Xin mời bạn đọc theo dơi bản dịch bài b́nh luận của giáo sư Noam Chomsky, một chuyên gia hàng đầu về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, "Noam Chomsky: The Leading Terrorist State" . Bài b́nh luận nhấn mạnh vai tṛ của Hoa Kỳ trong việc tạo ra những kẻ khủng bố trên khắp thế giới. Bài đăng trên blog Hiệp Sĩ Cưỡi Lừa. Noam Chomsky: Quốc Gia Khủng Bố Hàng Đầu
“Tin chính thống: Hoa Kỳ là quốc gia khủng bố hàng đầu thế giới, và tự hào về điều đó.”
Đó nên là tiêu đề cho câu chuyện nổi bật trên tờ New York Time vào ngày 15 tháng 10, vốn được đặt tiêu đề rất lịch sự “Nghiên cứu về viện trợ bí mật của CIA dấy lên thái độ hoài nghi về sự trợ giúp những kẻ nổi loạn Syria.”
Bài báo đưa tin về một đánh giá của CIA đối với các chiến dịch bí mật của Hoa Kỳ nhằm xác định hiệu quả của chúng. Nhà Trắng kết luận rằng không may mắn là thành công rất hiếm hoi nên sự cân nhắc về chính sách đă được đặt ra.
Bài báo trích dẫn lời của tổng thống Barack Obam khi nói rằng ông ta đă yêu cầu CIA thực hiện đánh giá để t́m ra các trường hợp “tài trợ và cung cấp vũ khí cho sự nổi loạn ở một quốc gia hiện nay có kết quả tốt. Và họ đă không thể t́m ra”. Do đó Obama cảm thấy miễn cưỡng về việc tiếp tục những nỗ lực kiểu này.
Đoạn đầu của bài báo trên tờ Times trích dẫn ba ví dụ chính của “viện trợ bí mật”: Angola, Nicaragua và Cuba. Trên thực tế, mỗi trường hợp là một chiến dịch khủng bố trọng yếu của Hoa Kỳ.
Angola bị Nam Phi xâm lược, mà theo Washington là bảo vệ bản thân khỏi một trong những “nhóm khủng bố tàn bạo hơn” của thế giới – Đại Hội Dân Tộc Phi của Nelson Mandela. Đó là vào năm 1988.
Sau đó chính quyền Reagan dường như đă đơn độc ủng hộ chính quyền arpartheid, ngay cả khi vi phạm các biện pháp trừng phạt của Quốc Hội để gia tăng thương mại với đồng minh Nam Phi.
Khi đó Washington ủng hộ Nam Phi bằng cách cung cấp các viện trợ thiết yếu cho quân đội Unita của tên khủng bố Jonas Savimbi ở Angola. Washington tiếp tục làm việc đó ngay cả sau khi Savimbi đă bị đánh bại hoàn toàn trong một cuộc bầu cử tự do được theo dơi kỹ càng, và Nam Phi cũng đă hủy bó sự ủng hộ của họ. Savimbi là một “quái vật khát khao với quyền lực đă mang đến nghèo khổ cùng cực cho người dân của hắn”, theo lời của Marrack Goulding, đại sứ Anh ở Angola.
Hậu quả thật kinh hoàng. Một cuộc khảo sát năm 1989 của Liên Hiệp Quốc ước lượng rằng sự cướp bóc của Nam Phi đă dẫn đến cái chết của 1,5 triệu người ở quốc gia láng giềng, đó là chỉ tính riêng phần của Nam Phi. Quân đội Angola cuối cùng đă đẩy lui được những kẻ xâm lược Nam Phi và kêu gọi họ từ bỏ chiếm đóng bất hợp pháp Namibia. Hoa Kỳ đă một ḿnh tiếp tục ủng hộ quái vật Savimbi.
Ở Cuba, sau thất bại trong cuộc xâm lược Vịnh Con Lợn năm 1961, tổng thống John F. Kenedy đă tiến hành một chiến dịch giết chóc và phá hủy để mang “sự kinh hoàng của trái đất” đến Cuba – theo lời một cộng sự thân tín của Kenedy, sử gia Arthur Shlesinger, trong tiểu sử bán chính thức của Robert Kennedy, người được gán trách nhiệm về cuộc chiến tranh khủng bố.
Sự tàn ác đối với Cuba là rất kinh khủng. Các kế hoạch khủng bố lên đến cực điểm trong cuộc nổi dậy vào tháng 10 năm 1962, dẫn đến cuộc xâm lược của Hoa Kỳ. Hiện nay, giới học giả thừa nhận rằng đó là lư do khiến thủ tướng Nga Nikita Khrushchev đặt tên lửa ở Cuba, khởi đầu cho cuộc khủng hoảng đến gần chiến tranh hạt nhân. Bộ trưởng Quốc Pḥng Robert McNamara sau đó đă thừa nhận rằng nếu ông ta là lănh đạo Cuba th́ ông ta “sẽ tiên lượng một cuộc xâm lược của Hoa Kỳ”
Cuộc tấn công khủng bố của Hoa Kỳ vào Cuba tiếp diễn hơn 30 năm. Chi phí mà Cuba phải gánh chịu dĩ nhiên là khắc nghiệt. Số lượng nạn nhân, hiếm khi được nghe thấy ở Hoa Kỳ, được báo cáo chi tiết lần đầu tiên trong một nghiên cứu của học giả Canada Keith Bolender vào năm 2010, “Tiếng nói từ phía khác: Một lịch sử truyền miệng về chủ nghĩa khủng bố chống Cuba”.
