Văn Quang – Viết từ Sài G̣n
Hầu như cả thế giới ngày nay đang lo sợ bệnh Ebola lây lan khá mạnh. Nhưng dù sao nó cũng là thứ bệnh thuộc về thân thể hay thuộc về vật chất, một ngày nào đó nó sẽ được chữa lành như bao nhiêu thứ bệnh dịch khác con người đă trải qua. C̣n bệnh vô cảm là thứ bệnh trong tâm con người, khó có thuốc nào trị lành nếu xă hội không thay đổi và chính cái TÂM con người phải tự chữa trị.
Ngày nay bệnh vô cảm ở VN đang có chiều hướng trở thành một căn bệnh xă hội. Bệnh này, không chỉ người dân mà tầng lớp cán bộ - những người được gọi là "công bộc của dân" và ngay cả những người được gọi là trí thức cũng mắc phải.
Nhiều tiểu thương nán lại thẫn thờ nh́n công tŕnh kiến trúc hơn 130 năm đă từng gắn bó cuộc đời ḿnh.
Bệnh vô cảm trong hệ thống công quyền thể hiện ở sự thờ ơ, ở các chiêu gây khó khăn, cản trở, thấy việc cần phải làm nhưng không làm hoặc đặt ra những đ̣i hỏi trái khoáy, cố t́nh kéo dài để vụ lợi... khiến người dân, doanh nghiệp, các tổ chức xă hội khi đến hệ thống công quyền đều không hài ḷng, thậm chí bất b́nh. Không thiếu những "công bộc" buộc dân phải đến tŕnh bày lần này lượt khác, t́m cách ṿi vĩnh rồi mới giải quyết. Và c̣n hàng ngàn những thí dụ khác bất chấp quyền lợi của dân, dù là dân nghèo mạt rệp, buông mặc những cuộc sống lay lắt chở chết để mưu quyền lợi cho bản thân và phe nhóm của ḿnh. Nó cũng y chang cái kiểu khi vào bệnh viện cấp cứu, không có tiền th́ cứ việc nằm ngoài hè chờ chết. Dư luận gần đây nóng lên sự vô cảm, tắc trách của nhân viên y tế dẫn đến cái chết oan uổng của người dân. Thầy giáo gạ t́nh với nữ học sinh để đổi lấy điểm. Rồi những vụ oan sai nghiêm trọng trong ngành tư pháp cho thấy bệnh vô cảm đang diễn ra cả trong những lănh vực cứu người, dạy người và bảo vệ công lư.
Chiếc cổng h́nh tháp bút trăm tuổi ở “Làng tiến sĩ” được nhiều du khách chiêm ngưỡng và ca ngợi.
Như vậy, trên b́nh diện xă hội, bệnh vô cảm đă phản ảnh sự suy giảm nền tảng đạo đức và tinh thần của xă hội. Nó làm cho con người không dám tin vào điều thiện, không dám đứng lên chiến đấu chống cái xấu và cái ác. Cái thiện và cái tốt sẽ bị cái xấu, cái ác tấn công, xâm hại; lẽ phải bị phủ nhận, công lư bị đẩy lùi. Và cái đáng lo sợ hơn chính là người ta coi đó như một chuyện b́nh thường, bởi quanh ḿnh ai cũng như thế cả. Người ta có thể thản nhiên đứng nh́n cảnh một kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu, người ta coi như không nh́n thấy kẻ gian móc túi trên xe buưt hoặc một vụ cướp giật trên hè phố, mặc dù việc đó xẩy ra sờ sờ trước mắt. Một vụ tai nạn trên đường vắng, nạn nhân nằm trên vũng máu, xe gây ra tai nạn đă bỏ chạy mất tăm, c̣n bao nhiêu xe khác vẫn vun vút lao qua v́ "quá bận,” "quá vội”... Thậm chí, một chiếc xe chở hàng bị nạn, nhiều người c̣n xúm lại tranh nhau hôi của. Ghê sợ hơn, chuyện tài xế xe hơi gây tai nạn c̣n cố t́nh quay xe lại cán hoặc chèn cho người ta chết hẳn để đền một thể, v́ họ nghĩ rằng, nếu c̣n sống mà bị thương tật, họ phải nuôi dưỡng, tổn phí gấp nhiều lần, vậy mà nhiều người vẫn chỉ biết trơ mắt ra đứng nh́n.
