Trong lúc Trung Quốc có ư tranh giành chủ quyền lănh hải với một số nước Đông Nam Á, Việt Nam đă tiến hành nâng cao năng lực hải quân và đi t́m những đồng minh mới, bao gồm cả Nga và Ấn Độ.
Trong một cuộc phỏng vấn với báo World Politics Review, ông Abhijit Singh, một nhà nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc pḥng Ấn Độ, đă bàn về khả năng chiến đấu của Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện nay.
Theo phân tích của chuyên gia Abhijit Singh, Hải quân Việt Nam đă phát triển lớn mạnh từ một lực lượng tuần duyên nhỏ với khả năng chiến đấu hạn chế trong những năm 1980 trở thành một lực lượng thiện chiến, có nhiều kinh nghiệm trên biển và có kỹ thuật tốt.
Chỉ mới một thập kỷ trước, họ chỉ được trang bị những khí tài có từ thời Liên Xô và một nhóm các tàu đi biển nhỏ, nhưng giờ đây họ đă trở thành một lực lượng hiện đại dù quy mô chưa lớn. Họ có tàu khu trục, tàu hộ tống, tàu phóng tên lửa, máy bay tuần tra trên biển (MPA) và cả tàu ngầm nữa. Đến nay, những bước tiến trong hoạt động nâng cao sức chiến đấu của Hải quân Việt Nam đă mở rộng khả năng bảo vệ lănh hải đất nước.
|
Hải quân Việt Nam diễu hành trong cuộc họp Bộ trưởng Quốc pḥng ASEAN vào năm 2010. |
Theo ông Singh, lợi ích biển của Việt Nam gắn liền với việc phải việc bảo vệ được chủ quyền tại Biển Đông. Việc này bao gồm tuần tra bảo vệ Vùng đặc quyền kinh tế và giữ vững chủ quyền trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, cho dù Hoàng Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng. Thách thức chủ yếu của Việt Nam là chống lại hoạt động tranh giành chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Và mặc dù lực lượng của họ vẫn yếu hơn Hải quân Trung Quốc, Hải quân Việt Nam đă cải thiện sự hiệu quả của ḿnh trong việc bảo vệ quyền lợi biển của ḿnh.
Trả lời câu hỏi của World Politics Review, ông Singh cho biết, chiến lược chính của Việt Nam là xây dựng đội ngũ hải quân qua những quan hệ ngoại giao chiến lược và những thỏa thuận mua vũ khí lớn. Đối tác chiến lược chính của Việt Nam là Nga và Ấn Độ.
Moscow đă cung cấp cho Hà Nội 2 tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard vào năm 2011 và mới đây đă gửi 3 tầu ngầm thuộc thỏa thuận mua 6 tàu ngầm lớp Kilo chạy bằng diesel-điện trị giá 1,8 tỉ USD. Hai trong số đó đă được đưa vào hoạt động ở vùng biển Việt Nam.
Gần đây Nga cũng đă kư hợp đồng với Việt Nam để cung cấp thêm 12 máy bay chiến đấu Su-30, giúp hỗ trợ trên không cho các tàu trên biển. Trong khi đó, đối tác chiến lược khác của Việt Nam là Ấn Độ đă hỗ trợ cho Việt Nam mua tàu tuần dương với hạn mức chi trả là 100 triệu USD. Ngoài việc mua tàu từ Ấn Độ và Nga, Việt Nam đă hợp tác với Hà Lan nhằm mua thêm 4 tàu hộ tống hiện đại lớp Sigma và đă mua thêm 3 máy bay tuần tra Twin Otter của Canada.
Ấn Độ, trong quá khứ đă từng cung cấp linh kiện dự trữ cho các tàu chiến lớp Petya và các tàu phóng tên lửa lớp OSA-II cho Hải quân Việt Nam, giờ đây là đối tác tập trận quân sự chính của đất nước.
Hải quân Ấn Độ đă bắt đầu huấn luyện một số lượng lớn thủy thủ trong việc vận hành tàu ngầm và chiến đấu dưới mặt nước ở trường tàu ngầm INS Satahavana ở thành phố Visakhapatnam ở Ấn Độ.
Với kinh nghiệm sử dụng các tàu ngầm lớp Kilo của Nga từ những năm 1980, sự hỗ trợ của Ấn Độ được coi là yếu tố quan trong, không chỉ ở chương tŕnh huấn luyện vận hành tàu ngầm, mà c̣n ở huấn luyện các phi công lái máy bay Sukhoi và hỗ trợ quân đội Việt Nam cải thiện công nghệ thông tin và khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ World Politics Review, một trang tin chuyên viết về t́nh h́nh thế giới và các chính sách đối ngoại của các nước.
Anh Tuấn (lược dịch)
Tuoitre