Thiệt hại trong cuộc chiến tranh khủng bố kéo dài được khuếch đại bởi lệnh cấm vận chí mạng, thứ vẫn tiếp tục thách thức cả thế giới cho đến ngày nay. Vào ngày 28 tháng 10, Liên Hiệp Quốc lần thứ 23 xác nhận “sự cần thiết phải chấm dứt các cấm vận kinh tế, thương mại, tài chính do Hoa Kỳ áp đặt đối với Cuba”. Kết quả bỏ phiếu là 188 thuận và 2 chống (Hoa Kỳ, Israel), với ba đảo quốc độc lập ở Thái B́nh Dương thuộc Hoa Kỳ bỏ phiếu trắng.
Hiện nay, một số phản đối lệnh cấm vận đă lên cao ở Hoa Kỳ, ABC News đưa tin, bởi v́ “đă từ lâu không c̣n cần thiết” (trích dẫn cuốn sách mới của Hillary Clinton “Những sự lựa chọn khó khăn”). Học giả người Pháp Salim Lamrani đánh giá chi phí cay đắng của người Cuba trong cuốn sách của ông ta vào năm 2013 “Cuộc chiến kinh tế chống Cuba”.
Nicaragua khó có thể không đề cập. Cuộc chiến tranh khủng bố của tổng thống Ronald Reagan đă bị Ṭa Án Quốc Tế lên án, họ yêu cầu Hoa Kỳ ngừng “sử dụng vũ lực bất hợp pháp” và bồi thường.
Washington phản hồi bằng cách gia tăng chiến tranh và phủ quyết một nghị quyết năm 1986 của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc kêu gọi mọi quốc gia – có nghĩa là cả Hoa Kỳ - tôn trọng luật pháp quốc tế.
Một ví dụ khác về chủ nghĩa khủng bố được kỷ niệm vào ngày 16 tháng 10, lễ tưởng niệm lần thứ 25 ngày 6 mục sư ḍng Jesuit ở San Salvador bị một đơn vị khủng bố của quân đội Salvador sát hại. Quân đội Salvador được Hoa Kỳ vũ trang và huấn luyện. Theo lệnh của tư lệnh cấp cao quân đội, các binh lính xông vào trường đại học ḍng Jesuit để giết hại các mục sư và mọi nhân chứng – bao gồm cả gia nhân và con gái của họ.
Sự kiện này đẩy những cuộc chiến tranh khủng bố của Hoa Kỳ ở Trung Mỹ lên đến cực điểm vào những năm 1980, nhưng hậu quả th́ đến nay vẫn c̣n xuất hiện trên trang nhất báo chí trong các bản tin về “tị nạn bất hợp pháp”, chạy trốn khi không có bất cứ cách nào thoát khỏi hậu quả của của vụ tàn sát đó, và bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ để sống sót nếu họ có thể, trong đống hoang tàn đổ nát của quê nhà.
Washington cũng vô địch thế giới trong kiến tạo khủng bố. Cựu chuyên gia phân tích CIA Paul Pillar cảnh báo về “tác động h́nh thành sự oán giận của các cuộc tấn công của Hoa Kỳ” ở Syria, có thể xui khiến các tổ chức jihad Jabhat al-Nusra và Nhà Nước Hồi Giáo “hàn gắn sự chia rẽ vào năm ngoài và cùng tiến hành các chiến dịch chống lại sự can thiệp của Hoa Kỳ bằng coi chúng là cuộc chiến chống lại Hồi giáo”.
Cho đến hiện giờ, những hậu quả tương tự của các chiến dịch của Hoa Kỳ đă phát tán chủ nghĩa jihad từ một góc của Afghanistan sang một phần lớn thế giới.
Biểu hiện rụt rè nhất của chủ nghĩa jihad là Nhà Nước Hồi Giáo, hay ISIS, thiết lập đế chế giết chóc của họ ở những khu vực rộng lớn của Iraq và Syria.
“Tôi nghĩ Hoa Kỳ là một trong những người kiến tạo chủ chốt của tổ chức này”, cựu chuyên viên phân tích CIA Grahm Fuller, một nhà b́nh luận xuất sắc về khu vực đó, cho biết. Ông ta bổ sung thêm: “Hoa Kỳ không lập kế hoạch tạo ra ISIS, nhưng sự can thiệp phá hủy của họ ở Trung Đông và cuộc chiến Iraq là nguyên nhân căn bản sinh ra ISIS”.
Chúng ta có thể bổ sung chiến dịch khủng bố lớn nhất thế giới vào đó: Dự án ám sát toàn cầu đối với “những kẻ khủng bố” của Obama. “Tác động h́nh thành sự oán giận” của những cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và lực lượng đặc nhiệm đă quá rơ để có thể b́nh luận thêm.
Đây là một kỷ lục cần phải lo ngại.
© 2014 Noam Chomsky
Distributed by The New York Times Syndicate
|