T́nh h́nh Đông Dương giữa năm 1953 - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > History | Lịch Sử


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default T́nh h́nh Đông Dương giữa năm 1953
LGT- Đại tướng Henri Navarre, được cử giữ chức Tư lệnh quân viễn chinh Pháp tại Đông dương từ đầu tháng 5-1953, thay thế Trung tướng Salan. Một năm sau ông bị cất chức và triệu hồi về nước sau khi Điện Biên Phủ thất thủ ngày 7-5-1954. Năm 1956 ông viết Đông Dương Hấp Hối, Agonie de l’Indochine kể lại sự thật những năm tháng cuối cùng của cuộc chiến Đông dương lần thứ nhất(1946-1954) và cũng để biện minh cho quân đội và cá nhân ông. Sách gồm 10 chương dầy 335 trang nhà xuất bản Librairie Plon, Paris. Đây là cuốn sách giá trị cho ta nhiều dữ kiện về cuộc chiến Đông dương lần thứ nhất. Giai đoạn cuối của cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất 1953, 1954 cũng tồi tệ bi đát chẳng khác gỉ những năm cuối cùng 1974, 1975 của cuộc chiến Đông dương lần thứ hai.

Cuộc chiến tranh Đông dương lần thứ nhất thường gọi là “tám năm khói lửa” giữa Việt Minh và Pháp cũng là sự đụng độ giữa CS quốc tế và Thế giới tự do. Nhiều người, kể cả Tây phương ca ngợi Việt minh, ông Hồ, ông Giáp tay không dựng nghiệp nhưng nay nhiều tài liệu tiết lộ Việt Minh đă được Trung cộng và Đệ tam quốc tế gây dựng, trợ giúp, chỉ đạo và điều khiển rất nhiều.

———————————————–



Tướng Henri Navarrerance. Ảnh Bettmann/CORBIS

Tôi xin lược dịch lần lượt các chương. Bài này gồm chương I và II

Navarre nói trong Lời mở đầu (xin lược dịch)

Một tháng sau khi Điện Biên Phủ mất, Navarra nhận điện tín bị Chính phủ Pháp cất chức Tư lệnh Đông Dương.

Những nhà chính khách điều khiển cuộc chiến không hoàn hảo, những kẻ cầm quyền đă mang lại ḥa b́nh kém. Quốc hội đổ lỗi cho Quân đội, đặc biệt là Navarre , người ta dựng lên một sự thật: Đông Dương tuyệt vọng sau Điện Biên Phủ, chỉ có ḥa b́nh mới cứu văn nổi, thua trận v́ khuyết điểm, sai lầm quân sự.

Trước t́nh trạng đó Navarre gửi văn thư cho Bộ quốc pḥng phản đối thái độ của Chính phủ đối với ông và phản đối khuynh hướng đổ lỗi cho quân đội tại Đông Dương là nguyên nhân chính nếu không nói là độc nhất cho kết thúc bi đát của cuộc chiến. Tướng Navarre kết luận xin lập ngay Ủy ban điều tra có thẩm quyền để đánh giá sự chỉ huy của ông, để biết những đơn vị dưới quyền ông chiến đấu trong những điều kiện thế nào, để khảo sát tổng quát diễn tiến cuộc chiến Đông Dương, về lúc Navarre được cử giữ chức Tư Lệnh để chấm dứt chiến tranh

Navarre bị áp lực chính trị quân sự buộc ông rút yêu cầu kể trên, Chính phủ cũng như thượng cấp không muốn mở cuộc điều tra. Ba tháng sau Chính phủ trả lời từ chối yêu cầu củaTướng Tư Lệnh. Đầu tháng 1 năm 1955, một tờ báo đề cập tới Điện Biên Phủ rất sai lạc khiến Navarre không nhịn được, ông cho biết nếu không thành lập Ủy ban điều tra trong ṿng mấy ngày ông sẽ cho đăng trên một tờ báo lớn toàn bộ sự thật về trận Điện Biên Phủ.

Ông tưởng lần này sẽ thánh công nhưng họ lại cho ch́m xuồng. Măi tới ba tháng sau mới thành lập Ủy ban, quyền hạn của họ rất yếu so với yêu cầu của ông. Đấu tháng 5 họ làm việc, tới tháng 12 mới báo cáo, Navarre muốn coi báo cáo nhưng họ từ chối lấy cớ để giữ bí mật. Họ phủ nhận giả thuyết cho quân đội là nguyên nhấn chính làm mất Đông Dương. Mặc dù không đầy đủ và cẩn thận, kết luận của Ủy ban mở ra một lỗ hổng lớn trong việc công bố chính thức sự thật.

Mặc dù Navarre đ̣i hỏi nhiều lần nhưng họ không công bố công khai, đó là chứng cớ họ muốn nhận ch́m xuồng măi măi sự thật. Mặc dù Chính phủ miễn cưỡng thỏa măn tự ái của ông ta để chấm dứt việc lấy ông làm vật tế thần, cái bung xung , Navarre quyết định rời quân ngũ. Nếu c̣n tại ngũ ông phải giữ im lặng, coi như mặc nhiên thừa nhận những sự kiện đánh lừa dư luận về những điều kiện đưa tới thảm bại mà Pháp đă chịu tại Viễn Đông, nó đè nặng trên số phận của đất nước không được biết sự thật.

Có thể người ta sẽ cho là Navarre , vai chính của thảm kịch không tránh khỏi chủ quan. Độc giả sẽ phán xét, ông nói sẽ viết cái mà ông ta cho là sự thật, chỉ quả quyết cái mà ông chứng minh nhưng không dấu diếm những cái mà ông tin là cần và có thể nói. Nếu ông thách thức bằng những sự cải chính, củng cố bằng những chứng cớ, nó sẽ được hoan nghênh, v́ nó sẽ giúp đem lại sự thật từ dưới đáy giếng sâu

Đó là mục đích của cuốn sách này

Chương Một: Tôi giữ chức Tư lệnh.

Tháng 5-1953, Navarre ở Tây Đức, giữ chức Tham mưu trưởng cho Tướng Juin tại NATO, Đức quốc, được lệnh về Paris gấp. Ông được biết Chính phủ cử làm Tư lệnh quân viễn chinh tại Đông Dương

Ngày 8-5 ông thực sự được được bổ nhiệm, Réné Mayer, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (Thủ tướng) cho biết t́nh h́nh Đông Dương rất xấu, khó mà Navarre có giải pháp tốt đẹp

Navarre được lệnh đi Đông Dương nghiên cứu t́nh h́nh một tháng để tường tŕnh Chính phủ một chương tŕnh hành động, René Mayer cho biết sẽ không có tăng viện, tác giả nhận chỉ thị tái tổ chức Đông dương . Tới Sài G̣n 18-5-1953 ông ra Hà Nội, phải tổ chức lại, thay tướng Linares trong chức vụ chỉ huy tại Bắc Việt, Bộ tham mưu của Tổng tư lệnh cũng phải cũng phải thay đổi v́ nhiều sĩ quan cao cấp hồi hương như Tổng tham mưu trưởng, Chánh văn pḥng. Trước khi về lại Pháp ông cử tướng Gambiez làm Tham mưu trưởng

Chương Hai: T́nh h́nh Đông Dương khi tôi tới.

