Puerto Rico – một phần lănh thổ của nước Mỹ - đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ theo kiểu Hy Lạp.
Mắc kẹt với một cuộc khủng hoảng nợ thực sự ở “sân sau”, Mỹ có thể học được nhiều điều từ “sự điên rồ” của châu Âu.
Không c̣n bao lâu nữa, Quốc hội Mỹ và Nhà Trắng sẽ lại bắt đầu tranh căi về ngân sách ở Washington, DC. Tuy nhiên, trước khi tạo ra một cuộc khủng hoảng nợ giả tạo khác, Tổng thống Barack Obama và đảng Cộng ḥa sẽ phải chú ư đến một cuộc khủng hoảng thực sự đang diễn ra ở nơi cách Washington 1.500 dặm về phía Đông Nam.
Puerto Rico – một phần lănh thổ của nước Mỹ - đang đối mặt với nguy cơ vỡ nợ theo kiểu Hy Lạp. Với khoản nợ 70 tỷ USD – tương đương 70% GDP, Puerto Rico có tỷ lệ nợ cao hơn so với tất cả 50 bang của Mỹ.
Dù về mặt kỹ thuật Puerto Rico không phải là một bang của Mỹ, trái phiếu của nó được đối xử giống như vậy). Lợi suất trái phiếu do Puerto Rico phát hành đă tăng lên mức 10% bởi nhà đầu tư lo ngại nơi này sắp vỡ nợ.
Giống như Hy Lạp, Puerto Rico là một vùng đất thiếu sức cạnh tranh nhưng lại bị khóa chặt trong cùng một hệ thống tiền tệ với những người hàng xóm giàu có hơn và năng suất hơn. Giống như Athens, nền kinh tế của đảo này cũng bị thống trị bởi khu vực công hoạt động kém hiệu quả. Và, cũng giống như Hy Lạp, nhà đầu tư lo ngại một vụ vỡ nợ sẽ trở thành khủng hoảng trên diện rộng bởi nhà đầu tư tháo chạy, đẩy tăng chi phí đi vay trên thị trường trái phiếu có trị giá gần 4.000 tỷ USD của Mỹ.
Từ nhiều thập kỷ nay, Puerto Rico vẫn nhận được nguồn trợ cấp dồi dào từ chính phủ liên bang. Người dân (với mức sống thấp hơn nhiều so với Mỹ) nhận được rất nhiều khoản trợ cấp, từ lương hưu cho tới trợ cấp lương thực. Cho tới năm 2006, nền kinh tế này vẫn được hỗ trợ bởi chính sách ưu đăi thuế quan áp dụng với các công ty Mỹ đặt hoạt động sản xuất tại đây. Puerto Rico trở thành khu tự do mậu dịch qui mô lớn.
Năm 2006, chính sách ưu đăi thuế biến mất. Nền kinh tế Puerto Rico liên tục lao dốc theo từng năm. Tuy nhiên, Puerto Rico vẫn có thể vay mượn nhờ vào một nguồn trợ cấp khác: lăi suất đối với các khoản nợ từ Puerto Rico sẽ được miễn các khoản thuế ở Mỹ (thuế liên bang, thuế địa phương…). Do đó, ḥn đảo này vẫn rất hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư.
Nền kinh tế không tăng trưởng và gánh nặng nợ ngày càng tăng lên là một “liều thuốc độc hỗn hợp”. Năm 2010, chính phủ Puerto Rico cũng đă cố gắng kích thích nền kinh tế bằng cách cắt giảm thuế. Tuy nhiên, họ thất bại. Alejandro Padilla - Thống đốc hiện tại của Puerto Rico – đă nhanh chóng tăng thuế trở lại với hi vọng có thể cân bằng ngân sách vào năm 2016. Các quan chức Puerto Rico vẫn quả quyết rằng họ có thể trả nợ.
Đây chính là điểm mà Mỹ có thể học tập từ những kinh nghiệm đau thương của Hy Lạp. Rơ ràng là chỉ một ḿnh chính sách thắt lưng buộc bụng không phải là con đường đúng đắn để giải quyết nợ của một nền kinh tế thiếu sức cạnh tranh.
Đáng lẽ ra, mục tiêu hàng đầu của Puerto Rico phải là thực hiện cải tổ để thúc đẩy tăng trưởng. Bước đầu tiên là phá vỡ thế độc quyền để giảm thiểu tham nhũng. Ḥn đảo này xếp thứ 41 trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh của World Bank. Chi phí nhân công quá cao bởi chính sách mức lương tối thiểu trên toàn nước Mỹ cũng được áp dụng ở đây.
Bài học thứ hai mà Mỹ có thể học từ Hy Lạp: nếu như khoản nợ của Puerto Rico cần được tái cơ cấu, tốt nhất là hăy làm việc đó càng sớm càng tốt. Hy Lạp đă phải đợi quá lâu. Quốc hội Mỹ sẽ không cấp các khoản vay chính thức để trả nợ cho các trái chủ tư nhân như châu Âu đă làm với Hy Lạp. Tuy nhiên, các nhà làm luật Mỹ có thể đảm bảo chắc chắn rằng họ có thể tái cơ cấu các khoản nợ của Puerto Rico. Chính phủ liên bang có thể viện trợ tài chính để hỗ trợ quá tŕnh tái cấu trúc (giống như IMF đă làm với một số nước).
Tất cả những gợi ư trên sẽ không thể được thông qua một cách dễ dàng, kể cả khi các chính trị gia ở San Juan và Washington quyết tâm và nh́n xa trông rộng. Trong khi đó, San Juan đang hành động quá thận trọng trong khi Washington thậm chí c̣n không chú ư đến điều này, trừ khi vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
Thu Hương
Theo Trí Thức Trẻ/Economist