Thêm một giải đấu lớn vừa đi qua nhưng có một chuyện dù đă cũ nhưng vẫn rất mới với người hâm mộ bóng đá Việt Nam.Chưa có một thống kê cụ thể nào nhưng số người than phiền về chất lượng b́nh luận viên là vô cùng nhiều – điều chưa từng xảy xa với thế hệ trước đây.
Số không phản ứng mạnh mẽ, th́ nói rằng ḿnh luôn tắt tiếng hoặc chuyển sang kênh tiếng Anh (thậm chí tiếng Nga hay tiếng Thái) khi nghe thấy giọng của một b́nh luận viên đă gây ác cảm từ trước. Thật khó để t́m ra một fan bóng đá khen ngợi những b́nh luận viên này. Đâu là nguyên nhân?
Tại một đài truyền h́nh lớn ở Việt Nam, có bộ ba b́nh luận viên trẻ luôn là đề tài đàm tiếu trên mạng.
Ngoài những câu nói hớ, vấn đề gây bức xúc nhất với người xem là cách phát âm tên của các cầu thủ. Tất nhiên không phải tự dưng mà các b́nh luận viên này làm vậy, đó trước tiên là nỗ lực t́m ṭi cái mới, có thể là nghe các trận đấu tiếng nước ngoài để học hỏi.
Điều đó cần phải đầu tư thời gian và vốn ngoại ngữ tương đối, và mục đích nhiều khả năng là để Việt Nam bắt kịp với thế giới. Nhưng ngôn ngữ quả là một vấn đề vô cùng phức tạp.
"Ngoài những câu nói hớ, vấn đề gây bức xúc nhất với người xem là cách phát âm tên của các cầu thủ."
Phát âm theo cách mới có chính xác?
Điều đó không ai có thể dám chắc 100%. Dù có nghe b́nh luận viên nước ngoài đi chăng nữa nhưng nếu đó là người Anh, ai dám khẳng định b́nh luận viên đó sẽ phát âm được tên cầu thủ Tây Ban Nha theo tiếng Tây Ban Nha, cầu thủ Pháp theo tiếng Pháp chuẩn (thứ tiếng phát âm rất khó), tiếng Đức và Hà Lan cũng không hề đơn giản.
Nên nhớ, người Anh vẫn gọi tên sân nhà của Barcelona là “Nou Camp” dù theo tiếng Tây Ban Nha, “Camp Nou” mới là đúng!
Ngược lại, nếu b́nh luận viên là người Tây Ban Nha, chắc ǵ họ đă phát âm theo cách mà người Anh mong muốn. Theo ai đây, các b́nh luận viên Việt Nam?
“Ngôn ngữ bóng đá” của riêng ḿnh
Hăy cứ đặt giả thiết rằng cách phát âm “mới” là chính xác, nhưng nó sẽ mang lại điều ǵ?
Ngôn ngữ là của toàn dân, để ai cũng có thể nói được. Ví dụ một thứ rất phổ biến: “Television”, mỗi nước có cách gọi khác nhau.
Ở Nhật người ta phiên âm là “Te re bi”, Việt Nam th́ lại gọi là “Ti vi” hay “Vô tuyến”. Nghe đều có liên quan cả nhưng xét một cách tổng thể th́ rất khác với từ gốc và chắc chắn rằng nếu đọc cho người Anh nghe th́ họ chẳng bao giờ biết đó là thứ mà họ vẫn dùng để xem phim hay tin tức hàng ngày.
B́nh luận viên Tạ Biên Cương bị nhiều chỉ trích trong mua World Cup năm nay
Người Nhật trong khi học theo phương Tây để bắt kịp nền văn minh tiên tiến đă đọc ngấu nghiến mọi thứ của những đất nước phát triển hơn bên kia bán cầu, và họ đă có công dịch ra rất nhiều từ để cho các nước châu Á khác dùng.
“Telephone” là một trong những phát minh quan trọng nhất của loài người, Alexander Graham Bell – một người Anh đă làm ra nó. Đương nhiên ban đầu các nước Á Đông chẳng biết kêu vật này là ǵ. Người Nhật đă ghép 2 từ Hán “電: Điện” và “話: Thoại” phát âm theo cách Nhật để gọi là “Đen wa”. Từ đó, Việt Nam và Trung Quốc cũng dùng chung cách gọi này.
