Thập kỷ vừa qua, mức lương ở Trung Quốc tăng trung b́nh 15% mỗi năm, trong khi mức lương trong ngành sản xuất ở Mỹ chỉ tăng trung b́nh 2,3% mỗi năm.
Cách đây không lâu, ư nghĩ các tập đoàn sẽ đem hoạt động sản xuất quay trở lại nước Mỹ gần như là một điều không tưởng. Tuy nhiên, đây lại là miêu tả chính xác nhất về những ǵ đang diễn ra hiện nay ở Mỹ. Và, xu hướng này được dự đoán sẽ c̣n kéo dài trong suốt thập kỷ này.
Hăy lấy Kent International – một trong những nhà sản xuất xe đạp lớn nhất của Mỹ - làm ví dụ. Có trụ sở ở Parsippany, New Jersey, công ty này đă sản xuất xe đạp ở nước ngoài trong suốt hơn 20 năm qua.
Tuy nhiên, với chi phí nhân công ở Trung Quốc tăng mạnh trong một vài năm gần đây, Kent bắt đầu xem xét liệu quay về sản xuất ở Mỹ sẽ có lợi hơn về mặt tài chính.
Mùa thu này, Kent sẽ mở một cơ sở sản xuất mới ở hạt Clarendon County, Nam Carolina. Theo kế hoạch, công ty sẽ đầu tư 4,5 triệu USD vào nhà máy này trong 3 năm tới và tuyển dụng thêm 175 lao động để có thể sản xuất gần 500.000 chiếc xe đạp mỗi năm.
Mấy chục năm nay, các công ty Mỹ vẫn thường đặt nhà máy sản xuất ở những nơi như Trung Quốc, Việt Nam hay các nước châu Á khác nhằm tận dụng lao động giá rẻ. Giờ đây, xu hướng đang đảo ngược hoàn toàn: hoạt động sản xuất lại trở về với nước Mỹ.
Mong muốn thúc đẩy nền kinh tế và tạo công ăn việc làm, những bang như Alabama, Pennsylvania và Mississippi đang cố gắng thu hút các công ty “mang nhà máy về nước Mỹ”.
Có một vài nguyên nhân dẫn đến xu hướng này. Thập kỷ vừa qua, mức lương ở Trung Quốc tăng trung b́nh 15% mỗi năm, trong khi mức lương trong ngành sản xuất ở Mỹ chỉ tăng trung b́nh 2,3% mỗi năm. Sản xuất ở Trung Quốc đi kèm với chi phí vận chuyển cao hơn và các rắc rối về quản lư chất lượng, trong khi sản xuất ở Mỹ có lợi thế về giá năng lượng.
Một khảo sát mới được thực hiện bởi The Boston Consulting Group (BCG) đă cho thấy hơn một nửa CEO ở các công ty sản xuất Mỹ có doanh thu lớn hơn 1 tỷ USD đang có kế hoạch hoặc suy nghĩ về ư tưởng quay trở lại nước Mỹ.
Ba yếu tố quan trọng nhất là chi phí nhân công, chất lượng sản phẩm và khả năng tiếp cận khách hàng. Một số nhân tố khác bao gồm tŕnh độ nhân công, chi phí vận chuyển và môi trường kinh doanh.
Harry Moser là người sáng lập và Chủ tịch của Reshoring Initiative. Công ty có trụ sở tại Chicago được thành lập với sứ mệnh mang các việc làm trong ngành sản xuất trở lại với nước Mỹ. Moser tin rằng khi các công ty xem xét tất cả các yếu tố thay v́ chỉ nh́n vào chi phí nhân công, Mỹ sẽ là lựa chọn sáng suốt.
Năm 2012, bang Alabama thông báo nhà sản xuất máy bay Airbus chọn bang này là địa điểm đầu tiên ở Mỹ để đặt nhà máy sản xuất máy bay thương mại. Theo kế hoạch, dự án 600 triệu USD sẽ bắt đầu sản xuất máy bay A320 kể từ năm 2015, tạo ra khoảng 1.000 việc làm mới. Ngoài Airbus, Hyundai, Honda và nhà sản xuất xe tải Navistar cũng đang mở rộng hoạt động sản xuất ở Albama.
Kentucky là bang hưởng lợi từ quyết định chuyển hướng của General Electric. Từ nhiều năm nay, GE vẫn sản xuất b́nh nước nóng ở Trung Quốc. Tuy nhiên, năm 2009, do tiền lương và chi phí vận tải ngày càng tăng, GE quyết định chuyển nhà máy sản xuất về Mỹ. Năm 2012, một nhà máy trị giá 38 triệu USD được mở ra ở Louisville và đây là nhà máy mới đầu tiên của GE ở thành phố này kể từ năm 1957. GE có kế hoạch tạo ra 1.300 việc làm mới tại các nhà máy ở Louisville, Bloomington, Indiana và Decatur, Alabama.
Mặc dù vẫn tin rằng xu hướng quay về Mỹ vẫn sẽ tiếp diễn, họ nhận thức được vẫn c̣n nhiều thách thức ở phía trước. “Nước Mỹ thiếu lao động lành nghề ở một số lĩnh vực như thợ sửa dụng cụ hay kỹ sư cơ khí chính xác. Cần thay đổi quan điểm cho rằng làm việc trong ngành sản xuất rất vất vả, nguy hiểm và chỉ cần lao động có tŕnh độ thấp”.
Thu Hương
Theo Trí Thức Trẻ/CNBC