GiadinhNet - Sao con cái không giống bố mẹ? Bố bị hói đầu th́ lớn lên con có hói không? Cận thị có 'lây' sang con không? Anh em con sinh đôi mà không giống nhau... là các câu hỏi mà những lư giải về di truyền có thể giúp bậc làm bố mẹ giải thích với con yêu của ḿnh.
Trên trang web nhommau.vn, một nhóm tác giả đă đưa ra những lư giải thú vị về di truyền liên quan đến nhiều thắc mắc 'sát sườn', mà bậc làm bố mẹ hay bị con cái 'vặn vẹo' đến không biết đường nào trả lời. Đó là 10 vấn đề dưới đây:
Không giống bố, không giống mẹ, vậy là con ai?
Không thể nói đứa trẻ không phải do bố mẹ chúng sinh ra nếu thấy đứa trẻ ấy không có nét giống bố hoặc giống mẹ. Tướng mạo, chiều cao, tính cách và trí tuệ của mỗi con người ngoài chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền c̣n chịu tác động của các yếu tố phi di truyền khác nữa.
Đặc trưng di truyền của con người chủ yếu có 2 loại: 1 là đặc trưng di truyền đơn thuần do một cặp gen quyết định và tạo nên đặc trưng di truyền như nhóm máu, ADN. Bố và mẹ mỗi người truyền cho con 1 gen để tạo thành cặp gen của con, gen này khi đă h́nh thành th́ không thay đổi.
Loại thứ 2 là đặc trưng di truyền phức tạp bao gồm chiều cao, dáng vóc, màu da, EQ, IQ, tính cách, hành vi và tướng mạo, v.v… Đặc trưng di truyền này do nhiều cặp gen và điều kiện môi trường quyết định.
V́ thế tác động của mỗi cặp gen là rất nhỏ, tác động chung của các cặp gen mới giúp tạo nên đặc trưng của cá thể. Sự kết hợp giữa các cặp gen ở trên các cặp nhiễm sắc thể (NST) khác nhau trong quá tŕnh giảm phân và phân bào hoàn toàn là ngẫu nhiên, v́ thế ngay anh chị em ruột cũng có thể nhận được những loại gen khác nhau từ bố mẹ, do đó tướng mạo có nét không giống nhau.
Do di truyền, lắm lúc không phải con cái luôn giống bố mẹ của ḿnh.
Sao bố mẹ không trắng mà con lại như bông bưởi?
Điều này là hoàn toàn có thể. Màu da của con người là do ít nhất 2 cặp gen trở lên quyết định, tác động của gen quy định màu da khác nhau đối với thế hệ sau là như nhau mà không bị ảnh hưởng bởi yếu tố gen trội hay gen lặn, v́ thế nếu bố có màu da sẫm mà mẹ có màu da trắng th́ màu da của đứa trẻ sinh ra sẽ là màu trung hoà giữa hai màu đó.
Bố mẹ đều là nhóm máu A, có thể sinh con có nhóm máu O?
Có thể. Mọi người đều biết hệ máu ABO bao gồm 4 nhóm máu: O, A, B và AB. Trên thực tế đây là 4 nhóm máu biểu hiện ra, trong đó, các cặp gen của nó bao gồm: OO, AO, AA, BO, BB và AB. V́ thế có thể kết quả xét nghiệm là nhóm máu A nhưng loại gen của nó có thể là AA, AO; nhóm máu B cũng tương tự như vậy.
V́ vậy nếu bố mẹ có nhóm máu A nhưng gen biểu hiện không phải là AA mà là AO th́ khi trứng và tinh trùng kết hợp với nhau lại lấy ở bố mẹ loại gen O th́ đứa trẻ sinh ra sẽ có nhóm máu O.
Hơn nữa, nhóm máu của con người không hẳn sẽ giữ nguyên cả đời không thay đổi, nếu chẳng may bị mắc ung thư phải truyền máu, uống thuốc và điều trị phóng xạ th́ nhóm máu sẽ bị thay đổi trong thời gian ngắn, một thời gian sau mới trở lại như cũ. Một số đứa trẻ phải ghép tuỷ do bị bệnh máu trắng hoặc thiếu máu th́ nhóm máu sẽ giống với nhóm máu của người cho tuỷ.
Khi nhỏ mũi tẹt, lớn lên có thể có sống mũi cao?
Đương nhiên là có thể. Đây chính là điểm thú vị trong di truyền. Ảnh hưởng của gen di truyền về mũi sẽ kéo dài đến tận giai đoạn trưởng thành. Tất nhiên nếu muốn có một cái mũi thẳng, sống mũi cao và lỗ mũi nhỏ th́ bố mẹ phải có lỗ mũi nhỏ và một trong hai người phải có sống mũi cao.
Bố mắt đen, mẹ mắt xanh, mắt của con sẽ là màu ǵ?
