Chỉ v́ bị bạn bè chế giễu v́ lấy phải người vợ “quá xấu” mà người đàn ông ấy đă đầu độc chết vợ ḿnh. Sau khi vào tù, ông vô cùng ân hận với tội lỗi ḿnh gây ra, quyết tâm cải tạo tốt để sớm ra tù làm lại cuộc đời.
Án tù mà ông phải chịu là 20 năm, nhưng sau hai lần được ân giảm án, ông được ra tù sớm tới 8 năm. Trải qua nhiều sóng gió, với nghị lực phi thường, phạm nhân ấy đă làm lại cuộc đời và có một mái ấm gia đ́nh hạnh phúc.
Tội ác trả giá bằng hàng ngàn đêm ác mộng
Đến xă Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An, hỏi về gia đ́nh ông Hồ Văn Thuyết (66 tuổi), hầu như mọi người dân ở đây đều biết bởi hoàn cảnh đặc biệt của người đàn ông này.
Ông Thuyết sinh ra và lớn lên trên mảnh đất nghèo của xă Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông là anh cả trong gia đ́nh gồm 8 anh em, v́ vậy mọi việc trong gia đ́nh đều do ông cáng đáng. Gia đ́nh đông con nên cuộc sống rất nghèo khó vất vả. Bố mẹ ông làm quần quật quanh năm ở ngoài ruộng nhưng cũng không đủ tiền nuôi các con ăn học đầy đủ.
Học đến lớp 3, v́ thương bố mẹ vất vả nên ông Thuyết xin nghỉ học để đi lao động kiếm tiền phụ giúp bố mẹ nuôi các em. Ngày ông Thuyết bỏ học tất cả bạn bè thầy cô đều rất tiếc bởi ông học rất giỏi, tuy nhiên v́ hoàn cảnh gia đ́nh nên ông cũng đành chấp nhận. Sau khi nghỉ học, hằng ngày ông Thuyết xách túi ra đồng đi bắt ốc, bắt cua bán lấy tiền đong gạo.
Thời thanh niên, sau vài năm tham gia quân ngũ, ông Thuyết về quê kết hôn với một cô gái tên là Hồ Thị Côi (quê ở huyện Nga Sơn, Thanh Hóa). Tuy bà Côi có phần kém sắc nhưng lại chịu thương chịu khó nên ông Thuyết quyết định kết hôn với bà và bỏ ngoài tai những lời đàm tiếu của làng xóm về sự “xấu gái” của vợ.
Sau đám cưới, ông Thuyết đưa bà Côi về xă Quỳnh Thọ sinh sống. Tại đây, ông thường xuyên phải nghe những lời x́ xào bàn tán về việc vợ ông có ngoại h́nh xấu xí. Lúc đầu, ông cũng không thèm để ư những lời bàn tán đó. Nhưng càng ngày ông Thuyết càng phải nghe nhiều lời x́ xào, đi đâu cũng bị bạn bè giễu cợt v́ lấy cô vợ xấu.
“Mỗi lần ngồi uống rượu với đám bạn, chúng lại lôi chuyện nhan sắc vợ tôi ra chê bai khiến tôi muốn nổi cơn điên. Tuy trong ḷng vẫn thương vợ nhưng tôi không giữ nổi lập trường nên dần dần thay đổi tính nết, thường xuyên về nhà cau có, cục cằn với bà ấy”, ông Thuyết nhớ lại.
Ông Thuyết đoán rằng tuy không nghe chồng nói trực tiếp, nhưng phần nào vợ ḿnh cũng hiểu được nguyên nhân dẫn đến sự ruồng rẫy của chồng. Bà càng ngày càng mặc cảm về thân phận đă đi làm dâu xứ người mà c̣n bị chồng ghẻ lạnh. Thấy vợ buồn rầu, ông Thuyết không những không nghĩ lại, mà bắt đầu bê tha, lao vào rượu chè để giải khuây.
Trong một lần uống rượu say, ông Thuyết không làm chủ được hành động của ḿnh đă bỏ gói thuốc độc vào tô cháo của vợ. Vừa ăn xong, vợ ông lăn đùng ra ngất xỉu, lúc này ông mới hốt hoảng đưa vợ đi cấp cứu. Tuy nhiên do trúng độc quá nặng, mọi cố gắng cứu mạng sống của bà Côi đều trở nên vô ích. Sau cái chết của vợ, ông Thuyết vô cùng ân hận, ông liền đến cơ quan công an đầu thú về hành vi của ḿnh.
Năm 1974, tức là một năm sau vụ án, trong phiên ṭa sơ thẩm ông Thuyết bị tuyên án chung thân. Mấy tháng sau, trong phiên ṭa phúc thẩm TAND tỉnh Nghệ An đă tuyên phạt ông 20 năm tù giam.
