Nghe nói ông Thiện phá sản, xóm giềng nhiều người không tin dù chủ nợ ngày nào cũng đến đầy nhà, chỉ bởi ông vừa tổ chức cưới con trai vô cùng xa xỉ với cả bầy siêu xe.
Cười ra nước mắt v́ tính sĩ của người Việt (1)
Lạc đà ốm vẫn phải to hơn ngựa

Ảnh minh họa
Thực ra, cái tính sĩ diện th́ ai cũng phải có, bởi người không c̣n chút sĩ diện nào th́ cũng rất dễ làm những việc khiến người khác khinh khi, dè bỉu và góp phần làm cho bộ mặt xă hội xấu đi. Có điều, với rất nhiều người Việt, kiểm soát liều lượng cho cái món “sĩ’ này lại là vấn đề nan giải.
Cách đây ít lâu, cả khu phố mới được một phen lác mắt v́ đám cưới xa hoa tráng lệ của con trai ông Thiện, người mà xung quanh vẫn hay gọi là đại gia. Xóm giềng xung quanh ai cũng được mời, thế nhưng v́ tiệc tổ chức ở khách sạn 5 sao nên chỉ một số người dám đi, c̣n th́ đến nhà mừng phong b́ cả.
Nhưng không cần đến khách sạn th́ mọi người cũng đă choáng rồi, bởi nhà riêng của ông được trang trí cực kỳ lộng lẫy mà vẫn tao nhă, toàn bộ hoa kết cổng chào hay đặt trên bàn đều là hoa tươi loại thượng hạng không có bán ở các hàng hoa trên phố Hà Nội, nghe đâu đặt chở về bằng máy bay.
Cái hôm rước dâu, bao nhiêu người đổ ra xem bởi chẳng mấy khi có cơ hội được thấy tận mắt cả đoàn siêu xe bóng loáng, từ đó bước ra toàn trai thanh gái lịch hoặc những quư ông quư bà thuộc giới thượng lưu… Cô dâu th́ khỏi nói, đẹp c̣n hơn hoa hậu, trên người đeo đầy trang sức kim cương, ngọc quư lấp lánh…
Ấy thế mà chỉ chưa đầy một tháng sau, nhà ông Thiện đă liên tiếp đón bao nhiêu đoàn người đến đ̣i nợ, đến khóc lóc, đe dọa. Rồi có tin ông phá sản. Mọi người chẳng biết thật hay hư, chỉ biết nàng dâu mới cưới gần như mất hút, h́nh như về nhà bố mẹ đẻ.
Rồi th́ nội t́nh cũng đến được với người thích hóng chuyện, một phần ṛ rỉ từ cô giúp việc nhà ông Thiện trước khi về quê, một phần từ chính thông gia nhà ông, phần nữa từ chính vợ ông lỡ lời thốt ra… Hóa ra, chuyện làm ăn của ông Thiện bết bát từ mấy năm nay rồi. Ông cứ lấy chỗ nọ, đắp chỗ kia, vay chỗ này trả chỗ khác nên nh́n bề ngoài vẫn không có ǵ thay đổi.
Nhà ông vẫn sống xa hoa, sang trọng, anh con trai vẫn cưỡi xe sang đi hết bar này đến vũ trường khác, tán toàn hotgirl; cô con gái vẫn thường xuyên khoe trên FB những món đồ hiệu mà cô sắm trong những chuyến du lịch nước ngoài… và rồi th́ đám cưới thượng lưu kia.
Cô con dâu mới khi bỏ về nhà đẻ đă tiết lộ, hóa ra đám dây chuyền, kim cương cô đeo hôm cưới, chỉ mấy ngày sau đó đă bị mẹ chồng thu hồi lại, v́ bà cũng chỉ đi thuê. Đám siêu xe đi rước dâu th́ vài chiếc thuê, một số của bạn bè chồng cô, vốn không biết gia cảnh cậu bạn ḿnh đă lâm vào thế khó. Về làm dâu, sinh hoạt của cô vẫn ở mức tiểu thư -công chúa, nhưng những cuộc nói chuyện trong gia đ́nh mà cô nghe được tiết lộ một điều: từ lâu họ đă sống không phải bằng tiền của ḿnh, tất cả đều là tiền vay.

Ảnh minh họa
Tâm sự với nàng dâu, mẹ chồng cô tiết lộ, bà rất sợ hăi trước tiền đồ đen tối của công ty chồng, và muốn cắt giảm chi tiêu, nhưng ông Thiện không chịu. Ông bảo, ḿnh vẫn phải sống cho đàng hoàng, thiên hạ c̣n nh́n vào, làm ăn là chuyện lớn, chứ chi tiêu sinh hoạt đáng ǵ. Thà trước đây úi xùi không sao, nhưng đă mang tiếng là tầng lớp trên rồi, giờ khó khăn một chút đă bóp mồm bóp miệng th́ người ta cười cho.
