hành lang theo h́nh thức công khai.
Nhà tài phiệt Gennady Timchenko, cổ đông của Công ty năng lượng Novatek. Ảnh: Forbes
Ngoài Novatek, công ty Gazprombank và Quỹ Đầu tư trực tiếp nước Nga (RDIF) cũng chi bộn tiền để lôi kéo 2 cựu thượng nghị sĩ Mỹ đại diện cho công ty luật Squire Patton Boggs vận động cho quyền lợi của ḿnh tại Mỹ.
Cụ thể, Gazprombank – bị cấm huy động vốn dài hạn trên thị trường nợ của Mỹ, đă dành 150.000 USD phí vận động hành lang trong 3 tháng, kết thúc vào ngày 30-9. C̣n RDIF đă chi khoảng 160.000 USD cho công ty quan hệ công chúng cũng như một số khoản “lệ phí” khác.
Phát ngôn viên của Novatek sau đó từ chối b́nh luận về dự luật trừng phạt. Người này chỉ tuyên bố “công ty không bằng ḷng với quyết định mở rộng lệnh trừng phạt của Thượng viện Mỹ”.
Theo Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Nga – Mỹ Daniel Russell, các thành viên của hội đồng này, bao gồm 2 tập đoàn lớn của Mỹ là Ford Motor và Google đều phản đối dự luật.
Cho đến thời điểm hiện tại, tất cả quyết định trừng phạt Nga đều do Tổng thống Mỹ Barack Obama thông qua mà không có sự can thiệp của Quốc hội.
Các quan chức Washington lo ngại dự luật mở rộng lệnh trừng phạt của Thượng viện Mỹ có thể bẻ găy một trụ cột trong chiến lược của phương Tây chống lại Điện Kremlin, đó là đồng bộ hóa với lệnh trừng phạt Nga của Liên minh châu Âu (EU).
Bên cạnh đó, các biện pháp trừng phạt cứng rắn của Mỹ và phương Tây có thể làm tổn thương nền kinh tế châu Âu, vốn có quan hệ thương mại lâu đời với Moscow
P.Nghĩa (Theo Wall Street Journal)
NLD