(VnMedia) - Xă hội ngày càng phát triển, ngày càng có nhiều người bị rối loạn tâm thần sau những sang chấn tâm lư. Hiện tượng này đă gây trở ngại cho các mối quan hệ của bệnh nhân và gây khó khăn trong công tác chẩn đoán, điều trị bệnh.
Rối loạn tâm thần sau sang chấn hay Hội chứng chấn thương tâm lư là một rối loạn tâm lư, biểu hiện bằng các triệu chứng lo âu rơ rệt sau khi phải đương đầu với sự kiện gây tổn thương và vẫn tiếp tục kéo dài sau đó khi sự kiện đă kết thúc từ lâu. Bệnh c̣n gọi là rối loạn stress sau chấn thương hoặc rối loạn tâm căn sau sang chấn, theo phân loại nó thuộc nhóm bệnh liên quan đến Stress (Căng thẳng).
Bệnh hay gặp ở những người từng trải qua các biến cố gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và thể chất như thiên tai, chiến tranh, bạo hành, tai nạn...Bệnh thường gặp ở phụ nữ, nhất là ở phụ nữ trẻ..
Bác sỹ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng pḥng Pḥng Điều trị bệnh nhân tâm thần nam và Điều trị nghiện chất, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, tỷ lệ mắc bệnh rối loạn tâm thần chiếm 0,7 đến 1,2 dân số, trong đó, bệnh nhân bị rối loạn tâm thần sau sang chấn tâm lư ngày càng tăng chiếm 25%, (Năm 1995 chiếm 8%. Năm 2005 chiếm 16% và năm 2015 sẽ là 25%).
Bác sỹ Nguyễn Văn Dũng cho biết thêm, tại Viện Sức khỏe tâm thần mỗi tháng có từ 3.000-3.600 bệnh nhân đến khám sức khỏe tâm thần, trong đó một phần ba là bệnh nhân mắc bệnh tâm thần sau sang chấn tâm lư.
Theo bác sĩ Dũng, rối loạn tâm thần biểu hiện rất đa dạng với các triệu chứng giống như các bệnh thực thể của hệ thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá … nhưng không có bằng chứng của tổn thương. Đặc điểm cơ bản của rối loạn này là bệnh nhân có biểu hiện tăng cảm xúc, tăng tính ám thị và tự ám thị và có thể điều trị nhanh khỏi bằng liệu pháp tâm lư ám thị.
Triệu chứng khi bị bệnh rối loan tâm thần
Triệu chứng bệnh rối loan tâm thần rất phong phú và đa dạng. Các triệu chứng bệnh có thể “bắt chước” nhiều triệu chứng của các bệnh khác.
Rối loạn vận động: Rất đa dạng như lắc đầu, gật đầu, nháy mắt, múa giật, múa vờn... Hay gặp nhất lại là run toàn thân hoặc run cục bộ một phần cơ thể, run tăng lên khi chú ư. Triệu chứng liệt phân ly cũng hay gặp ở các mức độ khác nhau, gặp cả liệt cứng và liệt mềm, một chi, hai chi hoặc cả tứ chi, nhưng trương lực cơ không thay đổi. Có thể gặp chứng rối loạn phát âm như khó nói, nói lắp, không nói. Các triệu chứng trên không phù hợp với phân vùng thần kinh chi phối hoặc cơ quan phát âm không bị tổn thương.
Rối loạn cảm giác: Rối loạn cảm giác thường gặp trong phân ly là cảm giác đau. Các khu vực mất cảm giác không đúng với vùng định khu của thần kinh cảm giác. Tăng cảm giác đau trong phân ly phức tạp hơn nhiều, dễ làm cho người ta nhầm với các triệu chứng đau “thực vật” và đau ngoại khoa như đau viêm ruột thừa, đau giun chui ống mật, đau vùng trước tim, đau dây thần kinh hông...
Rối loạn các giác quan: mù, điếc phân ly, mất vị giác và khứu giác phân ly, các rối loạn thực vật - nội tạng phân ly…
Rối loạn tâm thần: quên, rối loạn cảm xúc, rối loạn tư duy...
Sững sờ phân ly: Vận động tự chủ giảm hoặc mất, người bệnh nằm hoặc ngồi bất động trong thời gian dài. Không nói và không hoạt động, không có các đáp ứng với một số kích thích như tiếng động, ánh sáng. Bệnh nhân không mất ư thức, hai mắt mở hoặc nhắm nghiền, không có các rối loạn cơ thể hoặc tâm thần khác liên quan đến trạng thái sững sờ. Cần phân biệt với sững sờ căng trương lực, sững sờ trầm cảm.
