Ngày 28/6, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh đă tiếp xúc với các doanh nghiệp để lắng nghe những kiến nghị về t́nh h́nh sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong thời điểm đất nước thực hiện đồng thời nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông với phục hồi, tăng trưởng đà kinh tế.
Dành gần trọn thời gian của buổi tiếp xúc để nghe báo cáo, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu chia sẻ với khó khăn của đại bộ phận doanh nghiệp. Chủ tịch nước cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi, tăng trưởng ở nhiều lĩnh vực, tại kỳ họp vừa qua, Quốc hội đă thông qua các dự luật có liên quan để tạo điều kiện về hành lang pháp lư cho doanh nghiệp.
Trước những ư kiến cho rằng hệ thống pháp luật hiện c̣n chồng chéo, bất cập, Chủ tịch nước cho rằng, hoạt động thực thi pháp luật đă có tiến bộ nhiều so với trước, đơn cử là tiến độ giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp đă nhanh hơn. Các bộ, ngành cũng đang rà soát để bỏ đi những quy định không phù hợp. Đề nghị các doanh nghiệp từ cơ sở phản ánh kịp thời về những điểm bất hợp lư, góp phần xây dựng hệ thống chính sách vững mạnh hỗ trợ cho hoạt động kinh tế.
Trước những đề xuất của doanh nghiệp nhằm hướng đến nền kinh tế không lệ thuộc, Chủ tịch nước căn dặn các doanh nghiệp chú ư đến thời hạn tự do hóa thương mại ASEAN-Trung Quốc. Chủ tịch nước nhấn mạnh, nếu sản xuất kinh doanh trong nước c̣n chậm như hiện nay, th́ khó tránh khỏi đến ngưỡng đến ngày 1/1/2016, hàng hóa của Trung Quốc tràn vào thị trường Việt Nam, một khi hai bên cùng gỡ rào cản theo cam kết thương mại.
Theo Chủ tịch nước, kinh tế Việt Nam vẫn gia công là chủ yếu, mà nguyên nhân chính do t́nh trạng công nghiệp phụ trợ yếu kém, chỉ chiếm 10% tỉ trọng, trong khi các nước ASEAN đạt từ 40-60%. Chủ tịch nước bày tỏ bức xúc: công nghiệp phụ trợ tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, giúp tăng trưởng GDP cho đất nước, nhưng lợi nhuận từ khu vực này lại đang do nước ngoài nắm giữ. Chủ tịch nước đề nghị các doanh nghiệp cùng các bộ, ngành quan tâm, sớm có giải pháp để nhanh chóng lấy lại sức mạnh cho nền kinh tế, giảm sự lệ thuộc do phải nhập siêu.
Chủ tịch nước đề nghị Thành phố Hồ Chí Minh với truyền thống năng động, mời các chuyên gia đầu ngành của các lĩnh vực, ngành nghề cùng bàn bạc, tháo gỡ khó khăn. Qua kinh nghiệm của các doanh nghiệp giỏi sẽ đúc rút, nhân rộng giúp Trung ương hoàn thiện cơ chế, chính sách.
Tại buổi tiếp xúc, ông Trần Việt Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội cao su nhựa Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: Hơn 3000 doanh nghiệp nhựa cả nước đang gặp khó khăn khi chưa chủ động được "đầu vào." Hàng năm phải nhập 6 tỷ USD nguyên liệu trên toàn quốc. Các dây chuyền nhựa của doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc do giá rẻ, cơ chế thanh toán dễ dàng và sử dụng nhiều lao động. Đây là hạn chế cần tính đến khi ngành nhựa của Trung Quốc sử dụng dây chuyền nhập khẩu từ Đức với công nghệ hiện đại hơn.
Đánh giá về t́nh h́nh bất động sản hiện nay, ông Lê Chí Hiếu, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ: 6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp bất động sản c̣n tồn đọng nhiều hàng. Nguyên nhân do thời gian đầu tư dự án kéo dài, chi phí về đất và đền bù cao, nguồn vốn vay tiếp cận khó.
Đại diện doanh nghiệp này đề xuất, do giá nhà ở thương mại hiện nay gần tương đương nhà ở xă hội nên nếu được tiếp cận gói hỗ trợ 30.000 tỷ cũng là cách để khoản kinh phí này giải ngân tốt hơn, thay v́ chậm tiến độ như hiện nay. Ông Hiếu cũng đề nghị Bộ Xây dựng xem xét các quy định tiêu chuẩn về căn hộ để giúp doanh nghiệp đa dạng các mặt hàng nhà ở.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc với đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Bổ sung cho những kiến nghị của doanh nghiệp bất động sản, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, khung giá đất theo quy định c̣n phi lư, làm khó cho các doanh nghiệp khi tiến hành đền bù, sang nhượng cho khách hàng. Ông đề nghị, về lâu dài, Nhà nước không nên làm nhà ở xă hội để bán ngay mà cho thuê, bán trả góp dài hạn.
Đại diện ngành dệt may, ông Phạm Xuân Hồng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, nêu ư kiến: Nửa đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng lợi nhuận và hiệu quả giảm do cạnh tranh lớn. Do nhập khẩu nguyên phụ liệu của ngành dệt may phần lớn từ Trung quốc nên Nhà nước cần phải khai thác lợi thế từ TPP và FTA, tập trung phát triển công nghiệp phụ trợ.
Cho rằng ngành da giày cũng gặp nhiều khó khăn như dệt may, ông Vũ Văn Minh, Tổng giám đốc Vina Giầy, nhấn mạnh: Nhà nước cần trợ giúp doanh nghiệp nâng tỷ lệ nội địa nguyên, phụ liệu qua những chính sách khuyến khích, bảo hộ.
Ông Hàn Mai Chi, đại diện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của Thành phố Hồ Chí Minh, đề nghị cần có lăi suất công bằng cho các doanh nghiệp. Ông Nguyễn Văn Dưng, Chủ tịch Hội kim hoàn đá quư Thành phố Hồ Chí Minh nêu vấn đề: Quản lư thị trường vàng có một số điểm không phù hợp. Đó là quy định các tổ chức tín dụng không cho vay với doanh nghiệp để kinh doanh vàng, trường hợp có cho vay phải do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định, dẫn đến doanh nghiệp trực tiếp sản xuất thiếu vốn, đ́nh đốn hoạt động, mất lao động có nghề.
Liên quan đến các sản phẩm chăn nuôi, đại diện các doanh nghiệp đề nghị kiểm soát chặt hàng nhập khẩu để đảm bảo vệ sinh thực phẩm, đồng thời tái cấu trúc ngành nông nghiệp, lĩnh vực được coi là bệ đỡ của kinh tế đất nước.
Cùng buổi gặp, các ư kiến phản ánh của Hiệp hội Taxi, doanh nghiệp ngành cơ khí điện về thủ tục hành chính, hành lang pháp lư, vốn vay hỗ trợ đă được Chủ tịch nước cùng các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận và chuyển đến các Bộ, ngành chức năng.
AP