Quá Khứ

Navarre lược thuật quá lịch sử VN từ Thế chiến thứ hai cho tới 1952.

Người Pháp trở lại Đông dương sau Thế chiến

Thập niên 30 tại Bắc kỳ phong trào chống Pháp lên mạnh, năm 1940 Pháp bại trận, Nhật vào Đông dương , Pháp bị lép vế, đa số các đảng phái Quốc gia chống Pháp, Nhật. Các thủ lănh bị truy nă trốn sang Tầu, mới đầu chia rẽ, sau họ hợp lại dưới mặt trận nhân dân gọi là Việt Minh năm 1941 (Việt Nam độc lập đồng minh ), những người quá khích nắm chính quyền. Nguyễn Ái Quốc (Hồ chí Minh) làm chủ tịch đảng Cộng Sản Đông dương. Chương tŕnh hành động của họ nhằm đánh đuổi thực dân dân chủ hóa Đông Dương, họ liên minh với Quốc dân đảng Trung hoa và Mỹ.

Một tổ chức bí mật của Việt Minh được thành lập tại Thái Nguyên (100 km, phía bắc Hà nội) gồm nhiều chi bộ rải rác trong nước, hàng ngh́n du kích, nhất là tại Thượng du Bắc kỳ. Mỹ đă tiếp xúc với Việt Minh thả dù vũ khí cho họ, ngày 9-3-1945 Nhật đảo chính, chính quyền Pháp sụp đổ tại Đông Dương. Số th́ bị giết, bị bắt giam, c̣n laị khoảng 5,000 người chạy sang Tầu. Hoàng đế Bảo Đại tuyên bố độc lập thống nhất ba kỳ (Bắc, Trung , Nam ), hủy bỏ tàn tích thực dân Pháp.

Việt Minh bành trướng mạnh khắp Việt Nam nhất là miền Thượng du Bắc kỳ. Biết Nhật sắp thua, họ chuẩn bị cướp chính quyền. Rất giảo quyệt, không những được Mỹ giúp đỡ, họ c̣n dựa vào chính phủ lâm thời Pháp. Để chiếm cảm t́nh của Mỹ, họ chống Nhật, chống thực dân Pháp. Họ kết thân với Pháp mới, họ lừa gạt hết chỗ này, người nọ

Ngày 15-8-1945, Nhật đầu hàng đồng minh, Hồ chí Minh về Hà Nội, ít ngày sau họ chiếm chính quyền toàn quốc. Vua Bảo Đại thoái vị làm cố vấn cho chính phủ VN Dân chủ Cộng ḥa. Quân Anh giải giới vũ khí quân Nhật dưới vĩ tuyến thứ 16, trên đó là quân Tầu, kế đó Pháp đến tiếp thu. Tại miền nam Tướng Leclerc chỉ huy, tiếp thu dễ dàng, VM bỏ trốn, Pháp chiếm lại các thành phố quan trọng, VM rút vào rừng núi kháng chiến.

Phía Bắc, quân Tầu muốn đóng đô như xưa, khuyến khích Việt Minh giành độc lập. Trong nhiều tháng, Pháp không lấy lại được chủ quyền Bắc kỳ . Tầu, VM dựa vào Mỹ chống thực dân. Cao ủy Sainteny tới Hà Nội mấy ngày sau khi Nhật đầu hàng không được ai đón tiếp. Quân Nhật bị giải giới thích trao quyền cho Việt Minh v́ họ cùng là da vàng, nhiều lính Nhật theo VM, huấn luyện cho VM. Tầu, Mỹ, Nhật, VM kết hợp chống Pháp.

Pháp hối lộ Tầu và thương thuyết với Việt Minh để ra Bắc, ngày 6-3-1946, kư Hiệp ước công nhận VN độc lập có Quốc hội, quân đội, tài chính trong Liên bang Đông dương và Liên hiệp Pháp. Người Pháp với 15,000 quân được phép thay thế 200,000 quân Tầu

Ngày 18-3 thi hành Hiệp định, Tướng Leclerc vào Hà Nội sau khi đă xử dụng đại bác để đổ bộ lên Hải pḥng. Pháp cần thay đổi thái dộ, không thể như trước 1939 được. Hai bên thảo luận từ Đà lạt rồi qua Fontainebleau , ngày 14-9-1946 kư tạm ước, hai bên căng thẳng. Tới 19-12-1946 Việt Minh tấn công Pháp mở đầu cuộc chiến Đông Dương

Cuộc chiến.

Tác giả kể sơ những giai đoạn chính của cuộc chiến. Những năm 1947, 1948, 1949 chiếm những tỉnh của VM. Nếu có chỉ huy thống nhất, phương tiện quân sự đầy đủ th́ đă thành công. Không khí chính trị tại Pháp không thuận lợi, người Pháp không ủng hộ cuộc chiến, coi đó là cuộc chiến bẩn thỉu, cuộc chiến ô nhục.

Quân đội Pháp được tiếp viện lén lút, động viên vội vă, từ từ chiếm được châu thổ Bắc phần nhưng không tiêu diệt được du kích. Tại Thượng du, Trung du Pháp chiếm được những vị trí chiến lược then chốt Móng cáy, Lạng Sơn, Cao bằng, Lào kay. Nhưng chiếm đóng lỏng lẻo, Việt Minh vẫn xâm nhập được. Tại Pháp cánh tả ủng hộ VM, cánh hữu bác bỏ. Pháp thương thuyết với Bảo Đại đang ở Hồng Kông, ông cũng đ̣i độc lập như Hồ chí Minh. Năm 1949 ông đồng ư về nước làm Quốc trưởng, người Pháp ngầm công nhận nền dộc lập, trong 3 năm này VM chưa mạnh, Pháp chưa có sự dứt khoát về chính trị quân sự, cơ hội qua đi.

Cuối năm 1949 bên Tầu Mao thắng Tưởng, họ dàn ra biên giới, cuộc chiến qua giai đoạn khác. Trước đây thiếu vũ khí nặng VM chỉ đánh du kích, nay được Trung Cộng viện trợ nhiều, cục diện thay đổi, Pháp phải lựa chọn thắng trận bằng trang bị mạnh trước khi Tầu viện trợ ồ ạt cho VM hoặc thương thuyết.

Tuy thế có một cách lưng chừng, Tướng Revers, Tham mưu trưởng quân đội Pháp, thay mặt chính phủ tới quan sát trận địa, quyết định bỏ biên giới về giữ châu thổ Bắc phần. Mấy tháng sau thực hiện kế hoạch này đưa tới thất bại quân sự tại Cao bằng. Bỏ ngỏ biên giới Tầu khiến họ ăn thông màng lưới vận chuyển ngày một nhiều hơn để VM nhận được nhiều viện trợ thành lập quân đội chính qui. Tại châu thổ, Pháp phải đóng đồn, thiếu quân di động.

Trong khi VM ngày càng mạnh, đông, di động, tại Pháp chính phủ không tăng viện đủ để đối phó t́nh trạng nghiêm trọng, ngày càng sa lầy v́ thụ động. VM lên tinh thần trong khi Pháp xuống tinh thần, chủ bại, cán cân dần dần nghiêng về phía địch.