Thương Xá Tax di tích trăm năm của Sài G̣n
Tại sao người ta không can thiệp? Bởi người ta sợ liên lụy, mang vạ vào thân. Dần dần h́nh thành lối sống thực dụng trong một số khá đông người Việt Nam. Người ta vô cảm trước nỗi đau của đồng loại.
Trong lịch sử, chưa bao giờ dân ta có bệnh vô cảm như ngày nay
Lư giải cho căn nguyên của bệnh vô cảm, TS Trịnh Trung Ḥa phân tích: "Người Việt chúng ta từ xưa đến nay luôn có truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, yêu thương, sẻ chia với đồng loại. Trong lịch sử, chưa bao giờ dân ta có bệnh vô cảm. Thế nhưng, gần đây, giữa nền kinh tế thị trường, lối sống chạy theo cái "tôi" nên người ta thờ ơ trước nỗi đau đồng loại. Nguyên nhân đầu tiên là do sự chuyển hóa sang cơ chế thị trường, mạnh được yếu thua, một số người có tâm lư việc không liên quan đến ḿnh th́ mặc kệ.”
Chị Lâm Thị Vân, một người dân Sài G̣n, đứng lặng khóc khi nghe loa thông báo Thương Xá Tax đóng cửa.
Nếu là căn bệnh xă hội th́ nguyên nhân tổng hợp bao gồm các yếu tố mang tính xă hội, kinh tế, văn hóa và chính trị.
Có những ông già ngồi lặng nh́n Thương Xá Tax lần cuối
Câu “thành ngữ” “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” hoặc nói như mấy cậu thanh niên là cứ theo “chủ nghĩa Mắc Kê Nô” đă phổ biến trong xă hội khi con người v́ tư lợi cá nhân. TS. Tô Văn Trường, thành viên Ban chủ nhiệm chương tŕnh nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Nhà nước của Bộ Khoa học - Công nghệ cho rằng: "Ở nước ta hiện nay, bệnh vô cảm gần như trở thành một căn bệnh xă hội có sức lây nhiễm cao. Đối tượng mắc bệnh này rất rộng răi, đủ loại người, bao gồm cả những người có học, hiểu biết rộng, tôn trọng luật pháp.”
TS Trịnh Trung Ḥa cho rằng, những hành vi của căn bệnh vô cảm đang "tác oai tác quái" lên xă hội chúng ta hiện nay. Người vô cảm thường ngại phiền phức, họ không dám tố giác, ngăn chặn kẻ gây ra tội ác. Như thế chính họ lại gây ra tội ác một cách vô thức. Từ chuyện hè phố đến chuyện lớn hơn của những người có trách nhiệm với xă hội. Bệnh vô cảm xảy ra ở nhiều cấp độ khác nhau. Có một chuyện lớn hơn thuộc về lương tâm và trách nhiệm đối với lịch sử đang gây ra một luồng sóng dữ dội âm thầm trong ḷng những người Sài G̣n. Người ta đang hỏi đó có phải là một cách làm “vô cảm” không?
Sự bảo vệ di tích xưa
Thưa bạn đọc, tôi đă từng viết về Thương Xá Tax cùng với nỗi thương tiếc thăm thẳm trong bài “60 năm Sài G̣n trong tôi” cách đây gần hai tháng vào ngày 29 tháng 8-2014 nhưng hầu như đó là tâm sự của riêng tôi, chưa phải là của hầu hết những người dân Sài G̣n. Đến nay, sau khi Thương Xá Tax đă đóng cửa im ĺm, dư luận lại đang bùng dậy với những tiếc thương, những băn khoăn và những đề nghị từ trong tâm huyết của những người đă từng sống, đang sống ở thành phố này.
