Là đại gia kinh doanh hàng hiệu, phía sau ông chủ Tập đoàn Liên Thái B́nh Dương (IPP) Johnathan Hạnh Nguyễn là những thương hiệu nổi tiếng trong nước và thế giới.
Tràng Tiền Plaza
Không phải là phi vụ đầu tiên được ông chủ IPP thực hiện tại Việt Nam, nhưng không ngoa khi nói Tràng Tiền Plaza đă đưa tên tuổi của ông Johnathan Hạnh Nguyễn nổi tiếng trên cả hai mặt truyền thông lẫn trong giới doanh nhân.
Không chỉ là số tiền 400 tỷ đồng để cải tạo một trong những ṭa nhà nổi tiếng nhất Việt Nam, mà vị này c̣n đưa vào đây 112 gian hàng đồ hiệu với số tiền gần 3.000 tỷ đồng.
Tràng tiền Plaza, địa chỉ kinh doanh của ông Hạnh Nguyễn ở Hà Nội.
Dù cho h́nh ảnh sầm uất của Tràng Tiền chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn và những nghi ngờ về chiến lược kinh doanh của vị doanh nhân Việt Kiều, th́ vẫn không thể phủ nhận Tràng Tiền Plaza là điểm sáng trong những dự án đầu tư của bố chồng Hà Tăng tại Việt Nam.
Rex Arcade
Trước ṭa nhà biểu tượng của Hà Nội, ông chủ IPP cũng từng đánh dấu tên tuổi với biểu tượng của TP.HCM. Đầu năm 2011, ông Johnathan Hạnh Nguyễn đă đầu tư hơn 40 triệu USD cho trung tâm mua sắm hàng hiệu cao cấp Rex Arcade.
Nằm ở tầng 1 của khách sạn Rex, khu trung tâm mua sắm này có diện tích khoảng 1.300 m2, được thừa hưởng vẻ sang trọng của một trong những kiến trúc mang phong cách Pháp xây dựng từ năm 1927. Ông Johnathan Hạnh Nguyễn từng cho biết, doanh thu của Rex Arcade từng tăng tới 38% ngay sau năm đầu tiên IPP chính thức đầu tư tiếp quản.
LVMH
Bước đệm cho ông Johnathan Hạnh Nguyễn khi bắt tay vào xây dựng các trung tâm thương mại xa xỉ là mối quan hệ tốt đẹp với LVMH, tập đoàn của Pháp chuyên về cung cấp các sản phẩm hàng hiệu. Nhờ lợi thế về kinh nghiệm kinh doanh thương hiệu hàng miễn thuế trong hơn 20 năm qua tại Việt Nam, ông chủ IPP đă trở thành nhà phân phối các nhăn hiệu cao cấp như Chanel, Burberry, Cartier, Salvatore Ferragamo, Rolex… cho LVMH tại Việt Nam.
Đến nay, 16 trong tổng số 48 nhăn hiệu mà LVMH sở hữu đă có mặt tại Việt Nam, tập trung nhiều nhất tại 2 trung tâm chính là Rex Arcade và Tràng Tiền Plaza.
Burger King
Xuất hiện tại Việt Nam vào năm 2011, khi được bán thử nghiệm tại sân bay, Burger King chính thức xâm nhập thị trường nội địa từ tháng 10/2012, thông qua đơn vị đối tác nhượng quyền là công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ Thực phẩm và Giải khát Cánh Diều Xanh (BKV), thành viên của tập đoàn Imex Pan Pacific.
Việc lựa chọn thành viên của IPP được ông chủ Burger King khu vực châu Á - Thái B́nh Dương giải thích, là do đơn vị này có nhiều kinh nghiệm và đang quản lư nhiều lĩnh vực thực phẩm, bán lẻ, đồng thời có nguồn tài chính mạnh. Theo kế hoạch, Burger King sẽ mở trung b́nh từ 3-4 cửa hàng/năm tại cả 3 thành phố lớn là Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng.
Popeyes Chicken
Hăng gà rán kiểu Mỹ xuất hiện chính thức tại TP.HCM vào ngày 21/1/2013, thông qua đối tác là Công ty TNHH Dịch vụ Thực phẩm & Giải khát Việt Nam (VFBS) - đơn vị thuộc tập đoàn IPP Group sau khi có mặt tại 27 quốc gia khác trên thế giới. Vợ của ông chủ IPP có xuất hiện trong lễ khai trương thương hiệu cùng với Hà Tăng.
Domino’s Pizza
Một trong những thương hiệu đánh dấu việc doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn nhảy vào thị trường thức ăn nhanh của Việt Nam là Domino’s Pizza.
Nhăn hiệu này vừa kỷ niệm 3 năm xuất hiện tại Việt Nam, và đến nay đă có 11 cửa hàng, tập trung chủ yếu tại TP.HCM.
Dunkin’ Donuts
Đây là nhăn hiệu mới gia nhập "bộ sưu tập" của ông chủ tập đoàn IPP. Nhăn hiệu Mỹ này được đánh giá nằm trong top 10 thương hiệu thức ăn và đồ uống được yêu thích nhất tại Mỹ, và là đối thủ nặng kư nhất của Starbucks ở thị trường này.
Theo các thông tin ban đầu, Dunkin’ Donuts đầu tiên sẽ mở tại quận 7, TP.HCM vào giữa tháng 11, đồng thời mở luôn cửa hàng thứ hai tại Phú Nhuận. Khách hàng nhắm tới là nhân viên văn pḥng với giá bán cà phê dự kiến chỉ bằng 70% so với Starbucks.
tm