Các rối loạn lên đồng và bị xâm nhập: Bệnh nhân mất ư thức tạm thời. Hành động của cá nhân như một nhân cách khác, một linh hồn khác, một vị thần hoặc một lực lượng nào đó điều khiển. Xuất hiện một số động tác, tư thế, lời nói hạn chế và lặp lại. Các rối loạn đó xuất hiện không tự ư, không mong muốn và xuất hiện, cần phân biệt với hội chứng tâm thần tự động hoặc hoang tưởng bị chi phối thường gặp trong bệnh tâm thần phân liệt.
Ảnh minh họa. Nguyên nhân gây bệnh
Hiện nay, chưa t́m thấy tổn thương nào ở năo bộ là nguyên nhân gây ra bệnh này. Theo các chuyên gia th́ đây là các rối loạn này mang tính chức năng. Nguyên nhân chủ yếu của các rối loạn này là các chấn thương tâm lư hoặc hoàn cảnh xung đột. Đó là những chấn thương gây cảm xúc mạnh như lo sợ cao độ, tức giận quá mức, thất vọng nặng nề...
Theo nghiên cứu của các chuyên gia th́ các rối loạn tâm thần xảy ra là do sự kết hợp chặt chẽ về mặt thời gian với các sự kiện gây sang chấn, những vấn đề không giải quyết và căng thẳng về thần kinh với các yếu tố “tâm sinh” của người bệnh. Các rối loạn này thường phát sinh một thời gian ngắn sau khi chấn thương. Đôi khi khó t́m thấy dấu vết của các chấn thương tâm lư, nhất là các trường hợp tái phát nhiều lần.
Trong rối loạn stress cơ chế ám thị và tự ám thị đóng một vai tṛ quan trọng. Trong một môi trường làm việc, học tập căng thẳng hoặc các mâu thuẫn không thể giải quyết…Các rối loạn này xuất hiện như một cơ chế tự pḥng vệ nhằm để bảo vệ thần kinh khỏi những sang chấn tâm lư trong một nỗ lực nhằm giảm bớt đi cảm nhận khó chịu về lo âu và bất lực. V́ vậy, những triệu chứng của rối loạn thường rất đột ngột, liên quan đến những sang chấn về tâm lư
Về vai tṛ của năo bộ trong rối loạn, nhiều nghiên cứu cho thấy, có sự giảm sút khả năng kiểm soát có ư thức và có chọn lọc ở một mức độ của vỏ năo có thể thay đổi từ ngày này sang ngày khác hoặc từ giờ này sang giờ khác. Người ta nhận thấy khi hoạt động của vỏ năo suy yếu sẽ không kiểm soát được dưới vỏ, như vậy sẽ không kiềm chế được cảm xúc và những chức năng khác của vùng dưới vỏ. Trước kích thích mạnh của sang chấn, khi vỏ năo ở trạng thái ức chế sẽ không điều ḥa được vùng dưới vỏ nên hoạt động của vùng này tăng và xuất hiện các triệu chứng đa dạng của rối loạn phân ly.
Cách điều trị
- Chủ yếu bằng liệu pháp ám thị khi thức bằng lời nói mang tính cương quyết và khẳng định của thầy thuốc hoặc kết hợp với những biện pháp phụ trợ như dùng thuốc mang tính placebo, bấm huyệt, châm cứu… gây cho bệnh nhân tin tưởng và làm mất đi các triệu chứng chức năng.
- Sử dụng liệu pháp ám thị trong giấc ngủ thôi miên nếu điều trị ám thị khi thức không thành công.
- Cần chú ư tới thái độ đối với bệnh nhân : Không cho là trẻ giả vờ v́ đây là một trạng thái bệnh lư thật sự, không coi thường, không chế giễu hắt hủi bệnh nhân. Ngược lại cũng nên tránh thái độ quá chiều chuộng, quá lo lắng, vô t́nh ám thị làm cho người bệnh tưởng rằng bệnh quá nặng điều trị sẽ khó khăn.
- Điều chỉnh hoạt động thần kinh cao cấp và tăng cường cơ thể giúp chống đỡ với sang chấn tâm lư bằng các thuốc : Bronua, an dịu giải lo âu (Seduxen), các sinh tố (B1, B6, C…), các yếu tố vi lượng (canxi, magie…).
- Phối hợp với các liệu pháp tâm lư khác như vui chơi nhóm, lao động, nhận thức – hành vi.
Minh Hải