Đại sứ Syria tại Liên Hiệp Quốc tuyên bố rằng mối nguy hiểm vũ khí hủy diệt hàng loạt chính yếu trên thế giới hiện nay là kho vũ khí không công bố của Israel
Có ư kiến cho rằng các quan chức Israel đang ngày càng lo ngại nỗ lực tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria có thể là tiền đề để quốc tế yêu cầu Israel tiêu hủy kho vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) không được công bố của nước này. Lâu nay, Israel vẫn có thái độ nhập nhằng về vấn đề liệu họ có sở hữu vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí hóa học hay không.
Chính sách thiếu thận trọng
Dư luận thế giới tin rằng Israel có một kho vũ khí hạt nhân lớn được giấu giếm để tránh sự chú ư của cộng đồng thế giới, đồng thời người ta cũng nghi ngờ rằng Israel đă bí mật phát triển một chương tŕnh vũ khí hóa học. Những mối quan ngại trên càng tăng mạnh hơn sau khi một bản báo cáo của Cục T́nh báo Trung ương Mỹ (CIA) trong tháng 9 này cho rằng ngay từ đầu những năm 1980, Israel đă tạo ra được một kho dự trữ vũ khí hóa học đáng kể. Điều đáng nói là Israel đă từ chối kư kết Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1968 cũng như không phê chuẩn Công ước Vũ khí hóa học (CWC) năm 1993. Người ta ngờ rằng Israel không muốn bị CWC chi phối cũng như phải chịu sự giám sát của quốc tế và buộc phải tiêu hủy các tác nhân hóa học nước này sở hữu.

Binh sĩ Israel thuộc Bộ Chỉ huy Hậu phương thời chiến trong một cuộc tập trận vũ khí không quy ước ở Holon (Israel) Ảnh: EPA
Thế nhưng, trong những ngày qua, các quốc gia ở Trung Đông đă có một loạt động thái khiến cộng đồng quốc tế lưu tâm đến WMD của Israel. Điều đó diễn ra sau khi Damascus phê chuẩn CWC và thông báo về thời gian giải trừ vũ khí hóa học của Syria đă được Nga và Mỹ nhất trí. Tưởng cũng nên nhắc lại, lúc này Israel nằm trong số 6 quốc gia từ chối thực hiện công ước trên, cùng với Ai Cập, Myanmar, Angola, Triều Tiên và Nam Sudan. Về chuyện Israel đă nhanh chóng trở thành quốc gia đứng bên lề trong vấn đề nóng hổi này, nhật báo Haaretz của Israel thừa nhận rằng viễn cảnh cộng đồng quốc tế gây áp lực buộc Israel phải thú nhận về kho WMD của nước này đang làm cho một số quan chức quốc pḥng Israel trằn trọc hằng đêm.
Chính sách hiện nay của Israel về vũ khí hóa học là thiếu thận trọng. Đó là nhận định của ông Shlomo Brom, cựu tướng lĩnh của Israel và hiện là nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu an ninh quốc gia thuộc Trường ĐH Tel Aviv. Ông Brom nhấn mạnh: “Thực tế ở Trung Đông đă thay đổi kể từ khi Israel khước từ phê chuẩn CWC. Nay, Israel chẳng c̣n có lư do ǵ để có thể yên thân với những chế độ đối chọi với họ”.
Điều hết sức ngạc nhiên là năm 2010, Mỹ - đồng minh thân cận nhất của Israel - đă tài trợ cho kế hoạch của Ai Cập nhằm đặt cơ sở cho việc h́nh thành khu vực Trung Đông không có WMD. Tất nhiên, kế hoạch này vấp phải sự phản đối của Israel. Dù vậy, năm 2012, Washington đă bất ngờ thông báo tŕ hoăn hành động trên vô thời hạn. Thế nhưng, thế giới Ả Rập không chịu thua khi ngày 15-9 vừa qua, Bộ Ngoại giao Iran hối thúc cộng đồng quốc tế thông qua những biện pháp nghiêm khắc để buộc Israel ủng hộ CWC.