Tiếng vang trận Cao Bằng khiến chính phủ cử Tướng De Lattre sang làm Toàn quyền tại Đông Dương tháng 12-1950, ông vừa giữ chức Cao ủy (Toàn quyền) và Tư lệnh quân đội. T́nh h́nh chính trị sáng sủa hơn từ tháng 6-1950, Hiệp ước kư tại Pau chấp nhận ba nước Đông dương trong Liên hiệp Pháp. T́nh h́nh quân sự không sáng sủa hơn. Thượng du, Trung du di tản, các lực lượng Pháp rút về châu thổ, đa số đóng một chỗ. Quân trừ bị có khoảng 12 tiểu đoàn trong đó chỉ có 6 tiểu đoàn tổ chức thành hai Liên đoàn lưu động (1). Châu thổ bị VM xâm nhập không thể bảo vệ được.

Trái lại phía VM thành lập một Quân đoàn gồm 3 sư đoàn trong khi 2 sư đoàn nữa vừa lập xong, toàn Đông dương VM lập những đơn vị địa phương quân cấp đại đội, tiểu đoàn. De Lattre mang lại niềm tin cho quân đội, ông quan tâm đặc biệt sự quan trọng của đồng bằng Bắc phần, nó là cái then cửa của Đông nam Á, đúng vậy nên VM cố chiếm đồng bằng. De Lattre trích ra trên toàn lănh thổ những phương tiện có thể và được bên Pháp tăng cường, ông thành lập thêm 4 Liên đoàn lưu động. Trong mấy tuần ông ta đă khiến cho lực lượng viễn chinh tại Bắc phần ngang với Quân đoàn Việt Minh. Pháp đẩy lui hai cuộc tấn công lớn một ở Hà Nội (Vĩnh Yên, tháng 1-1951) và Hải Pḥng (Đông triều, 5-1951).

De Lattre cho lập tuyến pḥng thủ tại đồng bằng, trước hết đương đầu với cuộc tấn công lớn vào Châu thổ của VM hay của Trung cộng, ngăn chận VM liên lạc giữa Châu thổ và bên ngoài. Pḥng tuyến De Lattre không bao giờ ngăn được cuộc tấn công lớn và cũng không ngăn chận được các đơn vị lớn VM ra vào. Việc đóng quân mất 20 tiểu đoàn khiến Pháp thiếu những đơn vị di động. Mùa xuân 1951, Pháp mở những cuộc hành quân tại Châu thổ, kết quả khả quan. De Lattre đồng thời tăng cường lập thêm các đơn vị mới, ông tuyển thêm lính bản xứ, De Lattre phát triển quân đội các Quốc gia liên kết (Việt, Mên, Lào) nhất là quân đội Việt Nam .

B́nh định xong, mùa thu 1951, tướng Tư lệnh quyết định tấn công với tham vọng tiêu diệt Quân đoàn VM, biết là địch di động luôn, ông chọn Ḥa b́nh nới VM sẽ đánh. Một trận đánh cam go bốn tháng diễn ra, De Lattre bị bệnh phải về Pháp, sau nhiều thăng trầm, Pháp rút vào Châu thổ tháng 2-1952. Pháp đă giáng cho địch nhiều tổn thất nặng và Pháp cũng bị thiệt hại . Về chiến lược, không đạt được kết quả nào ngoài ngăn chận địch tấn công Hà Nội. Đáng tiếc trận Ḥa b́nh khiến quân lưu động Pháp ra khỏi Châu thổ, VM xâm nhập nhiều, Châu thổ ngày càng bị ung thối, dần dần Pháp phải đóng một chỗ, VM thắng về cơ bản, De Lattre đă vực dậy được t́nh h́nh.

De Lattre chết bệnh, cuộc chiến sang giai đoạn khác, t́nh h́nh tồi tệ hơn. Quyền hành chính trị quân sự tách rời: ông Letourneau làm Cao Ủy, tướng Salan thành Tư lệnh. Tại Châu thổ, quân Pháp khó khăn, VM lưu động ngày càng mạnh, quân lưu động Pháp ngày càng hạn chế, đạo quân cố định nay chỉ để chống du kích và địa phương quân. Tinh thần xuống nhiều, mặc cảm tự ty trước kẻ địch tự do hoành hành, nhất là ban đêm nó làm chúa tể. VM như vết dầu loang, chiếm đóng dần dần miền Trung, nam VN tương đối cải thiện, nay Quân đoàn VM lên tới 6 sư đoàn, từ trận Ḥa b́nh VM chưa đánh lớn, Tướng lănh Pháp cho là VM sẽ đánh Châu thổ.
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Hanna's Avatar
Release: 01-11-2014
Reputation: 58282


Profile:
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	Henri-Navarre-450x346.jpg
Views:	19
Size:	47.4 KB
ID:	559579
Hanna_is_offline
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109 Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Old 01-11-2014   #2
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Default

Mùa xuân 1952 họ xuất hiện ở vùng người Thái. Giữa tháng 10, VM tấn công đồn Nghĩa Lộ đông đảo, Pháp không có tin t́nh báo kịp thời, rồi hướng về Thượng Cửu long. Sau đó một lực lớn (các Sư đoàn 308, 312, 316) chọc thủng pḥng tuyến Pháp, quân Pháp mệt mỏi, tập trung tại những nơi có tiếp tế bằng đường hàng không.

Cuối tháng 11, VM tập trung quanh Nasan tấn công, cuộc chiến kéo dài 4 ngày, VM mất 7,000, cuối tháng 3-1953 Quân đoàn VM tiến về Luang Prabang. Họ chiếm Sầm Nứa, đồn lính ở đây phần lớn bị bắt hoặc tháo chạy. Thiếu tiếp liệu, gần tới mùa mưa khiến VM không tấn công tiếp được, cuối tháng 4 họ rút về Châu thổ Bắc phần, họ chưa tới được sông Cửu long nhưng đă đặt được những cơ sở, căn cứ chiến lược. Châu thổ Bắc Việt không c̣n là then chốt của Đông nam Á.

Cuộc chiến vượt giới hạn của VN thành cuộc chiến Đông Dương, trước tháng 10-1952 khi bắt đầu chiếm các địa phương Thái và Thượng Lào, chưa bao giờ họ mở chiến dịch lớn khác tại Châu thổ Bắc Việt, chưa ai tiên liệu để đối phó, chưa ai có biện pháp nào để ngăn chận nhất là ngăn ngừa sự nguy hiểm do VM sẽ tạo ra giữa Tourane (Đà Nẵng) và mũi Diều (Varella). Cuộc chiến tạo ảnh hưởng quốc tế, Thái Lan bị đe dọa suưt nữa đă thưa ra Liên hiệp quốc, Pháp đă khuyên họ bỏ ư định v́ nếu vậy Anh, Mỹ và Nga, Trung cộng sẽ có trách nhiệm giải quyết vấn đề Đông Dương hoặc ngăn chận VM tấn công Lào năm sau. Chủ lực quân giảm từ 190 ngàn xuống 174 ngàn quân tính từ thời De Lattre, quân đội các Nước liên kết (Việt, Mên, Lào) tăng thêm nhưng yếu hơn. Tổng số quân tăng hơn nhưng phẩm chất giảm v́ giảm lính Pháp, tăng lính VN, vấn đề nghiêm trọng là quân số lưu động Pháp từ thời De Lattre tới tháng 6-1953 không tăng thêm trong khi VM ngày càng mạnh hơn.