Đúng 14 giờ ngày 25/9/2014, loa thông báo của ban quản lư vang lên: “Thương Xá Tax ngừng hoạt động.” Những giọt nước mắt đă rơi trên mặt những người yêu quư thương xá này. Những tiểu thương đă từng gắn bó với Thương Xá Tax ngồi ngẩn ngơ, lưu luyến với nơi làm ăn sinh sống qua nhiều đời.
Không những thế, đến ngay cả người nước ngoài cũng đă có những đề nghị với chính quyền thành phố về việc bảo tồn di tích lích sử này.
Cầu thang màu vàng rất đặc biệt của Thương Xá Tax
Quả thật tôi cảm thấy rất xấu hổ với các vị người nước ngoài đă thiết tha quan tâm đến di tích lịch sử trên ngay mảnh đất quê hương của tôi. Và đă có nhiều lời chỉ trích khá nặng nề của người dân trong nước về cái thứ bệnh vô cảm của những người có trách nhiệm.
Tay vịn có h́nh con gà và cầu thang uốn trong Thương Xá Tax
Phải chăng đó là bệnh vô cảm đang tán phá tâm hồn văn hóa dân tộc?
Bạn Hoàng Xuân đă viết trên tờ VN Exprerss:
“Vào những ngày cuối cùng trước khi Tax đóng cửa, nhiều người dân Sài G̣n, ăn mặc giản dị, dắt cả gia đ́nh ngồi cùng nhau trên những chiếc ghế băng nhỏ cũ kỹ bằng gỗ đặt sát lan can phần thông tầng, lặng ngắm Tax như không thể no mắt. Những người khác thi nhau chụp ảnh với con gà đồng hay từng góc một của chiếc cầu thang. Rất nhiều người khi biết Tax sẽ bị đập toàn bộ đă thảng thốt hỏi cách mua lại những chi tiết nói trên, mà theo họ, đă cất giữ một phần hồn Sài G̣n và cả một phần đời trong họ.” Vâng, Tax đă có mặt ở Sài G̣n này hơn 100 năm.
Sàn lót gạch mosaic quư hiếm nên được bảo tồn
Phải chăng đó là một thứ bệnh vô cảm đang tàn phá tâm hồn và văn hóa đất nước. Những người nước ngoài sợ rằng nó sẽ tàn phá một phần văn hóa của nhân loại. Bạn thấy ǵ khi đọc văn thư này của Tổng lănh sự quán Phần Lan?
Giới ngoại giao đề nghị bảo tồn một phần Thương xá Tax
Đại diện Tổng Lănh Sự Quán Phần Lan tại TP Sài G̣n vừa gởi một lá thư cho UBND TP Sài G̣n và Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch VN đề nghị một số giải pháp nhằm giúp bảo tồn một phần Thương Xá Tax bị phá dỡ để xây dựng thành một trung tâm thương mại cao 40 tầng.
Nội dung lá thư cho thấy giải pháp được đề nghị trước tiên là giữ nguyên trạng “phần sảnh lobby chính, cùng sàn lót gạch mosaic và cầu thang chính của Thương Xá Tax” để sau này sẽ được “tích hợp vào phần thiết kế của ṭa nhà mới sẽ được xây dựng thay thế.”
C̣n nếu giải pháp trên không được thực hiện th́ lá thư đề nghị “sẽ có một giải pháp khác để tháo dỡ, di chuyển và giữ lại các phần thiết kế (sàn khảm mosaic, lan can, tay vịn và các đầu cầu thang chạm trổ) của cầu thang và lobby sảnh chính.”