Go Back   VietBF > Funny Boxes > Young News | Thế Hệ Trẻ

 
 
Thread Tools
Old 02-28-2014   #1
johnnydan9
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
johnnydan9's Avatar
 
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 73
johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7
johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7
Default Thủ tướng Thái "phũ phàng" với thủ lĩnh biểu t́nh

Nữ Thủ tướng lâm thời Thái Lan Yingluck Shinawatra hôm qua (27/2) đă phũ phàng khước từ lời đề nghị tranh luận trực tiếp trên truyền h́nh mà thủ lĩnh biểu t́nh chống chính phủ Suthep Thaugsuban đưa ra.

Nữ Thủ tướng Yingluck giữa ṿng vây người ủng hộ

Trước đó, thủ lĩnh biểu t́nh Suthep đă đề nghị bà Yingluck tham gia vào một cuộc tranh luận trực tiếp mặt đối mặt với ông này với điều kiện cuộc tranh luận đó phải được truyền h́nh trực tiếp trên khắp cả nước để người dân có thể theo dơi.

Phát biểu tại một khu vực biểu t́nh, ông Suthep tuyên bố, ông sẵn sàng ngồi xuống và đàm phán với Thủ tướng Yingluck nhưng đó phải là một cuộc đối thoại trực tiếp mặt đối mặt và được truyền h́nh trực tiếp trên tất cả các kênh truyền h́nh của Thái Lan.

Lời đề nghị bất ngờ của thủ lĩnh biểu t́nh Suthep đă nhanh chóng bị nữ Thủ tướng Yingluck “tạt một gáo nước lạnh” chỉ vài giờ sau đó.

Bà Yingluck cho hay, bà đặt ưu tiên cho cách tiếp cận thông qua các cuộc đàm phán để chấm dứt cuộc xung đột nhưng bà bày tỏ sự hoài nghi về cơ sở của các cuộc đối thoại mà đối thủ chính trị của bà vừa đưa ra.

''Khuôn khổ của cuộc họp này là ǵ? Nó có nằm trong khuôn khổ của hiến pháp hay không? Nếu không, vấn đề sẽ không bao giờ được giải quyết”, bà Yingluck thẳng thắn cho biết sau khi thủ lĩnh Suthep thách bà tham gia cuộc đối thoại trực tiếp mặt đối mặt.

Bà Yingluck khẳng định, lực lượng biểu t́nh dưới tên gọi Ủy ban Cải cách Dân chủ của Nhân dân (PDRC) phải chấm dứt cuộc biểu t́nh của họ trước. ''Điều mà người dân muốn chứng kiến lúc này là sự chấm dứt các cuộc biểu t́nh”.

Nữ Thủ tướng xinh đẹp của Thái Lan cũng nói với cánh phóng viên rằng, bà muốn hỏi ông Suthep xem liệu ông này có sẵn sáng đối thoại với bà trong khuôn khổ Hiến pháp hay không. “Và hơn nữa, liệu ông Suthep có sẵn sàng ngừng các cuộc biểu t́nh để cuộc bầu cử có thể được tiến hành đúng theo các nguyên tắc dân chủ”, bà Yingluck nói.

Đảng Pheu Thai cầm quyền cũng nhanh chóng lên tiếng “chĩa mũi dùi tấn công” vào đề nghị tranh luận trực tiếp trên truyền h́nh của ông Suthep, cáo buộc ông này đang giấu một âm mưu chính trị sau đề nghị nói trên.

Phát ngôn viên Đảng Pheu Thai Prompong Nopparit cho rằng, thủ lĩnh biểu t́nh Suthep không chân thành và ông này đang ấp ủ kế hoạch dùng cuộc tranh luận trực tiếp làm nơi để “hành hạ” Thủ tướng lâm thời và chính phủ của bà. “Ông Suthep đưa ra một đề nghị tranh luận với Thủ tướng Yingluck chỉ để tấn công bà và chính phủ của bà. Cuộc tranh luận đó chỉ tốn thời gian mà thôi”, ông Prompong cho biết.

Theo phát ngôn viên của Đảng Pheu Thai, một cuộc tranh luận trực tiếp chỉ gây ra thêm nhiều vấn đề thay v́ là t́m kiếm một giải pháp. V́ thế, ông này cho rằng, phe biểu t́nh nên ngồi lại đàm phán kín với chính phủ lâm thời.