Chỉ có vấn đề tiếp liệu tiến bộ, thất bại cay đắng của Mỹ tại Trung hoa (1949) nhất là Triều tiên, người Mỹ đă ngăn chận trễ tới 5 năm nguy cơ bành trướng của CS tại Đông nam Á. Sự thức tỉnh đă khiến Mỹ thay đổi cái nh́n về chiến tranh Đông Dương, từ chiến tranh giành thuộc địa vô đạo họ đưa nó lên hàng cuộc chiến thần thánh chống CS. Sau nhiều năm họ mong cho Pháp thua nay họ muốn cho Pháp thắng bằng viện trợ tài chính, chiến cụ để hiện đại hóa trang bị đoàn viễn chinh nhất là cho quân đội các Nước Liên kết.

Tiếc thay viện trợ Mỹ v́ lợi cho họ đưa tới những điều bất lợi, trước hết đưa quân Pháp vào con đường nặng nề. Nhận viện trợ cho không về quân sự cho một cuộc chiến cổ điển, ta sẽ có cớ tiết kiệm tiền bạc và có những chiến cụ thích hợp với cuộc chiến này. Nhưng nguy hiểm quan trọng nhất là viện trợ Mỹ thành mệnh lệnh chính trị, nếu không có một h́nh thức cam kết nào th́ người Mỹ ngày càng xen lấn vào chuyện của Pháp, dần dần Mỹ sẽ ảnh hưởng tới các Nước liên kết của Pháp tại Đông Dương. Pháp đang đến một t́nh trạng mâu thuẫn, nhận viện trợ Mỹ chắc chắn dần dần sẽ mất Đông Dương cho dù viện trợ đó giúp Pháp thắng trận. Đó là thảm kịch chính trị lớn của Pháp.

Chú thích

(1) Le groupe mobile tại Đông Dương là đơn vị lớn nhất có giá trị lâu dài. Nó gồm một bộ tham mưu, một pháo đội và và 3 tiểu đoàn (chú thích của tác giả)



Tổng kết t́nh h́nh tháng 5-1953

Navarre thừa hưởng một thực trạng khó khăn

Không khí Pháp

Những dữ kiện về bảng tổng kết này phải t́m tại Paris , trước hết không khí hôi hám của bọn CS phản bội (tức đảng CS Pháp) có từ khi mới có chiến tranh. Không khí chính trị thờ ơ, đa số bi quan thiếu ư chí, chủ bại, những báo cáo của các phái đoàn Nghị viện dựa vào những chuyện phiếm.

Các Tướng lănh nhận rơ t́nh h́nh hơn nhưng chiến trường Đông Dương là trở ngại cho sự củng cố quân sự Pháp tại Âu châu, một gánh nặng cần phải vứt bỏ sớm. Đó là bế tắc xáo trộn người ta muốn thoát ra nhưng không thỏa thuận về chính trị quân sự để thực hiện nó. Nhiều người muốn kéo dài thêm một tí để cố gắng một lần chót, những người khác muốn chấm dứt ngay, một nhóm khác cho chiến tranh Đông Dương không phải là cuộc chiến của đất nước mà do một đạo quân nhà nghề, đất nước không hiểu ư nghĩa của nó và không tham gia.

T́nh h́nh chính trị tại Đông Dương

Về chính trị, Việt Minh thực sự là một nước, chính quyền trải rộng ra hơn một nửa nước VN, nhất là họ hoạt động trong nhưng vùng mà Pháp không kiểm soát được bằng một tổ chức bí mật để lấy những nguồn tiếp liệu. VM lấy thuế, tuyển quân, lấy thóc gạo, muối. Họ lấy được xe đạp để chở thồ, thuốc tây để chữa bệnh, pin để làm nổ ḿn.

Bên Lào, Mên những phần tử thân VN kiểm soát những vùng rộng lớn gây khó khăn cho những chính phủ thân Pháp. Sức mạnh của VM nằm ở chiêu bài, danh nghĩa chủng tộc, xă hội, họ dùng đường lối nhồi sọ, hơn một nửa dân số theo họ. VM theo nguyên tắc Lénine, khi chiến tranh không thể tránh được, phải tận dụng mọi sức mạnh của quốc gia. Chính phủ VM tham chiến trên mọi phương diện, chính trị, đạo đức, kinh tế, xă hội và quân sự bằng sự thúc đẩy tận lực tới cùng. Trung thành với lư thuyết Mao từ 1934 đă nói “Ta không làm ǵ được nếu không có nhân dân”, họ chiến đấu toàn diện, cuộc chiến tranh toàn dân chứ không phải chỉ riêng quân sự, khẩu hiệu “một người lính chiến đấu, mười người dân ủng hộ”

C̣n bức họa t́nh h́nh phía người Pháp th́ hoàn toán khác.

Pháp không thống nhất nhân sự, trong khi VM chỉ một lănh tụ Hồ chí Minh, một tư lệnh Vơ nguyên Giáp chỉ huy bẩy năm liền, c̣n Pháp19 chính phủ liên tiếp, 5 nhà lănh đạo chính trị tại Đông Dương (Cao ủy) và 6 Tư lệnh quân sự (Navarre là người thứ 7), Pháp không có liên tục chính trị. Sau thế chiến, Pháp trở lại Đông Dương không nhận thức một tí ǵ về sự thay đổi tại nơi đây mà vẫn muốn đem chế độ thuộc địa trở lại, nó không c̣n thực tế, đă bị sẩy thai từ trong trứng nước trước những khó khăn chính trị, quân sự trước thái độ chống thực dân của Mỹ.

Pháp đưa ra ư niệm hấp dẫn: “Độc lập trong Liên hiệp Pháp”, nghe hấp dẫn nhưng mơ hồ, độc lập nhưng trong Liên hiệp Pháp. Sự thực chỉ có độc lập, Liên hiệp Pháp chỉ là nhăn hiệu che dấu sự ra đi để giữ chút thể diện. Quan niệm này cũng là quan niệm của tất cả những người quốc gia không CS cũng từ chối không theo Pháp hoặc theo khi được cấp vũ khí. Đa số những người Việt này chính thức đứng bên người Pháp nhưng hy vọng khi chiến tranh chấm dứt người Pháp sẽ ra đi, người Lào, Mên cũng vậy. Đó cũng là quan điểm của Mỹ, họ tỏ ra bênh vực yêu sách các Nước Liên kế và là chỗ dựa cho họ.

