Bệnh tiểu đường là bệnh mà cơ thể thiếu hoặc không có insulin do tuyến tụy gây ra. Đây là bệnh liên quan đến nội tiết. Tiểu đường có nhiều nguyên nhân gây ra. Chẳng hạn: yếu tố di truyền, hay chế độ sinh hoạt (lười vận động và tập thể dục), chế độ ăn uống (ăn đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ…dễ gây béo ph́) đều có thể làm bạn có nguy cơ cao mắc tiểu đường. Tiểu đường bao gồm 2 loại chính là tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2. Trẻ em và những người ở độ tuổi vị thành niên (10-15 tuổi) nếu mắc bệnh sẽ được xếp vào tiểu đường type 1, c̣n những người trên 40 tuổi và những người bị béo ph́ mà mắc bệnh sẽ được xếp vào tiểu đường loại 2.
Điều trị bệnh tiểu đường là một quá tŕnh lâu dài và phải kiên tŕ. V́ nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, có hại cho cơ thể. Các biến chứng nguy hiểm có thể gặp là: cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, xơ vữa mạch máu, đục thủy tinh thể, mù mắt, nhiễm trùng da, bàn chân, đường tiểu.
Chế độ ăn uống đặc biệt quan trọng với người bị tiểu đường. Ăn uống như thể nào để có thể kiểm soát lượng đường trong máu, để lượng đường trong máu không quá cao sau khi ăn là điều rất quan trọng và cần thiết. Đây là điều tiên quyết trong điều trị bệnh tiểu đường.
Người bị bệnh tiểu đường không được bỏ bữa, ăn đều và ít, vừa phải trong mỗi bữa ăn. Có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
Tuyệt đối không được ăn các loại thực phẩm có đường hấp thu nhanh, như: bánh kẹo, nước ngọt, bánh gato, mứt… và hạn chế ăn các loại thức ăn giàu tinh bột như cơm, ḿ, cháo…
Hạn chế ăn các loại nội tạng và da động vật. Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn cá hơn là ăn thịt, ăn cá nạc, ít mỡ.
Hạn chế ăn nhiều muối, người bị bệnh tiểu đường nên ăn nhạt. Không ăn các loại đồ hộp, thức ăn chế biến sẵn, như: đồ hộp, khoai tây chiên, gà rán, pate, gị chả, lạp xưởng…
Ăn nhiều trái cây tươi ít ngọt như thanh long, bưởi, cam, lê, mận…
Uống đủ nước hàng ngày, không nên uống dưới 2 lít một ngày.
Bổ sung nhiều các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau cải, bầu bí, mướp đắng, các loại đậu.
Người bị tiểu đường c̣n nên năng tập thể dục. Tập thể dục có tác dụng tốt cho tim mạch, khiến kiểm soát dễ dàng lượng đường trong máu hơn. Người bị tiểu đường có thể lựa chọn các môn thể thao sau: chạy bộ, đi bộ, đi xe đạp, bơi lội… mỗi tuần tập ít nhất 4-5 giờ, nửa giờ cho mỗi lần luyện tập. Tránh những bài tập cần cường độ mạnh, sức chịu đựng cao như: tập tạ, hít đất v́ huyết áp sẽ dễ bị tăng nhanh.
Ngoài các chế độ ăn uống, luyện tập thích hợp, bệnh nhân tiểu đường phải đi khám bác sĩ thườn xuyên để nhanh chóng có những điều chỉnh phù hợp với diễn biến của bệnh và ngăn ngừa những biến chứng xảy ra.
Hiện nay th́ chưa có một phương pháp nào có thể điều trị bệnh tiểu đường khỏi hẳn. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có một cuộc sống tốt đẹp và ư nghĩa nếu như họ biết cách kiểm soát tốt lượng đường trong máu thông qua việc kiểm soát ăn uống chất bột đường, vận động cơ thể, tập luyện thể dục thường xuyên và kiểm soát trọng lượng cơ thể để không bị béo ph́.
Greenprotech