Việc Thủ tướng Yingluck nhanh chóng khước từ lời đề nghị tranh luận trực tiếp trên truyền h́nh của thủ lĩnh Suthep đă phá vỡ nỗ lực mới nhất nhằm t́m kiếm một giải pháp cho cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài đă sang tháng thứ 4 ở đất nước Thái Lan. Trước đó, ông Suthep cũng liên tiếp từ chối các đề nghị đối thoại và đàm phán từ chính phủ của bà Yingluck.

Trong lúc này, người ta bắt đầu nghĩ đến một sự lựa chọn khác nhằm tháo gỡ t́nh h́nh rối ren ở Thái Lan. Đó là sự tham gia của Liên Hợp Quốc với tư cách là người trung gian cho các cuộc đàm phán giữa chính phủ của Thủ tướng Yingluck với phe đối lập do ông Suthep cầm đầu.

Phó Thủ tướng lâm thời cũng là Ngoại trưởng Thái Lan – ông Surapong Tovichakchaikul hôm qua cho biết, ông này đă gửi một lá thư mời chính thức đến Tổng thư kư Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon. Ông Surapong tin rằng, người đứng đầu Liên Hợp Quốc là sự lựa chọn tốt nhất cho tiến tŕnh làm trung gian ḥa giải.

Cựu Thủ tướng Thái khăng khăng đ̣i bà Yingluck từ chức

Tiếp thêm vào những sức ép nhằm vào bà Yingluck từ phe biểu t́nh, cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva hôm qua cũng lên tiếng tuyên bố, cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra ở Thái Lan hiện nay đă rơi vào t́nh trạng bế tắc và điều đó chỉ có thể được giải quyết bằng sự rút lui của nữ Thủ tướng Yingluck. Ông Abhisit là Lănh đạo Đảng Dân chủ đối lập và đương nhiên ông này ở bên phe của những người biểu t́nh do ông Suthep dẫn dắt.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn hăng tin Kyodo, cựu Thủ tướng Abhisit cảnh báo, t́nh h́nh rối loạn chính trị sẽ tiếp tục nếu bà Yingluck tiếp tục nắm quyền mà không có bất kỳ kế hoạch cải cách cụ thể nào.

"Đất nước sẽ rơi vào bế tắc và chúng ta tiếp tục mất thời gian, mất cơ hội. Ngày càng có nhiều nguy cơ xảy ra bạo lực. Mọi thứ đang vượt qua tầm kiểm soát”, Thủ tướng Abhisit tuyên bố.

Ông Abhisit, người cầm quyền từ năm 2008 đến năm 2011, cho rằng, Thủ tướng Yingluck nên từ chức và để nhân dân Thái Lan, trong đó có lực lượng biểu t́nh chống chính phủ tiến hành các cuộc cải cách.

Bằng cách rút lui, Thủ tướng Yingluck có thể giúp đất nước tiến lên phía trước, giúp chính phủ hạ nhiệt t́nh h́nh chính trị hiện nay, ông Abhisit nói thêm.

Trước đó, để phá vỡ thế bế tắc trên chính trường Thái Lan, nữ Thủ tướng Yingluck đă tiến hành một cuộc bầu cử sớm nhưng cuộc bầu cử này lại bị chính Đảng Dân chủ của ông Abhisit tẩy chay.

Đề cập đến mối liên hệ giữa Đảng Dân chủ với lực lượng biểu t́nh chống chính phủ hiện nay, ông Abhisit cho biết, đảng của ông chia sẻ mục tiêu chung với những người biểu t́nh về việc cần phải tiến hành cải cách chính trị nhưng hai bên lại có sự khác biệt về con đường tiến tới cải cách.

Một phần lớn người biểu t́nh hiện nay là thành phần ủng hộ Đảng Dân chủ, trong đso có thủ lĩnh Suthep - một người từng là cựu nghị sĩ Đảng Dân chủ và từng là Phó Thủ tướng dưới thời cầm quyền của Đảng Dân chủ.

Kiệt Linh - (tổng hợp)
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	vnm_2014_6573433.jpg
Views:	2240
Size:	38.5 KB
ID:	581061  
johnnydan9_is_offline  
 
User Tag List


Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.