Một quan niệm khác cho Pháp ở lại Đông dương và Liên hiệp Pháp là một thực thể chắc chắn, nó giới hạn độc lập các Nước liên kết. Nước Pháp không chấp nhận sau bao nỗ lực lại ra đi. Theo Navarre , nhiều người tại các Nước liên kết đă được Pháp đào tạo, dậy học, ra làm trong chính quyền. Họ nhận thấy nước họ không thể đứng một ḿnh mà không dựa vào một cường quốc mà họ đă từng liên kết hàng thế kỷ đă cùng chung một văn hóa

Nước Pháp không chọn một ư niệm nào trong hai ư niệm trên, ngày 3-7-1953, Tổng thống Laniel tuyên bố các Nước Liên kết độc lập hoàn toàn và mời họ tham gia Liên hiệp nhưng thực ra chỉ là lư thuyết, không thực hiện.
Hanna_is_offline   Reply With Quote
Old 01-11-2014   #3
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Default

* * *

Các Nước liên kết không thuần nhất, VN gồm nhiều miền, đảng phái chủng tộc, tôn giáo.. mà không có tinh thần quốc gia chân chính nào được kết hơp. Lào chống Việt Minh, Miên phong kiến, lănh chúa, đảng cướp làm hỏng Hoàng gia. Pháp muốn hạn chế độc lập, các Nước liên kết muốn hoàn toàn độc lập. Quan điểm Pháp-Mỹ khác nhau, Mỹ giúp Pháp v́ cần Pháp trong chính sách ngăn chận CS lan rộng xuống Đông nam Á nhưng không muốn Pháp giữ Việt, Mên, Lào trong Liên hiệp Pháp, họ không muốn chế độ thực dân tồn tại.

Khi đối phương là một khối kết hợp, năng động, cương quyết đạt mục tiêu cuối cùng th́ Pháp chia rẽ, khuynh hướng mơ hồ khác nhau. Trong khi Pháp dựa vào những cái xưa cũ và những nhận định lỗi thời, người già th́ Việt Minh dựa vào những quan niệm mới, người trẻ

Sinh hoạt hai bên khác nhau: Thủ đô Việt Minh bí mật trong rừng phía bắc Hà Nội, di động luôn, sợ máy bay. Tại Thủ đô này, bộ đầu năo chính phủ có chừng 12 người, sinh sống đạm bạc như thầy tu, hoạt động bí mật, một bộ chỉ huy bí mật thời chiến

Phía Pháp – một thành phố lớn, ăn chơi, dịch vụ, tiếp tân sang trọng, tiệc rượu sâm banh, các bà ăn mặc sang trọng, đoàn ngoại giao nhàn hạ, Bộ trưởng, Nghị viên, báo chí tiêt lộ bi mật.

VM chiến đấu, phía Pháp quân đội dấn thân trận mạc, đổ máu bên cạnh đó là cảnh thanh b́nh hậu phương

T́nh thế quân sự

T́nh h́nh quân sự với bẩy năm khói lửa được định đoạt bằng những yếu tố địa dư, chủng tộc trên chiến trường Đông dương và do diễn tiến chính trị như trên.

H́nh thức chiến tranh khó tưởng tượng ra nếu không ở trong cuộc, nó không giống bất cứ cuộc chiến nào, nó không phải là cái mà các sĩ quan tham mưu cao cấp Pháp Mỹ đă nghiên cứu, không giống chiến tranh Âu châu, Triều tiên. Nhiều vị đă phán xét cuộc chiến Đông dương mà không hiểu ǵ đă đưa tới những yếu tố chính trị quân sự tại Paris , Hoa Thịnh Đốn.

Cuộc chiến tranh không giới tuyến, khác hẳn chiến tranh cổ điển, chiến tranh Đông Dương chưa có trường vơ bị nào nghiên cứu kỹ. Nó gồm kháng chiến do khối đông đảo người dân yểm trợ và quân đội chính qui chủ động chiến tranh, nó giống cuộc chiến Tây Ban Nha, Mễ Tây Cơ, cuộc chiến dân Nam tư chống Đức quốc xă.

Vùng đồi núi Việt, Mên, Lào thưa dân, ít đường giao thông chỉ có những trận nhỏ, phục kích đánh đồn, trái lại tại đồng bằng châu thổ sông Hồng và Cửu Long, đồng bằng duyên hải miền trung cuộc chiến thật sự diễn ra. Đồng ruộng ph́ nhiêu, dân cư đông nghèo khổ không ưa CS đă khiến hai bên khai thác: VM cần lúa gạo, nhân lực và tiền mà chỉ có vùng đồng bằng mới cung cấp được; Pháp cần an ninh căn cứ, cửa ngơ và bảo vệ chính quyền các Nước Liên kết tại những vùng có lợi ích.

Ngay cả những vùng này diễn ra những trận đánh không phải là cổ điển, Pháp muốn đưa vào chiến tranh cổ điển nhưng VM không chịu đánh lối này. VM luôn di động, uyển chuyển, xảo quyệt như du kích, họ luôn tính toán để có ưu thế, trang bị nhẹ, nhiệt t́nh, chịu gian khổ, cơm nắm cá khô, rất đông, trang bị tối tân, nặng, họ có lợi thế tuyển quân tại chỗ, biết địa h́nh, được dân ủng hộ.

Hai phương diện chiến tranh đó khiến người Pháp tập trung các lực lượng tinh nhuệ tại các vùng châu thổ, tại những vùng thưa dân đồi núi để những lực lượng yếu hơn: lính Thái, Lào, Mên. Pháp trang bị những phương tiện chiến tranh tại đồng bằng mà không nghĩ rằng sau này đánh trong rừng, núi. Từ 1952 VM thôi đánh đồng bằng Bắc Việt mà đánh xứ Thái, thượng, trung Lào, Cao nguyên VN, họ đánh ở đâu cũng được. Năm 1950 Tướng Giáp đọc lời kêu gọi gồm những giai đoạn như.

-Giai đoạn đầu là du kích lấy súng địch, cầm chân quấy phá, giành dân

-Giai đoạn hai chiếm diện địa từ 1952, thực hiện những chiến dịch hành quân, những trận lớn.

-Giai đoạn ba chuẩn bị tổng tấn công, giải phóng toàn Đông dương kể cà Mên, Lào.

Nó phụ thuộc vào ba điều kiện ưu thế quân sự, đạt thuận lợi chính trị quốc tế và tạo khủng hoảng nội bộ địch. Bộ tham mưu VM nghĩ thời cơ đă đủ có thể là 1955, 56. Chiến lược tương ứng với tổ chức quân đội, tạo một đạo quân uyển chuyển mạnh, thích hợp địa h́nh.

Những nguyên tắc (quân sự) của VM hoàn toàn khác với Tây phương, nó giống như một h́nh tháp mà đáy của nó ăn sâu vào đất nước. Nấc thang chót là dân quê, đàn bà, đàn ông, trẻ con dùng làm dân công tải đạn, đào hầm, giao liên. Sau đó nâng cấp lên du kích, vũ trang sơ sài, lựu đạn, súng cũ, sinh sống trong làng, ngày đi làm ruộng,tối phá đường, gài ḿn, phục kích, mỗi làng có một đạo quân du kích.

Trên đó tuyển ra thành địa phương quân ngày càng được trang bị súng tốt hơn, đông hơn thành những đơn vị chắc chắn của VM, chấp nhận những trận quyết định thường là tại địa phương về ban đêm, tổ chức thành đại đội, tiểu đoàn, đôi khi trung đoàn.

