Người đang cảm sốt hoặc vừa khỏi bệnh mà ăn trứng gà th́ nhiệt lượng cơ thể sẽ tăng lên nhưng lại không phát tán ra ngoài được, giống như “thêm dầu vào lửa”, bệnh càng nặng...
Ăn trứng gà khi nào sẽ gây độc cho cơ thể?
Ăn trứng chần, trứng sống
Ăn trứng chần hoặc trứng sống không những không hấp thụ được dinh dưỡng mà c̣n không vệ sinh và dễ nhiễm trùng. Trứng gà chứa nhiều protein nhưng khi trứng c̣n sống, khả năng hấp thu của dạ dày và tá tràng đối với những protein này rất kém.
Do không được hấp thu tốt ở dạ dày và tá tràng nên khi xuống ruột, trứng gà sống sẽ bị phân hủy ở đại tràng, sản sinh ra nhiều chất độc có hại cho cơ thể. Ngoài ra, nếu ăn phải trứng những con gà bị bệnh, những quả trứng bị nhiễm vi khuẩn Salmonella hoặc đă bị nhiễm virus H5N1, các mầm bệnh này sẽ xâm nhập vào cơ thể khiến người ăn trứng nhiễm bệnh, thậm chí sẽ bị tử vong.
Vi khuẩn Salmonella là một loại vi khuẩn gram âm, thường gặp nhiều trong thực phẩm bị ô nhiễm từ phân người và động vật. Gà, vịt rất dễ bị ô nhiễm Salmonella ở buồng trứng, đường đẻ trứng. Khi trứng thoát ra ngoài, Salmonella có thể qua các lỗ nhỏ li ti trên mặt vỏ trứng mà nhiễm vào trong quả trứng.
Trứng vịt, ngỗng, ngan dễ bị xâm nhiễm hơn trứng gà, v́ gà thường đẻ vào ổ nơi cao ráo, c̣n ngan, vịt thường đẻ ở chuồng nền đất hoặc ở ruộng nên dễ bị nhiễm bẩn từ phân và đất. Khi nhiễm Salmonella vào cơ thể với số lượng lớn, Salmonella gây ngộ độc sau thời kỳ ủ bệnh từ 12-24 giờ, với các triệu chứng đặc hiệu như đau bụng, tiêu chảy , toàn thân bị lạnh sốt, nôn và suy nhược cơ thể. Nếu sức đề kháng của người bệnh quá yếu, lại không được cấp cứu kịp thời th́ có thể bị tử vong.
Khi bị ốm hoặc cơ thể yếu
Khi bị ốm hoặc cơ thể yếu việc ăn trứng có thể gây trúng độc hoặc làm bệnh biến chứng nặng hơn. Người đang cảm sốt hoặc vừa khỏi bệnh mà ăn trứng gà th́ nhiệt lượng cơ thể sẽ tăng lên nhưng lại không phát tán ra ngoài được, giống như “thêm dầu vào lửa”, bệnh càng nặng hơn.
Với người vừa khỏi bệnh, sức đề kháng của cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn nên cũng cần tránh ăn trứng tươi, luộc vừa chín tới... v́ có thể nhiễm vi khuẩn Salmonella. Hoặc khi bị tiêu chảy, việc chuyển hóa các chất mỡ, đạm và đường bị rối loạn, trong khi trứng gà không dễ tiêu. Nếu không để đường ruột nghỉ ngơi, không những bạn làm mất tác dụng bồi bổ mà c̣n làm cho bệnh nặng thêm.
Hoặc khi bị sỏi mật, nếu dùng thức ăn có nhiều chất đạm như trứng gà, đường ruột sẽ tiết nhiều chất làm co bóp túi mật, bắt túi mật đang bị bệnh phải làm việc quá tải, gây đau đớn, nôn mửa...
Không ăn trứng gà đă chín để qua đêm
Nếu trứng gà được luộc chín ḷng đào nhưng sau khi để qua đêm th́ chất dinh dưỡng trong đó sản sinh ra vi khuẩn, nếu ăn phải trứng gà biến chất như thế sẽ có hại cho sức khỏe. Do khi luộc trứng gà, protein đă bị phá hỏng, lại để qua đêm, v́ vậy giá trị dinh dưỡng sẽ giảm thấp rất nhiều.
Thanh Lê/Theo Khỏe & Đẹp