Di truyền màu mắt tuân theo nguyên tắc “gen màu đậm (ví dụ như màu đen) sẽ là gen trội so với các gen màu nhạt”. Như vậy nếu muốn đứa trẻ sinh ra có màu mắt xanh mà bạn chọn người yêu có mắt xanh trong khi bản thân bạn mắt đen th́ khả năng bạn sinh con có mắt màu xanh là rất thấp.
Di truyền ẩn chứa nhiều điều thú vị mà ta chưa từng biết đến.
Bệnh cận thị, viễn thị có di truyền không?
Bệnh cận thị có quan hệ nhất định đối với di truyền, nhất là khi người cha bị cận thị nặng th́ đứa con sau này cũng rất dễ bị cận thị. Tất nhiên không phải mới sinh ra đă bị cận thị nhưng do luôn có gen cận thị nên nếu bị ảnh hưởng của môi trường th́ sẽ phát bệnh ngay.
Tuy nhiên theo một số tài liệu có liên quan cho thấy, số người mắc bệnh cận thị do yếu tố di truyền chỉ chiếm khoảng 5% tổng số người mắc căn bệnh này. Bệnh viễn thị cũng có liên quan nhất định đến yếu tố di truyền.
Bệnh hói đầu có di truyền?
Bệnh hói đầu có di truyền và là gen trội đối với bé trai, với các bé gái nó lại là gen lặn. Nói một cách khái quát, hói là di truyền từ cha sang con trai. Nếu người cha bị hói đầu, ông ngoại cũng bị hói đầu th́ đứa trẻ sinh ra nếu là trai sẽ có khả năng bị hói là 100%.
Nếu người cha không bị hói trong khi ông ngoại bị hói th́ bé trai sinh ra chỉ có 25% khả năng bị hói; nếu cả cha và ông ngoại đều không bị hói th́ khả năng bé trai sinh ra bị hói có thể là 0%. Bên cạnh đó, tóc bạc sớm cũng có liên quan đến di truyền. Nếu cha tóc bạc sớm th́ khả năng con cũng bị bạc tóc sớm là rất cao.
Bố thấp, con sinh ra cũng thấp?
“Mẹ thấp sinh con chỉ có 1 đứa thấp, bố thấp th́ sinh con đứa nào cũng thấp”, đây là một nhận định hoàn toàn sai lầm. Chiều cao của con người là do di truyền từ nhiều gen, hơn nữa nhân tố quyết định chiều cao ở trẻ chỉ có 35% là được truyền từ cha, 35% được truyền từ mẹ, c̣n lại 30% là do chế độ dinh dưỡng và vận động.
Dáng người có di truyền không?
Dáng người gầy hay béo cũng là do di truyền từ nhiều gen. Theo thống kê, nếu cả bố và mẹ đều thuộc dạng người gầy th́ con sinh ra đa phần cũng sẽ gầy, chỉ có khoảng 7% trong số đó sẽ béo; nếu một trong hai bố mẹ thuộc dạng to béo th́ 40% số đứa trẻ sinh ra sẽ to béo; nếu cả hai bố mẹ đều béo th́ con sinh ra có đến 80% là sẽ thuộc dạng béo ph́.
Tạng người cũng có liên quan đến di truyền trong gia đ́nh, tuy nhiên yếu tố môi trường, ví dụ như điều kiện sống, dinh dưỡng, vận động, tính chất công việc v.v…đều có ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề này.
Một đôi song sinh gốc gác Cà Mau, người anh (phải) hiện sống tại TP.HCM, người em hiện sống tại Canada. Thật khó ḷng phân biệt bởi đôi song sinh này giống nhau đến từng chi tiết.
V́ sao có những cặp sinh đôi giống nhau c̣n cặp khác lại không?
Sinh đôi có 2 loại, sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng. Sinh đôi cùng trứng tức là chỉ có 1 trứng duy nhất được thụ tinh, trứng sau khi thụ tinh sẽ tách thành 2 tế bào và phát triển thành 2 phôi thai trong lần phân bào đầu tiên. Do 2 phôi thai này đều từ cùng một trứng nên về mặt vật chất di truyền là hoàn toàn như nhau, v́ thế giới tính cũng giống nhau, đặc tính di truyền và đặc tính biểu hiện cũng hầu như không có khác biệt v́ thế tướng mạo đặc biệt giống nhau.
Ngược lại, sinh đôi khác trứng là do 2 trứng kết hợp với 2 tinh trùng khác nhau để tạo thành 2 trứng được thụ tinh và sẽ phát triển thành hai bào thai khác nhau. Do hai bào thai này là từ hai trứng khác nhau nên giới tính có thể giống cũng có thể khác, hơn nữa đặc tính di truyền và đặc tính biểu hiện cũng có sự khác biệt lớn.
Thanh Giang (tổng hợp)