Đỉnh của tháp là quân đội chính qui tạo lên một quân đoàn ngày càng được Trung cộng trang bị tối tân, uyển chuyển, lưu động mang tính chất một đạo quân tối tân và từ nay có thể chủ động tấn công lớn trên trận địa Đông Dương như đă chứng tỏ trong chiến dịch 1952-1953

Quân đoàn VM gồm 7 sư doàn bộ binh chính qui 304, 308, 312,316, 320,325 và mợt sư đoàn không tên hoạt động giữa Tourane (Đà nẵng) và mũi Varella (mũi Diều), cộng thêm nhiều trung đoàn chính qui độc lập đưa lực lượng lên tới 9 sư đoàn. Thêm vào một sư đoàn vũ khí nặng gồm những đơn vị pháo binh và pḥng không đang được thành lập, sức mạnh trội hơn đối phương.

Quân đội VM năng động v́ trẻ, họ chịu đựng gian khổ v́ được tuyển tại miền quê rất thiếu thốn cơ cực, họ cuồng tín v́ được giáo dục chính trị trước khi học quân sự khiến họ có niềm tin vững chắc và căm thù kẻ địch. Họ sống với dân, được dân giúp đỡ nhưng cũng ép buộc người dân dấn thân tham gia cuộc chiến tới cùng.

* * *

Phía người Pháp, chính phủ không có kế hoạch thống nhất về cuộc chiến nên kế hoạch các Tư lệnh kế tiếp nhau gồm chiến dịch hay tổ chức lượng không bao giờ liên tục.

Tinh trạng trong bẩy năm rời rạc thật bi đát, miền Bắc Pháp kiểm soát được châu thổ sông Hồng (đồng bằng Bắc việt) nhưng không biết địch sẽ tấn công lúc nào. Pháp kiểm soát vùng bờ biển tới Móng cáy, họ chỉ c̣n giữ Thượng du từ sau thất bại chiến dịch 1952-1953, mà những căn cứ Nasan, Lai châu bị đe dọa. Thượng Lào bị sứt mẻ tiếp theo khi VM chiếm đóng Điện biên phủ và Sầm Nứa, c̣n lại do thổ phỉ chiếm. Pháp chỉ c̣n làm chủ Luang Prabang , Vạn tượng , Cánh đồng Chum và Parksane. Đạo quân Việt Minh sẽ tới Thượng Cửu long nếu Pháp không ngăn chận ngay.

Tại miền nam về lư thuyết Pháp kiểm soát hết nhưng VM chiếm những điểm quan trọng để gây ảnh hưởng hoặc lập căn cứ để mở những cuộc tấn công. Cà Mâu hoàn toàn trong tay VM, miền Trung từ Tourane tới Mũi Diều (Varella). VM có 30,000 tay súng, trong đó 18,000 là chính qui hay Địa phương quân ưu tú thường xuyên đe dọa miền Trung và nam Đông dương, trung và hạ Lào. Nam kỳ và Cao Miên, t́nh h́nh ngày càng nghiêm trọng.

Những vùng mà Pháp kiểm soát trên lư thuyết bị Địa phương quân và chính qui VM quấy phá mất an ninh, chủ lực quân VM gồm 60,000 người ở Bắc kỳ, 25,000 người ở miền Trung và 40,000 ở miền nam, 6,000 ở Lào, 8,000 ở Mên. Pháp phải đóng vô số đồn bót để canh giữ đường sắt, kho hàng, phi trường, ṿng đai bảo vệ Châu thổ.

Một phần quân đội dùng làm trừ bị cho địa phương, bảo đảm tiếp tế liên lạc các đồn trại và đánh giải thoát nếu họ bị tấn công, do đó Pháp mất một số lớn chủ lực quân thí dụ giữ một đọan đường từ 20 tới 40 km phải mất một tiểu đoàn, một pháo đội. Châu thổ Bắc kỳ bị ung thối, Pháp chỉ giữ được các thành phố lớn và ngoại ô, trục giao thông, và một số vùng như Phát Diệm, Sơn Tây, Hà Đông. Pháp không làm chủ được Châu thổ, đa số quân phải trấn đóng hàng ngh́n đồn bót tương đương năm sư đoàn. Trong số 7,000 làng có tới 5,000 làng do Việt Minh kiểm soát, họ tuyển quân, lấy thóc gạo, tiếp tế đủ các loại.

Đồng bằng Bắc việt bị ung thối mà cả Đông dương cũng vậy, đó là ác mộng của bộ tham mưu và người lính chiến Pháp, 90% chủ lực quân là bất động một chỗ hoặc ít lưu động. Từ 1-11-1953 có 917 đồn bót, 810 đồn đă lỗi thời, 80 tối tân và 25 cái đang cải tiến, hơn 100,000 chủ lực quân đóng một chỗ.

Việt Minh có 125,000 chính qui, 75,000 địa phương quân, 150,000 du kích, những con số này do Pḥng nh́ ghi nhận tháng 3-1953, thực ra nó ít hơn con số thật nhất là về địa phương quân, du kích (VM có khoảng từ 350 tới 400 ngàn quân). Quân VM đa số lưu động.

Pháp có khoảng 500,000 nhưng đa số đóng đồn, khoảng một phần tư lưu động chiến thuật, một phần mười chiến lược. Quân Pháp gồm bộ binh 175,000 chính qui (54,000 Pháp, 30,000 Bắc phi, 18,000 Phi châu, 20,000 Lê dương, đa số Đức, 53,000 bản xứ tức VN) và 55,000 phụ lực quân, Hải quân 5,000, Không quân 10,000.

Quân đội các Nước liên kết: QGVN 150,000 chính qui và 50,000 phụ lực quân, Lào 15,000, Mên 10,000.

VM có tương đương 9 sư đoàn trong khi Pháp chỉ từ 1/3 tới một nửa của VM (7 Liên đoàn lưu động, 8 tiểu đoàn dù), trong khi Pháp chỉ hoạt động nhỏ, VM hoạt động lớn vô cùng. Lợi thế mà Pháp dành cho VM trong việc tổ chức quân đoàn, về chiến lược đó là sự thiếu sót lớn của Pháp, sai lầm từ cấp chỉ huy cao cấp đưa tới hậu quả tai hại.

Pháp có hỏa lực mạnh của không quân, pháo binh, chiến xa nhưng nặng nề lỗi thời. Xe lội nước chỉ ra được vài trăm mét trên bờ biển chứ không được nhiều cây số, đại bác chỉ di chuyển trên đường được thôi, xe tăng nặng quá không qua được tất cả các loại cầu, máy bay phạm vi hoạt động ít cũng như khả năng chở bom. Pháp lệ thuộc nhiều hạ tầng cơ sở giao thống.

