Sơ cứu, cấp cứu đúng cách khi bị rắn cắn trước khi đến bệnh viện làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn...
Chiều ngày 16.10, anh Lô Văn Toản (37 tuổi), Phó trưởng công an xă Xá Lượng (H.Tương Dương, Nghệ An này đă tử vong do bị rắn cạp nia cắn. Anh nhập viện với các triệu chứng: tức ngực, khó thở, tay sưng to, một giờ sau đó đă tử vong. Sự việc này cho thấy một số người c̣n ỷ y và thiếu kiến thức sơ cứu căn bản trong trường hợp lỡ bị rắn cắn. Bác sĩ Bùi Trọng Hợp, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Trưng Vương, TP.HCM chia sẻ cách xử lư rắn cắn trước khi đưa nạn nhân đến cơ sở y tế.
Trong trường hợp không may bị rắn cắn thay v́ bạn hoang mang lo sợ hoặc phải cố gắng đập chết thủ phạm th́ ta cần nhanh chóng sơ cấp cứu, rồi đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được giúp đỡ.
Quan trọng là bạn cần thật b́nh tĩnh để có thể giúp đỡ khác hoặc tự cứu lấy ḿnh.
Việc sơ cấp cứu trước khi đến bệnh viện làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn. Giúp cho nạn nhân có đủ thời gian di chuyển đến cơ sở y tế. Đồng thời bảo vệ được tính mạng và phần nào ngăn chặn được các biến chứng có thể xảy ra với nạn nhân.
Cách sơ cấp cứu
Bạn cần giữ được b́nh tĩnh để có thể động viên và giúp đỡ nạn nhân hoặc bản thân.
Không để bạn nhân cử động, nên bất động chân tay để tránh nọc xâm nhập vào cơ thể nhanh hơn.
Cởi bỏ đồ trang sức ở vùng bị rắn cắn để tránh gây chèn ép nếu vết cắn sưng nề.
Áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường): băng ép bất động để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt. Không băng ép khi rắn lục cắn v́ có thể làm vết thương nặng thêm.
Vận chuyển bệnh nhân bằng phương tiện đến cơ sở y tế đồng thời duy tŕ băng ép, bất động. Nếu bệnh nhân khó thở th́ hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay..).
|
Phân biệt rắn độc hay rắn không độc rất khó, nên cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện |
Kỹ thuật ép băng bất động
Bạn cần dùng băng rộng khoảng 10 cm, nếu có điều kiện dài ít nhất khoảng 4,5 m. Có thể băng chun giăn, băng vải, hoặc tự tạo từ khăn, quần áo. Không cố cởi quần áo v́ dễ làm chân, tay phải vận động, có thể băng đè lên quần áo. Băng không quá chặt (đủ để luồn một ngón tay giữa các nếp băng, c̣n sờ thấy mạch máu đập).Bắt đầu băng từ ngón chân, tay đến hết toàn bộ chân, tay bị cắn. Dùng nẹp cứng (nẹp, miếng gỗ, que, miếng b́a cứng,...) cố định chân, tay với nẹp.
Vết cắn ở bàn tay, ngón tay, cẳng tay:Băng ép bàn tay, cẳng tay. Dùng nẹp cố định cẳng tay và bàn tay. Dùng khăn hoặc dây treo quàng lên cổ bệnh nhân. Duy tŕ băng ép bất động tới khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế có khả năng cấp cứu hồi sức hoặc huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu (bác sỹ là người quyết định tháo băng ép hay không).
Vết cắn ở thân ḿnh: ép lên vùng bị cắn nhưng không làm hạn chế cử động ngực nạn nhân.
Vết cắn ở vùng đầu, mặt, cổ: khẩn cấp vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.
Lưu ư
Không băng bó quá chặt v́ có thể khiến hoại tử phần chân hoặc tay bị rắn cắn. Nhiều trường hợp nạn nhân phải cắt bỏ chi v́ băng bó quá chặt.
Không trích, rạch, trâm, chọc vào vết cắn để tránh nhiễm trùng vết thương.
Không hút nọc độc nếu áp dụng đúng có thể khiến vết thương nặng hơn.
Không áp dụng các phương pháp dân gian như dùng lá cây, đá chữa rắn cắn, chườm nước đá…có thể làm chậm trễ việc cấp cứu cho nạn nhân gây nguy hiểm đến tính mạng.
Không cố gắng bắt hoặc giết rắn. Nếu rắn đă chết hoặc bắt được rắn phải đem cùng với bệnh nhân đến bệnh viện để nhận dạng.Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận v́ ngay cả đầu rắn đă chết vẫn có thể cắn người, cần thận trọng khi mang rắn.
Đề pḥng rắn cắn
Không ngủ trực tiếp trên nền nhà
Mang ủng cao khi đi vào rừng hoặc khu vực nhiều cỏ
Dùng đèn nếu di chuyển ở rừng vào ban đêm
Không tạo điều kiện cho rắn lưu trú gần ḿnh như: các đống gạch vụn, đống đổ nát, đống rác, tổ mối, nơi nuôi các động vật của gia đ́nh.
Hải Nam
Phân biệt rắn độc hay không độc
Để phân biệt rắn độc hay không độc sẽ rất khó. Bạn có thể nhận biết rắn độc bằng cách dựa trên đặc điểm bên ngoài của chúng như: Rắn hổ mang (khi chuẩn bị tấn công th́ cổ bạnh, phát âm thanh đặc trưng), rắn cạp nong (thân ḿnh "khúc vàng khúc đen"), rắn cạp nia (thân ḿnh "khúc trắng khúc đen"), họ rắn lục (đầu to h́nh thoi hoặc tam giác).
Rắn độc có thường có hai răng độc lớn (c̣n gọi là móc độc) và thường ở vị trí răng cửa hàm trên. Do đó khi cắn thường để lại vết cắn đặc trưng có thể giúp phân biệt rắn độc. Răng độc đóng vai tṛ như một kim tiêm dưới da hoặc tiêm vào bắp thịt (một số trường hợp hiếm gặp th́ tiêm trực tiếp tĩnh mạch) dẫn nọc độc vào cơ thể nạn nhân. Một số loại rắn hổ mang mặc dù ở cách nạn nhân một khoảng cách vẫn có thể phun nọc độc về phía nạn nhân và gây tổn thương mắt, có thể từ đó gây nhiễm độc toàn thân.
Đa phần khi bị rắn hổ nói chung cắn phải nạn nhân thường sẽ liệt (gây khó thở), loạn nhịp tim, tổn thương các cơ, tổn thương vùng vết cắn lan rộng, suy thận. C̣n đối với rắn lục nạn nhân thường sẽ bị dễ bị chảy máu, tổn thương vùng vết cắn lan rộng, tổn thương cơ, suy thận.