Cho đến nay khi tiếng Anh là thứ tiếng phổ biến ở Việt Nam, không ai về nhà mà gọi điện thoại là Telephone cả, dù có đi nước ngoài hay trên lớp phải học ngoại ngữ suốt ngày đi nữa. Đó chính là sự khác biệt về “địa lư” của ngôn ngữ.
Ra nước ngoài th́ phải phát âm sao cho họ hiểu, c̣n ở Việt Nam đương nhiên cũng phải nói sao cho người Việt Nam hiểu. Bóng đá là một môn thể thao giản dị, ít tốn kém nên được đông đảo các tầng lớp nhân dân ưa chuộng. Đặc biệt, Việt Nam vẫn là nước kinh tế kém phát triển, phần đông dân số Việt Nam là tầng lớp lao động.Bắt những người này phải đọc trẹo cả mồm theo cách phát âm chuẩn những thứ tiếng của cầu thủ quốc tế quả là điều không tế nhị.
Người hâm mộ bóng đá không quan tâm cách phát âm cầu thủ thế nào cho đúng (có được phỏng vấn bao giờ đâu mà cần), họ chỉ cần biết cầu thủ đó chơi có hay không, về b́nh luận th́ có đánh giá t́nh huống chính xác khách quan không và gọi tên cầu thủ không quá khó.
Có những lúc người xem ngỡ ngàng v́ không biết b́nh luận viên đang nói đến ai. Thông thường những cầu thủ nổi tiếng là những đối tượng được chú ư đặc biệt nên cách gọi thường xuyên thay đổi (những người ít tiếng tăm c̣n lại trong đội vẫn giữ nguyên), thành ra những cái tên thân thuộc nhất đối với khán giả bỗng chốc trở thành nhửng kẻ xa lạ.
"Các anh là b́nh luận viên bóng đá, bóng đá mới là điều quan trọng nhất trên sân chứ không phải những thứ màu mè vô nghĩa"
Một điều nữa, trong ngôn ngữ riêng của mỗi nước đều có những từ hay âm khó nghe, không hay, hạn chế dùng... nên khi quá trung thành với từ nước ngoài trong ngôn ngữ nước sở tại th́ lại trở nên rất chối tai.
Rô Bừn hay Rô Bần (Số 11 của đội tuyển Hà Lan và số 10 của câu lạc bộ Bayern Munich hiện tại) chưa dính đến từ nào phạm húy cả nhưng có cái ǵ đấy khó lọt tai. Chưa kể, nếu so sánh cách gọi cái tên Robben của các huấn luyện viên, cầu thủ và b́nh luận viên trên kênh nước ngoài th́ “Rô Bừn” hay “Rô bần” vẫn là cách phát âm ngoại ngữ vô cùng “Việt Nam”.
Tuy thế không phải ai cũng theo làn sóng này, b́nh luận viên Vũ Quang Huy vẫn giữ cách gọi có từ trước của các cầu thủ dù lên sóng chung với các b́nh luận viên mới nhưng hoàn toàn không phải do anh không biết cập nhật.
Từ hơn 10 năm trước b́nh luận viên kỳ cựu này đă nêu ra vấn đề trên. Khi t́m hiểu, rất nhiều cầu thủ nước ngoài nếu đọc đúng theo tiếng nước đó nghe sẽ rất buồn cười, ví dụ như Casirashi phải phát âm thành “Ca si rà gh́” chẳng hạn, nên đành phải theo cách cũ.
Dù cái tên “Rô Bừn” đă được cập nhật từ 2 năm trước, nhưng trong một t́nh huống có lẽ là nguy hiểm nhất trận bán kết giữa Hà Lan và Argentina mới đây, một b́nh luận viên trẻ đă hét lên “Rốp Bennnn....” và vài giây sau khi định thần, “Rốp Ben” lại trở thành “Rô Bừn”.
Trong những giây phút gay cấn con người ta thường không kiềm chế được bản năng, điều đó chứng tỏ: “Rốp Ben” mới là người ở trong thâm tâm chàng trai nọ.
Sao phải khổ thế các b́nh luận viên? Các anh là b́nh luận viên bóng đá, bóng đá mới là điều quan trọng nhất trên sân chứ không phải những thứ màu mè vô nghĩa.
Hăy tôn trọng người hâm mộ rồi sẽ được tôn trọng và yêu quư!
Bài viết phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả, hiện đang sống tại Hà Nội.
bbc