“Chúng ta xử dụng nhất là những “dư thừa của Mỹ” (vũ khí) cho một cuộc chiến tranh có một dạng hoàn toàn khác. Chúng ta không bao giờ nghĩ tới những vũ khí thích ứng với cuộc chiến đặc biệt tại Đông Dương. Chúng ta cũng không bao giờ chi những khoản tiền cần thiêt để chế tạo những chiến cụ đó hay để hướng kỹ nghệ của ta hoặc Mỹ thích ứng với việc chế tạo chúng”

(Trang 47,48)



Về bộ binh, Pháp đă chế ngự bộ binh VM từ lâu nay thua VM, trước hết do không thích hợp với hoàn cảnh, thiếu nhân lực, thiếu tuyển quân. Về trang bị chậm hơn VM, quân chính qui VM được vơ trang những vũ khí nhẹ tự động rất hữu hiệu trong những trận đánh gần, họ hơn Pháp, Pháp không thay đổi từ nhiều năm nay.

Vả lại, nói về người bản xứ (VN), họ không tác chiến giỏi, trong hàng ngũ VM th́ họ giỏi nhưng khi vào hàng ngũ ta, tinh thần họ thường thôi và chiến đấu kém. Quân viễn chinh, Lê dương, Bắc Phi, Phi châu dù thiếu sĩ quan, thiếu huấn luyện nhưng vẫn giữ được phẩm chất truyền thống.

C̣n về người Pháp, họ chiến đấu anh dũng, là lính nhà nghề dưới danh dự lá cờ và binh nghiệp nhưng không phải v́ chiến đấu cho đất nước họ. Quân đội hoạt động quá sức, không được nghỉ ngơi, bộ binh Pháp bị bất lợi.

Tóm lại sau bẩy năm chiến tranh, so sánh chung về những phương diện của Pháp và của VM th́ thấy Pháp bất lợi.

Trong bài tường tŕnh gửi chính phủ ít ngày sau khi Navarre cầm quyền, ông tóm tắt t́nh trạng quân đội

“Sự phân tán và bất động của lực lượng ta chỉ cho việc chỉ huy những khả năng điều khiển rất hạn hẹp. Chúng ta không có Quân đoàn chiến đấu đương đầu với Quân đoàn Việt Minh. Lực lượng tổng trừ bị không được kết hợp và bị giảm xuống một mức mà tất cả những vận động chiến lược trong một mức độ nào đó không thể thực hiện được trong t́nh trạng hiện thời.”

(Trang 50)



Nếu quân đội Pháp mất thế lưu động và tinh thần tấn công, phải nói là nó trở thành tầm thường, đó không phải là do họ hoặc cấp chỉ huy mà do những nguyên nhân từ chính trị

Nếu sĩ quan chủ lực quân yếu đó là v́ các cấp lănh đạo chính trị đă không biết phân phối cho Đông dương những lực lượng Pháp, không cho họ đủ lực lượng cần thiết để hoàn thành trách nhiệm quân sự mà Pháp muốn đảm nhận. Huấn luyện không đủ, thời gian ngắn ngủi, phương tiện không được phong phú, tổ chức cũ rich, đó là v́ các vị trong chính quyền không muốn đ̣i hỏi đất nước những cố gắng cần thiết.

Nếu vũ khí không thích nghi là v́ người ta muốn chỉ đạo cuôc chiến tranh với giá rẻ bằng trang bị vũ khí dư thừa của Mỹ viện trợ. Nếu tinh thần không nhiệt t́nh là v́ nước Pháp không cho những người lính này biết họ chết cho mục đích nào. Điều đáng lo ngại hơn cả việc thiếu cấp chỉ huy quân sự là t́nh trạng đáng lo ở Đông dương là do chính sách chính trị ở Paris .

Trở ngại Tầu

T́nh trạng đáng lo là sự can thiệp của Trung Cộng, họ đóng quân ở biên giới đe dọa Đông dương như viện trợ vũ khí, gửi chí nguyện quân, những sự can thiệp này khiến Pháp nguy khốn, đó là vấn đề sinh tử. Trong khi nguồn tiếp liệu của họ ngay trên đất Bắc kỳ th́ người Pháp phải đợi gửi từ bên Pháp và Mỹ hàng ngh́n km, địch có thể đánh ta th́nh ĺnh mà ta không thể đỡ được.

Thiếu bí mật

Việt minh giữ bí mật, Pḥng nh́ Pháp không khai thác được mấy, những tin hạng nh́ cũng khó lấy. Pháp không biết tí ǵ về những kế hoạch dài tham mưu cao cấp địch như VM nhận được viện trợ tăng vọt mà Pháp không biết. Tuy nhiên Pháp cũng biết tin tức ở mức độ trung gian như chuyển quân cấp trung đoàn, sư đoàn, họ biết kịp thời. Pháp cũng biết lượng hàng tiếp tế từ Tầu khi vào BV từ đó Pháp chỉ tránh được những bất ngờ chiến thuật, những bất ngờ chiến lược th́ hoàn toàn phụ thuộc không tránh được. Pháp không lấy được tin của VM nhưng họ lấy được tin của Pháp, họ cho người ŕnh rập lấy tin địch.

Tổ chức lực lượng Pháp thua VM, trong khi họ ở trong rừng ruộng, không quân phục, linh động di chuyển mà người Pháp khó thấy, c̣n Pháp th́ nhiều xe cam nhông, máy móc nặng, đóng quân lộ liễu, họ dễ quan sát địch, Pháp khó mà dấu họ và khó tấn công họ bất ngờ. Pháp khó thực hiện bất ngờ chiến lược khi cần bí mật sửa soạn và thi hành. Pháp tăng quân hay tăng viện, VM biết trước khi tới Đông Dương, đôi khi họ biết kế hoạch Pháp đang bàn do sơ ư khi tŕnh từ Đông Dương về Paris . Cách lấy tin của địch rất nhiều, những cuộc nói chuyện không giữ ǵn trong văn pḥng, nơi công cộng không cẩn thận, giao công văn, tất cả đă cho VM những nguồn tin tức sơ khởi. Quân Pháp cũng như quân đội quốc gia VN, Mên, Lào không giữ được bí mật, phải trả giá.

Ngoài ra họ c̣n lấy được nguồn tin quan trọng từ báo chí, thống chế De Lattre vừa tử tế nhưng cũng nghiêm khắc, sau khi ông đi rồi, các đệ tử của ông lại không nghiêm khắc . Một số nhà báo tuyên bố họ có thể đưa lên cao hoặc hạ sự nghiệp các ông Tướng, một số ông muốn được họ đưa lên đă cung cấp tin cho họ. Ngoài ra các kư giả Mỹ từ sau chiến tranh Triều tiên tới mang theo lối làm việc của họ. Tại Đông dương đầy những kư giả, chỉ có môt số đàng hoàng , c̣n lại không có khả năng, giá trị, chỉ t́m những bản tin giật gân bất kể hư thật, Một số vô lương tâm không có trách nhiệm, họ không biết ǵ về quân sự, họ được cấp vé máy bay miễn phí, được đi lấy tin chiến trường. Họ coi như cấp chỉ huy phải cung cấp tin cho họ mà đó là bí mật, coi như họ có quyền biết và nói hết không cần biết nó ảnh hưởng tới đất nước và quân đội và làm lợi cho địch.

