Ít ai biết được thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi từng là một kẻ rất nhút nhát, không thích bạo lực và khả năng chơi bóng như “Messi của Argentina”.
Baghdadi trải qua thời thơ ấu êm ả tại thị trấn Samarra, phía Bắc thủ đô Baghdad – Iraq, nơi được coi là trung tâm văn hóa của người Hồi giáo ḍng Sunni.
Những năm bắt đầu sự nghiệp, Baghdadi lấy được bằng thạc sĩ, rồi tiến sĩ ở trường Đại học Hồi giáo ngay tại thủ đô Baghdad. Trong suốt hơn một thập kỷ, y sống trong một căn pḥng nằm lọt thỏm giữa khu phố nghèo xiêu vẹo Tobchi, nằm trên ŕa phía Tây thủ đô. Đây là nơi sinh sống của cả người Hồi giáo ḍng Sunni và ḍng Shiite.
Thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi. Ảnh: Al - Furqaan Media
Trao đổi với báo
The Telegraph (Anh), một người bạn chơi chung nhóm với Baghdadi tên Abu Ali kể lại: “Khi Ibrahim al-Badri (tên thường gọi của thủ lĩnh IS) đến Tobchi, ông ta mới 18 tuổi. Đó là một con người trầm tính và rất lịch sự. Badri có giọng hát hay nhưng chỉ để hát thánh ca. Ông ấy không phải là một lănh tụ Hồi giáo lớn như mọi người thường đồn đại”.
Theo lời kể của Ali, Baghdadi kết hôn sau khi hoàn thành luận án tiến sĩ. Y có một con trai, hiện đă 11 tuổi nhưng được giấu kín. Khi chế độ của cựu Tổng thống Saddam Hussein lung lay, Baghdadi vẫn là một người đàn ông của gia đ́nh, không màng tới thế sự.
“Ông ấy không thù hằn người Mỹ. Ông ấy cũng không giống một loại người máu nóng. Ông ấy chỉ thích sự yên tĩnh” – Ali nói về người bạn thời trẻ.
Nhóm của Ali thường chơi bóng đá, đi dă ngoại hoặc đi bơi. Điểm đến lư tưởng của nhóm là huyện Anbar, ngoại ô TP Baghdad. Với khả năng chơi bóng xuất sắc,
Baghdadi được nhóm bạn ví như tiền đạo nổi tiếng Lionel Messi của Argentina.
Biến cố khiến Baghdadi gia nhập tổ chức thánh chiến Hồi giáo bắt nguồn từ một vụ tranh căi năm 2004. Y bất đồng với chủ sở hữu một nhà thờ Hồi giáo địa phương, cũng là chủ nhà của Baghdadi. Sau đó, u bị đuổi khỏi căn nhà đang ở và cuối cùng bị trục xuất ra khỏi khu vực Tobchi.
Ali cho biết chủ nhà thờ muốn Baghdadi gia nhập Đảng Hồi giáo, một nhóm chính trị nhưng Baghdadi từ chối. Hai người căi vă rồi xông vào ẩu đả.
Khu phố nghèo Tobchi, nơi Baghdadi sinh sống lúc c̣n học đại học ở Baghdad.
Ảnh: Telegraph
Cuối năm 2005, Baghdadi bị t́nh báo Mỹ gán cho tội danh chống lại quân đội nước này tại Iraq và bị tống giam vào trại Bucca. Khi nhà tù đóng cửa năm 2009, Baghdadi được thả v́ không phải là một nhân vật nguy hiểm.
Trước khi ra trại, Baghdadi buông một câu nói: “Tôi sẽ gặp lại các người ở New York”. Nhiều người nghĩ Baghdadi chỉ nói đùa nhưng không ngờ đó lại là mục đích của một kẻ sau này trở thành phần tử “khủng bố” đặc biệt nguy hiểm.
Sau khi thủ lĩnh al-Qaeda tại Iraq Abu Musab al-Zarqawi thiệt mạng năm 2006 trong một cuộc không kích của Mỹ và người kế nhiệm của Zarqawi, Abu Omar al-Baghdadi, cũng bị giết chết năm 2010,
Baghdadi bất ngờ được bầu làm thủ lĩnh nhóm Nhà nước Hồi giáo trực truộc al-Qaeda tại Iraq.
Việc Baghdadi lên ngôi thủ lĩnh vẫn c̣n là một bí ẩn. Khi lực lượng đủ mạnh, Baghdadi dẫn dắt Nhà nước Hồi giáo Iraq bắt đầu cạnh tranh khốc liệt với phong trào Mặt trận Al-Nusra cùng với chi nhánh al-Qaeda tại Syria.
Đầu năm 2014, Nhà nước Hồi giáo Iraq chính thức tách khỏi al-Qaeda, đổi tên thành ISIL và hiện là IS (Nhà nước Hồi giáo), giành quyền kiểm soát nhiều khu vực rộng lớn tại Iraq và Syria, trở thành mối đe dọa khủng bố toàn cầu.
P.Nghĩa (Theo Telegraph)
NLD