Ngày ông Tanaka Koji - chuyên gia người Nhật - được giới thiệu trước báo chí Việt Nam đă diễn ra t́nh huống dở khóc dở cười. Đó là việc giới thiệu một chuyên gia người Nhật nhưng BTC đă quên mời một phiên dịch tiếng Nhật hoặc tiếng Anh chuẩn để rồi khách và chủ khi đối thoại cứ… tha hồ lệch tông. Điều trớ trêu là ông Nakata Koji sang đây để giúp bóng đá Việt Nam tiếp tục lên chuyên nghiệp, con đường mà bóng đá Việt đi đă hơn 10 năm.
Chuyên nghiệp kiểu sân ruộng
Một h́nh ảnh được chiếu đi chiếu lại trong nhiều ngày nay trên các bản tin thể thao của VTV là h́nh ảnh cầu thủ A.Bruno của Than Quảng Ninh lăn lộn trên sân với cổ chân lủng lẳng v́ găy sau một pha tranh bóng.
Tưởng rằng đối thủ có lỗi nhưng sau khi xem pha quay chậm th́ hóa ra không phải: Bruno gặp tai nạn v́ anh này “tiếp đất” sai và quan trọng là do mặt sân Cẩm Phả quá xấu. Nếu ở một mặt sân đúng tiêu chuẩn, sẽ không có chấn thương như vậy và chính những mặt sân xấu ở Việt Nam được cho là nguyên nhân khiến các cầu thủ gặp chấn thương từ… dưới đất đi lên.
Tuy nhiên cũng chẳng có quy định nào cụ thể về tiêu chuẩn sân cỏ nên thông thường người ta cứ xuề x̣a: “Thôi th́ cứ có… cỏ là thành sân bóng”. Thậm chí có những thời điểm, sân Lạch Tray ở Hải Pḥng, sân láng giềng của sân Cẩm Phả có năm đến nửa mùa bóng gần như… trụi cỏ mà vẫn được chấp nhận thi đấu. Thậm chí ngay cả khi vượt chuẩn rồi, vẫn cứ nhận được những cái gật đầu cho phép.
Cũng lại là sân Cẩm Phả. Hồi trước Tết Giáp Ngọ, sau khi đi kiểm tra, BTC V.League phát hiện ra giàn đèn sân này không đủ tiêu chuẩn để thi đấu. Theo quy định, những sân nào như vậy buộc phải đầu tư giàn đèn hoặc thuê sân khác. BTC đă quyết định và yêu cầu Than Quảng Ninh đổi sân, nhưng bằng cách nào đó, đội này vẫn được thi đấu trên sân thiếu chuẩn từ mặt sân tới giàn đèn.
Bảo vệ sức khỏe, tính mạng cầu thủ chính là một trong những thước đo cho tính chuyên nghiệp nhưng ở Việt Nam, điều này vẫn diễn ra trong cảnh… thờ ơ.
Ở ṿng đấu thứ 4 V.League, trên sân Ninh B́nh, cầu thủ Danny của ĐT.LA lănh trọn cú song phi ác hiểm của tiền đạo Đinh Văn Ta (cầu thủ nhập tịch phía V.Ninh B́nh). Danny gần như ngất xỉu và trận đấu bị gián đoạn. Tuy nhiên phải chờ rất lâu, xe cứu thương mới xuất hiện. Thật may cho Danny là chấn thương chỉ ở phần mềm, nếu là chấn thương nặng, mất máu nhiều th́ có lẽ với tốc độ rùa ḅ của xe cứu thương, tính mạng của Danny đă bị đe dọa.
Cũng lại chính sân Ninh B́nh này đă nhiều lần chứng kiến cảnh chướng tai, gai mắt là “đái… tường”. Khi làm sân vận động, nhà thiết kế không hiểu đăng trí làm sao đă thiết kế nhà vệ sinh ở nơi quá bất tiện. Bởi thế không ít giờ giải lao hay trước các trận đấu, khán giả phải mắt tṛn mắt dẹt khi thấy cầu thủ, nhân viên khiêng cáng, cầu thủ nhặt bóng đứng… úp mặt vào tường để giải quyết nỗi buồn trước bàn dân thiên hạ.
Có đến đâu th́ hay đến đó
Khi BTC xác định là giải đấu V.League chỉ có 13 đội nghĩa là xác định giải chuyên nghiệp ở trạng thái… tạm thời suốt cả giải đấu. V́ nếu đá lẻ như vậy, mỗi ṿng đấu sẽ có một đội phải nghỉ nên bảng xếp hạng sau mỗi ṿng rất ít khi chuẩn xác.
Chính v́ tâm lư “có đến đâu th́ chơi đến đó” của BTC cũng khiến các đội bóng vào giải với tâm lư này: Ít đầu tư, không quá nhiều quyết tâm, khán giả đến nhiều th́ coi như là được, khán giả đến ít th́ cũng không sao…
Ở sân Thanh Hóa, trước chuỗi thành tích ấn tượng của đội nhà, khán giả Thanh Hóa đă trở lại với bóng đá một cách cuồng nhiệt. Tuy nhiên sự cuồng nhiệt quá mức này đă khiến nhiều khán giả Thanh Hóa bất chấp nguy hiểm tính mạng để xem bóng đá. Do chỉ có 11.000 vé được phát ra nên khán giả đă leo lên nóc các nhà cao tầng gần đó để ngó vào sân tạo nên cảnh tượng rất nguy hiểm.
Song cũng không thể coi hiện tượng khán giả sân Thanh Hóa là một hiện tượng của chuyên nghiệp v́ chính lănh đội Thanh Hóa cũng thừa nhận rằng: Nếu chỉ đá tốt là chưa đủ, phải chuyên nghiệp cả trong cung cách phục vụ khán giả mà điều này chúng tôi chưa làm được.
Trong khi đó ở Hà Nội, đội HN T&T dù được đánh giá là đội có cách làm chuyên nghiệp nhất nhưng lại rất vất cả trong quá tŕnh gọi khán giả tới sân. Tới mức Chủ tịch Hội CĐV HN T&T, NSƯT Chí Trung phải trực tiếp ra đứng ở cửa số 10 sân Hàng Đẫy để đón tiếp các cổ động viên dù trước đó đă khẳng định… miễn phí vé vào cửa.
Bóng chuyên nghiệp ở Việt Nam vẫn chỉ dừng lại ở sự chuyên nghiệp trong… mức lương cầu thủ trong khi công tác tổ chức c̣n quá nhiều lộn xộn.
Cựu Giám đốc kỹ thuật của VFF, ông Rainer Willferd trước khi rời Việt Nam có định nghĩa rằng: “Bóng đá chỉ chuyên nghiệp khi cầu thủ sống được bằng khe cửa bán vé ở sân vận động”.
Nếu thế th́ với cách làm đang có, con đường lên chuyên nghiệp của bóng đá Việt c̣n rất… xa.