Rất may những điện tín, những bài của họ thường là sai bét, hậu quả của tưởng tượng và dốt nát. Pḥng Nh́ Pháp lọc lựa đúng sai, VM cũng vào khai thác. Tư lệnh không có thẩm quyền với báo chí, VM cũng lấy được những tin rất quan trọng từ ṛ rỉ, từ chính quyền Pháp về khuynh hướng đường lối chiến tranh, kế hoạch hành quân, tóm lại, một bên là vách ngăn kín mít, bên kia là cái sàng, mọi vật lọt qua được hết.

Chủ bài của Pháp

Pháp thua VM nhiều tuy nhiên cũng có những lợi điểm.

Các vũ khí hạng nặng xe tăng, pháo binh, oanh tạc cơ, tuy nó không có ưu thế nhẹ nhưng Pháp cũng có những ưu thế mà VM không có

Một ưu điểm khác là vận chuyển chiến lược của Pháp gồm đường bộ, xe vận tải, xe lửa, đường thủy và nhất là hàng không, tuy nhiên có khuyết điểm, số lượng máy bay không đủ, thiếu phi trường. Pháp tuyển quân có lợi thế hơn VM, chủ lực quân chưa tận dụng việc thành lập quân đội quốc gia các Nước liên kết măi cho tới năm 1950 mới bắt đầu, quan trọng nhất là quân đội QGVN. Tướng De Lattre có kế hoạch thành lập 8 sư đoàn nhưng chưa đầy đủ, những đơn vị tự trị đông nhất là Liên đoàn lưu động, c̣n lại từng đơn vị nhỏ thuộc Quân đoàn viễn chinh Pháp.

Hơn nữa, những đơn vị VN do những đơn vị bản xứ trong Quân đội viễn chinh chuyển qua họ chỉ đổi lá cờ. Chủ lực quân của ta không tăng lên mấy, phẩm chất không c̣n. Việc thành lập quân đội của VN vẫn chưa thực hiện nghiêm chỉnh, chưa có lệnh cưỡng bách quân dịch, cho tới 1953 Quân đội VN (tức QGVN) chỉ có bề ngoài. Năm 1953 tướng Nguyễn văn Hinh Tổng tham mưu trưởng qua Paris , coi như mới bắt đầu, thật là quá trễ. Hinh đề nghị thành lập nhiều tiểu đoàn khinh binh tuyển trong t́nh trạng quân dịch cưỡng bức do sĩ quan, hạ sĩ quan VN chỉ huy. Đề nghị đă được chính phủ Pháp chấp thuận trên nguyên tắc. Cuối tháng 2-1953 đă có quyết định thành lập 54 đơn vị mới trong 1953-1954 và một số tương đương trong 1954-1955, cũng dự liệu thành lập những đơn vị yểm trợ, Mỹ sẽ cung cấp vũ khí

Kế hoạch thành lập quân đội Mên Lào thực hiện 1952, mỗi nước 8 tiểu đoàn do chuyển từ lính bản xứ trong Quân đoàn viễn chinh, nó cũng không làm tăng lực lượng Pháp. Quân đội các Nước liên kết là một lợi thế cho Pháp nhưng chỉ có kỳ hạn. Việc thành lập quân đội các Nước liên kết gặp những vấn đề chính trị, kỹ thuật, trước hết đ̣i hỏi tinh thần yêu nước mà cả hy sinh tiền bạc vật chất cho cuộc chiến

Pháp luôn đánh giá thấp Việt Minh về chính trị, quân sự, ảnh hưởng của họ đối với dân. Tinh thần, động lực, khả năng kinh tế, nguồn nhân lực, khả năng quân sự của cấp chỉ huy cao hơn người Pháp tưởng.

Navarre tóm tắt:

Ư chí địch rất cao, mục đích rơ ràng, động cơ vĩ đại và một tinh thần nhất trí hành động tuyệt đối trong chỉ đạo cuộc chiên cũng như trong mọi chiến dịch. Người Pháp mất niềm tin, do dự, hoàn toàn thiếu ḥa hợp chính trị, kinh tế, quân sự. Một sự liên minh các nước có quyền lợi khác nhau hay trái ngược nhau không rơ ràng về mục đích và về những phương tiện của họ để đạt tới

Phía Việt Minh coi đó là cuộc chiến tranh nhân dân v́ ư thức hệ hoặc bị bó buộc đóng vai tích cực, ngược lại cuộc chiến Pháp không hợp ḷng dân (Pháp), dư luận quần chúng không thích, không tha thiết, giao phó cho nhưng người lính nhà nghề mà họ không biết tại sao lại chiến đấu. VM là môt đạo khinh binh nhẹ nhàng, lưu động, sức mạnh tầm thường nhưng ngày càng tăng. Pháp có sức mạnh hơn nhưng có khuyết điểm nặng nề và không thích hợp môi trường về vật chất và con người

Ở VM lưu động chiến thuật, ở Pháp lưu động chiến lược, địch quân số ít hơn nhưng bù lại lực lượng lưu động rất nhiều, người Pháp hy vọng sẽ có lực lượng lớn hơn địch nhờ các Nước liên kết gia tăng lực lượng nhưng buồn thay t́nh trạng chính trị và bầu không khí tinh thần, xă hội không mấy thuận lợi.

VM trước mắt lợi thế chính là Quân đoàn, thích hợp với những chiến dịch lớn, hầu như gấp ba Pháp, mà bề lâu bề dài Pháp không hy vọng cân bằng, từ đó sẽ có một viễn tượng đen tối cho mặt trận mùa đông 1953-1954. VM được tiếp tế mạnh, Pháp được Mỹ xa xôi viện trợ đều nhưng kế hoạch tỉ mỉ, cứng ngắc. Phía sau VM, Trung cộng sát ngay sau lưng cung cấp hạn chế nhưng có khả năng cấp ồ ạt (v́ ở gần.)

Trước bảng tổng kết u ám đó có thể kết luận chắc chắn Pháp sẽ thua, chính phủ phải nhận hậu quả sự việc. Hai yếu tố mà ta có thể hành động, nếu chính trị tích cực khéo léo có thể chế ngự vấn đề: Nếu viện trợ Tầu cho VM có giới hạn th́ Pháp không sợ tai họa, thứ hai nếu thực hiện được việc thành lập quân đội các Nước liên kết Việt, Mên, Lào th́ cơ hội thành công sẽ lớn mạnh. Từ tháng 5-1953 không thể xác nhận có một lối thoát nào cả.

Trước khi rời Sài G̣n trở về Pháp, cựu Cao ủy Létourneau và cựu Tư lệnh Salan nói t́nh h́nh sẽ được cải thiện.

Sau ba tuần quan sát tại Đông dương, Thống chế Juin làm một báo cáo sẽ thay đổi t́nh trạng trong hai năm. Theo Navarre ư kiến của giới chức quân sự cao cấp nhất của Pháp cũng không hy vọng tin tưởng được.

(Lược dịch từ lời tựa Avant-propos, Chương I – Ma prise de commandement, Chương II – La Situation en Indochine à mon arrive. Từ trang I tới trang 61 trong Agonie de l’Indochine)

© Đàn Chim Việt
Hanna_is_offline   Reply With Quote
Reply

User Tag List


Phim Bộ Videos PC6

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 09:42.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.08125 seconds with 12 queries