Ông Thuyết tâm sự: “Những ngày ở trong tù tôi vô cùng ân hận về tội lỗi ḿnh gây ra, hầu như đêm nào cũng gặp ác mộng. Càng ân hận bao nhiêu tôi lại càng thương đứa con chưa đầy 3 tuổi của ḿnh bấy nhiêu. Chỉ v́ nhận thức kém và suy nghĩ bồng bột tôi đă cướp đi mạng sống của người vợ đầu ấp tay gối của ḿnh, đồng thời khiến cho gia đ́nh tan nát, con trai trở thành bơ vơ”.
Hành tŕnh t́m lại hạnh phúc của người tù cụt tay
Những ngày cải tạo ở trại giam số 6 (đóng ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An), ông Thuyết luôn cố gắng cải tạo tốt và chấp hành các quy định của trại giam. Nhờ có khả năng đánh bắt cá nên ông Thuyết được phân công làm đội trưởng đội đánh bắt cá. Nhờ tinh thần cải tạo tốt ông đă hai lần được giảm án.
Nhưng rủi ro là khi gần măn hạn tù th́ một tai họa ập xuống: Trong lúc cùng bạn tù ra sông đánh cá bằng thuốc nổ ông gặp nạn, bị thương nặng, mất đi một cánh tay. Năm 1986, nhờ cải tạo tốt, ông Thuyết được đặc xá trước thời hạn 8 năm.
Sau khi ra tù, ông Thuyết gặp rất nhiều khó khăn, phần v́ ông bị mất đi một cánh tay nên không thể lao động kiếm sống như người b́nh thường được, phần v́ bị sự ḱ thị của mọi người. Ông lang thang khắp nơi làm đủ nghề để kiếm sống.
Qua mai mối, ông Thuyết lập gia đ́nh với một người phụ nữ ở huyện Đô Lương, cùng tỉnh. Nhưng thật không ngờ chỉ sau hai năm chung sống người vợ thứ hai của ông đă bỏ đi mà không một lời giải thích. Ông chiêm nghiệm: “Phải chăng ông trời muốn trừng phạt tôi v́ trước đây đă phụ bạc, cướp đi mạng sống của người vợ cũ?”.
Sống cuộc đời nay đây mai đó của một người đàn ông vừa ra tù sau khi chịu án v́ tội giết vợ, ông Thuyết tưởng rằng ḿnh chẳng thế nào có được hạnh phúc gia đ́nh. Trong một lần đi phát rừng thuê, ông t́nh cờ quen với bà Vi Thị Vân (SN 1965), ở xă Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ.
Bà Vân là người dân tộc Thái, đă qua một lần đ̣ và có hai người con. Đều là những người từng gặp bất hạnh trong hôn nhân nên hai người rất đồng cảm với nhau. Dù kém ông đến gần 20 tuổi, nhưng bà Vân cảm thấy ông Thuyết thực sự là “một nửa” phù hợp với ḿnh.
Năm 1999, bà Vân chính thức đưa hai con riêng về sống cùng ông Thuyết. Bà tâm sự: “Từ khi kết hôn ông ấy luôn hết ḷng thường yêu vợ và đối xử tốt với hai con riêng của tôi. Ông ấy luôn xem chúng như con đẻ của ḿnh vậy. Thậm chí chồng tôi c̣n lấy họ của ḿnh để đặt cho hai con riêng của vợ”.
Năm 2001, bà sinh một bé trai kháu khỉnh đặt tên là Hồ Văn Lưu. Từ khi có con chung, t́nh cảm giữa cặp đôi “rổ rá cạp lại” lại càng khăng khít hơn trước. Mới đây, ông Thuyết đón đứa con riêng của ḿnh với người vợ đầu về sống với gia đ́nh ông. Từ đó gia đ́nh ông Thuyết được đoàn tụ đông đủ, hạnh phúc dù muộn mằn nhưng rất trọn vẹn sau khi cả hai vợ chồng ông trải qua vô vàn sóng gió.
Hiện nay bà Vân do sức khỏe yếu nên thường xuyên đau ốm, hầu như bà không thể làm được các công việc nặng. Tất cả mọi việc đều một tay ông Thuyết làm hết. Tuy vất vả như vậy nhưng ông chẳng bao giờ kêu ca than văn điều ǵ. Ngoài việc đồng áng ở nhà ông c̣n đi làm bảo vệ cho một số công tŕnh xây dựng ở thị trấn để kiếm tiền mua thuốc cho vợ.
Hằng năm, cứ vào dịp giỗ người vợ đầu, bà Vân lại chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn để chồng ḿnh làm giỗ. Ông Thuyết tâm sự: “Tôi rất biết ơn bà Vân v́ bà ấy không hề kỳ thị với những tội lỗi tôi đă phạm phải. Nhờ sự bao dung của bà ấy tôi mới có thể làm lại cuộc đời và có một mái ấm như hôm nay”.
Theo Phương Thảo (Pháp luật Việt Nam)