SÀI G̉N (NV) - Nhiều người vừa truyền nhau trên các mạng xă hội một bản tuyên bố của nhóm khởi xướng “Phong trào dân sự và chính trị” đ̣i chế độ độc tài đảng trị Hà Nội trả các quyền này cho dân.

Một số người dân ở các thành phố Hà Nội, Sài G̣n, Nha Trang tham dự ngày “dă ngoại nhân quyền”. Họ phân phát các bản 'Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền', và 'Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị' mà chế độ Hà Nội đă đặt bút kư kết nhưng không tuân hành. (H́nh: Facebook)
“Dân sự và chính trị là những quyền thiêng liêng của con người. Từ xưa đến nay, trên toàn thế giới, nơi nào quyền dân sự và chính trị được thực thi th́ nơi đó có con người được đảm bảo những điều kiện phát triển tốt nhất.”
Bản tuyên bố phổ biến ngày 20 Tháng Chín với hơn 100 người kư tên viết mở đầu như vậy và viết tiếp rằng “Bảo vệ các quyền chính đáng ấy, ở Việt Nam, Hiến Pháp hiện hành quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu t́nh theo quy định của pháp luật”.
Bản tuyên bố cũng viện dẫn công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị mà nhà nước Việt Nam kư tham gia ngày 24 Tháng Chín, 1982 quy định cụ thể về quyền bày tỏ quan điểm, quyền hội họp và lập hội: “Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp. Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do t́m kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ư kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới h́nh thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia”; “Quyền hội họp có tính cách hoà b́nh phải được thừa nhận”; “Ai cũng có quyền tự do lập hội, kể cả quyền thành lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của ḿnh”.
Những quy định tương tự khác cũng có trong Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc ngày 10 Tháng Mười Hai, 1948 mà mọi quốc gia thành viên phải tôn trọng. Tuy điều 69 của bản Hiến Pháp Việt Nam hiện hành công nhận các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, lập hội, biểu t́nh của công dân, nhưng trên thực tế, chế độ độc tài Hà Nội lại đẻ ra một số điều luật h́nh sự để bỏ tù người dân khi người ta sử dụng các quyền vừa kể. Đó là điều 258 kết án người dân “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ” và điều 88 vu cho người ta “Tuyên truyền chống nhà nước...”. Đó là chưa kể một số điều luật khác quy chụp cho người ta “Gây rối trật tự công cộng”, “Gây mất đoàn kết dân tộc...”.
Hàng trăm người ở Việt Nam đă và đang bị bỏ tù v́ các điều luật vừa kể dù những điều luật đó bị cộng đồng quốc tế lên án là vi phạm nhân quyền, vi phạm các điều ước quốc tế mà chế độ Hà Nội đă kư kết.
“Chúng tôi đề nghị chính quyền tôn trọng quyền bày tỏ quan điểm của công dân, thẳng thắn tranh luận và đối thoại, từ bỏ cách đối xử không công bằng, không minh bạch với những tiếng nói dân chủ khác với quan điểm của nhà cầm quyền. Ư kiến khác nhau cần được tranh luận thẳng thắn để t́m chân lư; c̣n dựa vào quyền lực để cản trở việc công bố, không đối thoại mà chỉ đơn phương phê phán, quy kết, thậm chí dùng nhiều cách ngăn cấm và trấn áp th́ không những vi hiến và trái với Công ước quốc tế mà c̣n không đúng với tư cách chính đáng của một nhà cầm quyền.” bản tuyên bố viết.
Ngày 5 Tháng Năm vừa qua, một số người dân ở các thành phố Hà Nội, Nha Trang và Sài G̣n đă bị ngăn cản, đánh đập, tịch thu điện thoại, máy h́nh và các bản “Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền” mà họ mang đi phân phát ở công viên khi họ tham dự buổi “dă ngoại nhân quyền”.
Những người kư tên trên bản “Tuyên bố về thực thi quyền dân sự và chính trị” nói trên kêu gọi nhà cầm quyền Hà Nội phải sửa đổi hiến pháp theo hướng tôn trong thật sự các quyền dân sự và chính trị của Công dân.
“Để vượt qua những thách thức hiểm nghèo đối với đất nước và dân tộc, giải pháp cơ bản là phải cải cách thể chế chính trị, chuyển từ toàn trị sang dân chủ, qua đó phát huy sức mạnh ḥa giải và đoàn kết dân tộc, mở ra thời kỳ phát triển mới cho đất nước và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia. ĐCSVN, với vị trí là đảng đang cầm quyền, tự nhận v́ nước v́ dân, phải có trách nhiệm thúc đẩy quá tŕnh chuyển đổi đó một cách chủ động, mở đầu bằng việc sửa đổi Hiến pháp. Đó là mệnh lệnh của cuộc sống và cũng là phương án tối ưu cho sự chuyển đổi thể chế chính trị một cách ôn ḥa ở nước ta”. Bản tuyên bố viết.
Hiện chế độ Hà Nội đang đưa ra một bản dự thảo hiến pháp mới nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy chế độ Hà Nội bỏ điều khoản dành độc quyền cai trị cho đảng CSVN.
Những người kư tên trên bản tuyên bố cảnh cáo rằng “Nếu Hiến Pháp và hệ thống pháp luật vẫn duy tŕ thể chế và sự yếu kém như hiện nay th́ thách thức mà đất nước và dân tộc đang đối mặt sẽ càng thêm nghiêm trọng dẫn tới hệ quả khôn lường, dân càng thất vọng và bất b́nh, uy tín của nước ta trong quan hệ quốc tế càng giảm sút.”
Từ đầu năm đến nay, từ khi chế độ Hà Nội chuẩn bị sửa lại bản Hiến Pháp 1992, hàng chục ngàn người dân đă kư tên trên bản kiến nghị thúc hối chế độ bỏ điều 4, trả quyền tự hữu và trả các quyền tự do căn bản cho người dân.
Những tháng qua, đă có nhiều lời kêu gọi và vận động chống điều luật h́nh sự 258, chống nghị định 72 siết sử dụng Internet. Người ta cũng thấy có lời kêu gọi bỏ đảng CSVN như của đảng viên hơn 40 tuổi đảng Lê Hiếu Đằng ở Sài G̣n v́ nó phản lại quyền lợi của dân tộc.
Những ai muốn kư tên xin vào blog:diendanxahoidan su.blogspot.com
Email:diendandansuxa hoi@gmail.com
Facebook: Diễn Đàn XHDS. (TN)