Lảng tránh và biện hộ
Thêm vào đó, Đại sứ Syria tại Liên Hiệp Quốc Bashar Jaafari tuyên bố rằng mối nguy hiểm WMD chính yếu trên thế giới hiện nay là kho vũ khí không công bố của Israel. Ông c̣n nhấn mạnh dù biết Israel sở hữu vũ khí hóa học nhưng hầu hết các quốc gia lại không sẵn sàng nói ra điều đó. Song mọi chuyện đều có thể thay đổi. Người ta nói các quan chức chính phủ Israel đang lo ngại rằng Ngoại trưởng Mỹ John Kerry có thể yêu cầu Israel phê chuẩn CWC như một phần nỗ lực dọn sạch vũ khí hóa học khỏi Trung Đông của Mỹ. Nhật báo Haaretz b́nh luận: “Có thể ông Kerry sẽ nói Mỹ cần Israel trợ giúp bằng cách phê chuẩn hiệp ước cấm sử dụng vũ khí hóa học này”. Có lẽ Israel khó từ chối lời yêu cầu từ Washington!
Trong khi đó, theo thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng Israel, các sứ quán Israel đă nhận được hướng dẫn chỉ đạo tránh những câu hỏi của các nhà báo và các nhà ngoại giao liên quan đến vũ khí hóa học của Israel. Trong một phát biểu công khai hiếm hoi, cựu bộ trưởng quốc pḥng Amir Peretz tuyên bố trên đài phát thanh Israel rằng ông hy vọng rất nhiều và chắc chắn rằng cộng đồng quốc tế sẽ không đặt chuyện Israel có vũ khí hóa học là vấn đề trọng tâm. Ông khẳng định: “Chúng tôi sẽ duy tŕ nguyên trạng. Không giống như Syria, Israel là một chế độ dân chủ, có trách nhiệm”.
Uri Avnery, một cựu chính khách Israel và hiện là nhà báo, quả quyết rằng người dân Israel thừa nhận đất nước họ đă bí mật sở hữu vũ khí hóa học. Ông nói: “Chính phủ Israel luôn luôn khăng khăng rằng nước này là một trường hợp ngoại lệ, rằng đây là chính phủ có trách nhiệm và v́ thế, Israel không cần phải phê chuẩn các công ước quốc tế, dù là về vũ khí hạt nhân, sinh học hay hóa học. Người Israel tin rằng do đất nước họ từng trải qua nạn tàn sát dưới thời Hitler trong Thế chiến thứ hai nên họ có quyền tự vệ hơn mức b́nh thường, có nghĩa là họ được quyền sử dụng mọi loại vũ khí”.
Nhiều lần sử dụng
Israel bị nghi ngờ sử dụng một chất độc khó ḍ t́m trong cái chết của nhà lănh đạo Palestine Yasser Arafat vào năm 2004 cho đến nay vẫn chưa giải thích được. Trước đó, người ta đă đặt vấn đề mối liên hệ giữa Israel và vũ khí hóa học sau tai nạn máy bay Israel ở Amsterdam năm 1992. Báo chí Đan Mạch đưa tin chiếc máy bay El Al chở một khối lượng đáng kể thành phần hóa học chính của tác nhân thần kinh sarin. Một công ty Mỹ thừa nhận đă cung cấp loại hóa chất này cho Viện Nghiên cứu sinh học ở Ness Ziona (Israel).
Theo kênh truyền h́nh Al Jazeera, Israel đă nhiều lần tấn công vào Dải Gaza, sử dụng loại đạn DIME, một vũ khí thử nghiệm chưa được các hiệp ước quốc tế đề cập. Nó gây tổn thương nghiêm trọng bên trong nạn nhân và để lại dấu vết các chất gây ung thư trong cơ thể người sống sót. Mùa đông 2008-2009, Israel cũng bị lên án v́ đă sử dụng phosphor trắng ở các khu vực đông dân cư ở Dải Gaza. |
NGÔ SINH
Nguoilaodong