WASHINGTON (AP) - Trong bốn năm rưỡi từ khi cuộc Ðại Suy Thoái chấm dứt, hằng triệu người Mỹ không có việc làm hoặc không được tăng lương đâm ra ưu tư hơn về nền kinh tế.
Báo cáo về việc làm trong hai tuần tiếp khiến người ta hoài nghi về tiên liệu của các kinh tế gia. Kinh tế toàn cầu một lần nữa lại có dấu hiệu chậm lại.
Ngành sản xuất bị giảm sút. Ít người mua nhà hơn. Thị trường chứng khoán thế giới lụn bại một khi mà niềm âu lo xâm chiếm các nước đang phát triển.
Một số khuynh hướng đầu tư dài hạn cũng bị mất tinh thần không kém.
![](http://vietsn.com/forum/attachment.php?attachmentid=572902&d=1392104953)
Bà Janet Yellen, tân Chủ Tịch Fed, trong ngày nhậm chức, 3 tháng Hai, 2014. Giới phân tích bắt đầu tìm hiểu ngôn ngữ của bà để dự đoán chính sách tiền tệ của Fed, vốn ảnh hưởng lên nền kinh tế lên đến 16 ngàn tỷ Mỹ kim. (Hình: AP Photo/Charles Dharapak)
|
Văn Phòng Ngân Sách Quốc Hội (CBO) tiên đoán tăng trưởng đều đến 2016, chỉ bắt đầu yếu đi vào 2017. Theo CBO, thế hệ “baby boomer” sẽ bước sang giai đoạn hồi hưu, sự ra đi của họ lấy mất lực lượng lao động của Hoa Kỳ, vốn làm cản trở khả năng tăng trưởng của nền kinh tế.
Ðồng thời chính quyền có thể sẽ vay nợ thêm, tăng thuế hoặc cắt giảm chi tiêu để yểm trợ cho Chương Trình An Sinh Xã Hội và Medicare dành cho người hưu trí.
Chỉ vài tuần trước đây, ít nhất tầm nhìn về đầu tư ngắn hạn trông có vẻ sáng sủa hơn. Bước vào 2014, nhiều kinh tế gia tiên liệu tăng trưởng kinh tế có thể đến 3%, lần đầu tiên từ 2005.
Bước tiến này có thể đưa nền kinh tế Hoa Kỳ gần với mức tăng trưởng trung bình hằng năm của thời kỳ hậu Thế Chiến Thứ Hai. Một vài cải thiện như dự phóng có thể đến từ việc chính phủ cắt giảm chi tiêu, và tăng thuế trong 2013.
Thêm vào đó, thị trường việc làm tăng đều từ 2010 có thể dẫn đến mức tiêu thụ của giới tiêu dùng nhiều hơn. Mỗi trong số 7.8 triệu công việc mới có thể cung cấp thêm thu nhập cho người vốn trước đây có ít hay không có thu nhập.
Vì nền kinh tế hoạt động được, 70% nhờ nơi giới tiêu thụ, sự gia tăng chi tiêu khiến cho việc thuê mướn nhân công trở nên mạnh mẽ hơn.
Sự hồi phục kinh tế có vẻ như đạt đến bước đột phá trong tam cá nguyệt cuối của 2013. Kinh tế tăng trưởng hằng năm ở mức 3.2% trong tam cá nguyệt vừa qua. Dẫn đầu nhờ sự gia tăng chi tiêu 3.3% của giới tiêu thụ.
Tuy nhiên hiện thời, các trận bão mùa Ðông và thời tiết lạnh giá, cùng với nhiều khó khăn ở Âu và Á Châu, làm chậm lại mức sản xuất lẫn thuê mướn nhân công.
Chính phủ hôm Thứ Sáu loan báo, trong Tháng Giêng chỉ có thêm được 113,000 việc làm, và 75,000 trong tháng trước đó.
Công việc tạo thêm trong hai tháng qua chỉ xấp xỉ phân nửa mức trung bình của hai năm qua. Một phần ba công việc bị khựng lại trong Tháng Hai làm mờ nhạt đi hy vọng của một năm đột phá.
Cựu Thứ Trưởng Ngân Khố Larry Summers tiên đoán Hoa Kỳ bị trải qua một thời kỳ nhu cầu giảm và tăng trưởng yếu kéo dài. Theo cơ quan CBO, nếu nước Mỹ chưa rơi vào thời kỳ ấy, thì tình trạng này sẽ qua đi trong vòng bốn năm.
(TP)
Nguoiviet
(Ynguyen) : Một trong những lý do đẩy giá vàng tăng trong những ngày gần đây.