* Tom Huỳnh, J.D.
T.Huynh@1stcounsel.c om
Trong kinh doanh tại Hoa Kỳ, vấn đề cạnh tranh vẫn luôn là mối quan tâm của rất nhiều chủ nhân các cơ sở thương mại. Riêng trong việc kinh doanh nghề làm Nail hay làm tóc, điều mà giới chủ tiệm vẫn thường lo ngại là những người thợ giỏi sau khi thôi làm việc trong tiệm, lại trở thành đối thủ cạnh tranh bằng cách kéo khách ra mở tiệm riêng, hoặc đi làm cho một tiệm khác ngay trong cùng một khu phố. Sự lo ngại này càng trở nên rất chính đáng đối với người chủ tiệm Nail hay tiệm tóc tại những thành phố nhỏ ít dân cư.
Để ngăn ngừa trường hợp bị cạnh tranh bởi nhân viên sau khi nghỉ việc, rất nhiều chủ nhân các doanh nghiệp tại Hoa Kỳ lâu nay vẫn thường yêu cầu nhân viên ký kết thỏa thuận “không cạnh tranh” (non-compete agreement), và phương thức này đă ngày càng trở nên khá phổ biến trong nghề Nail và tóc của người Việt. Hiện nay trên các tiểu bang Hoa Kỳ, nhiều chủ tiệm Nail và tóc người Việt cũng đã yêu cầu thợ làm trong tiệm ký thỏa thuận đồng ý rằng sau khi nghỉ làm cho tiệm, sẽ không được hành nghề trong một chu vi giới hạn gần tiệm của mình trong một khoảng thời gian nào đó.
Người thợ làm Nail hay làm tóc có quyền lựa chọn nơi thích hợp và dễ kiếm tiền để làm việc, không cần bỏ vốn và không phải lo sợ bị lỗ lă. Trong khi đó, chủ tiệm phải chấp nhận nhiều rũi ro về tài chánh khi đầu tư vốn liếng và công sức để mở tiệm và bảo tŕ tiệm theo đúng quy định của tiểu bang. Mặc dầu có những người may mắn thành công về mặt tài chánh, nhưng hầu hết cũng trải qua lắm khó nhọc mới có thể thu hút được khách hàng cho tiệm. Nếu người thợ sau một thời gian làm cho tiệm, tạo được mối quan hệ thân thiết với một số khách thường xuyên rồi nghỉ việc và ra làm ngay tại một địa điểm gần bên, chủ tiệm chắc chắn phải bị thiệt hại v́ nhiều khách hàng sẽ dễ dàng t́m theo người thợ mà họ thích. Dầu vậy, những điều vừa kể trên đây không có nghĩa là chủ tiệm có quyền ngăn cản người thợ Nail hay thợ tóc không được tiếp tục hành nghề theo ư muốn sau khi thôi việc ở tiệm của ḿnh, đặc biệt trong trường hợp người thợ v́ bất đắc dĩ mà phải bỏ đi.
Những vấn đề pháp lư của thỏa thuận “không cạnh tranh”
Chính sách kinh tế trong xă hội Hoa Kỳ là khuyến khích mọi người làm việc và sản xuất, và ṭa án thường không muốn giới hạn sự làm việc của ai cả. V́ vậy trong nghề Nail hay tóc, việc chủ tiệm dùng thỏa thuận “không cạnh tranh” để giới hạn sự hành nghề của người thợ sau khi nghỉ việc là một vấn đề rất tế nhị và cũng vô cùng phức tạp về mặt pháp lư, và luật lệ liên quan đến vấn đề này cũng được áp dụng khác nhau tùy theo từng tiểu bang. Hiện nay, một số tiểu bang có khuynh hướng không thể có sự cản trở hoặc giới hạn sự làm việc hay hành nghề hợp pháp, v́ vậy ít khi công nhận giá trị của các loại thỏa thuận “không cạnh tranh,” ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt. Nhưng tại một số tiểu bang khác, thỏa thuận “không cạnh tranh” kư bởi người thợ có thể được tòa án công nhận và cho áp dụng nếu có những giới hạn cụ thể, rơ ràng và hợp lư. Điều này có nghĩa rằng khi xảy ra sự tranh tụng, những thỏa thuận giữa chủ tiệm và người thợ Nail hay tóc liên quan trong vấn đề “không cạnh tranh” chỉ thật sự có giá trị về mặt pháp lý khi các điều khoản giới hạn ghi trong bản thỏa thuận đó được sự đồng tình của tòa án, dựa trên sự công bằng và luật lệ áp dụng tại mỗi tiểu bang.
Những năm vừa qua, đó đây trên nước Mỹ cũng đă xảy ra nhiều vụ chủ tiệm Nail người Việt kiện thợ ra ṭa v́ không giữ đúng thỏa thuận “không cạnh tranh” đă kư kết. Có những vụ kéo dài rất lâu và lên đến các ṭa án phúc thẩm (appellate court) khiến cả đôi bên đă phải tốn rất nhiều tiền trả cho luật sư. Tuy nhiên, hầu hết các chủ tiệm liên quan trong các vụ thưa kiện này ít đạt được kết quả mong muốn, mà lư do chính yếu là v́ bản thỏa thuận đă không được soạn thảo rơ ràng, công bằng và hợp lư, hoặc có những điều khoản mang tính bao quát, do đó đă không được công nhận bởi ṭa án.
Trên nguyên tắc, mặc dầu chủ nhân các doanh nghiệp có quyền yêu cầu công nhân viên kư thỏa thuận không cạnh tranh sau khi thôi việc, nhưng bản thỏa thuận có hiệu lực hay không là tùy thuộc vào luật lệ áp dụng khác biệt ở mỗi tiểu bang, cũng như tính công bằng, sự rơ ràng và hợp lư của bản thỏa thuận đó dưới cái nh́n của luật pháp. Riêng tại California là tiểu bang chủ trương tự do cạnh tranh, vì vậy các thứ hợp đồng hay thỏa thuận nhằm giới hạn việc hành nghề hợp pháp của mọi cá nhân đều không có giá trị (Business & Professions Code §16600). Và ít ai biết rằng chủ nhân tại California c̣n có thể bị kiện để đ̣i bồi thường nếu sa thải những công nhân viên từ chối kư thỏa thuận “không cạnh tranh,” v́ đó có thể xem như là một h́nh thức sa thải trái phép (wrongful termination).
Bên cạnh các luật lệ khác biệt liên quan đến vấn đề giới hạn sự cạnh tranh của nhân viên với chủ cũ, hầu hết các tiểu bang (kể cả California) vẫn công nhận những thỏa thuận “không cạnh tranh” liên quan trong việc mua bán cơ sở thương mại. Vì vậy trong hợp đồng mua bán một tiệm Nail hay tiệm làm tóc, người mua có quyền đặt ra điều khoản buộc chủ bán phải giới hạn việc hành nghề để tránh mọi h́nh thức cạnh tranh với người mua sau khi đã bán tiệm. Tuy nhiên, các loại hợp đồng này cũng phải được soạn thảo kỹ lưỡng và đúng luật, và quan trọng hơn hết là cần phải có những giới hạn hợp lý và rõ ràng về mọi mặt thì mới đủ giá trị pháp lý trước ṭa án khi xảy ra việc tranh tụng.
Cần thêm thông tin, có thể liên lạc với Tiến Sĩ Luật Khoa Tom Huỳnh, điện thoại (949) 943-4396.
VL