Đến khi cưới con trai, bà cũng bàn là làm nhỏ, mời ít người thân, nhưng ông giăy nảy: “Cả đời mới cưới con trai một lần, bộ mặt của tôi ra sao, thiên hạ đều nh́n vào đó cả. Dù bây giờ trong giới nhiều người cũng biết tôi khó khăn, nhưng con lạc đà ốm cũng phải to hơn con ngựa chứ”.
Bây giờ, dân hàng phố nghe nói đến số nợ của ông Thiện vẫn c̣n thấy ngơ ngác khó h́nh dung. Họ bảo, quả thật là con lạc đà khi chết th́ xác to gấp mấy lần ngựa, mà so với số nợ ấy th́ tiền làm đám cưới siêu sang kia cũng chẳng đáng kể, tội ǵ không làm to cho bơ cái tiếng đại gia.
Chuyện sĩ của con nhà nghèo
Biểu hiện điển h́nh cho cái tính sĩ hăo của người Việt là ḿnh nghèo nhưng lại thích tỏ ra là khá, và tiết kiệm được coi là đáng xấu hổ. Đi ăn ngoài hàng, trong bụng lo ngay ngáy cho cái ví của ḿnh không biết có “đỡ” nổi giá cả ở đây không, nhưng dứt khoát là phải gọi món nhiều hơn sức ăn. Gọi vừa đủ, tiệc tàn thức ăn cùng vừa hết bị coi là thiếu, là kẹt xỉn, là không sang, nên biết là thừa mà không thể không gọi.
Đến khi rời bàn tiệc, trên bàn ê hề đồ ăn thừa, nhiều món thậm chí c̣n chưa đụng đến, nhưng không ít người “xông xênh” bỏ đó chứ không dám mang về, sợ rằng cứ gói gói ghém ghém, tay xách nách mang th́ nó hèn người đi.
Anh Tâm, 29 tuổi, tâm sự: “Nhiều khi anh em đi nhậu với nhau, uống th́ lắm chứ ăn chả mấy, nhưng khi ra về, bảo mang đồ thừa về th́ anh nào cũng chối đây đẩy, cứ anh nọ đùn anh kia. Thực ḷng nh́n đồ rất ngon, em cũng muốn mang về cho vợ làm nóng lại để ăn, v́ mải chém gió đă được miếng nào vào bụng đâu, nhưng thấy ai cũng có vẻ sợ hăi cái việc mang về nên cũng đâm ngại. Thế là về nhà lại ăn ḿ tôm úp, vợ con đến bữa cũng chỉ đậu phụ kho thịt, nhớ đến của ngon vật lạ ở nhà hàng th́ tiếc nhưng cái kiểu nó thế, ḿnh làm khác đi nó cũng dị dị thế nào ấy”.
C̣n Thu An, 25 tuổi, nhân viên văn pḥng, th́ chia sẻ: “Những khi đi mua hàng, c̣n thừa một hai ngh́n tiền lẻ, cô bán hàng lục t́m lâu lâu một tí là tự dưng em thấy ngại, cứ thấy nếu ḿnh cứ đứng chờ bằng được để lấy lại 2.000 đồng th́ thật khó coi. Thế nên nhiều khi, dù vẫn muốn chờ nhưng em vẫn bảo thôi thôi rồi bỏ đi, trong bụng cứ thấy không thoải mái".
"Đi siêu thị, thừa 1.000 đồng, thu ngân hay đưa 2 viên kẹo. Em không ăn kẹo, mang về cũng chỉ vứt đi thôi, nhưng nếu bắt cô ấy thối lại tiền th́ cảm thấy làm sao ấy, như là ḿnh keo kiệt quá, có ngh́n lẻ cũng gây chuyện làm khó cho người ta, mặc dù em đang cần tiền lẻ để trả tiền gửi xe”. Thu An thừa nhận, cô cũng tự biết như vậy là sĩ hăo nhưng rất khó khắc phục.
“Nói đâu xa, ngay đến chuyện cơm trưa văn pḥng thôi, cũng đă phải đầu hàng cái tính sĩ rồi”, anh B́nh, kỹ thuật viên 32 tuổi, nói. “Ở công ty tôi muốn ăn trưa phải đi bộ khá xa, cơm th́ đắt mà ăn chẳng ra ǵ, v́ thế nên chị em toàn mang cơm ở nhà đi, trưa vi sóng lại. Nhưng cánh đàn ông chẳng ai làm thế, v́ đàn ông đàn ang, đi làm mang theo hộp cơm trông nó buồn cười lắm. Vợ bảo để em chuẩn bị cho mà mang đi, vừa ngon vừa hợp vệ sinh lại c̣n rẻ, anh đỡ phải lặn lội, nhưng anh nào cũng chối đây đẩy”.
V́ thế, dù muốn chợp mắt một chút buổi trưa nhưng cánh đàn ông công ty B́nh không làm nổi v́ mất hết thời gian vào việc đi ăn. Sau đó ngại đi, họ gọi người ta mang cơm đến. “Rốt cục chúng tôi vẫn ngồi ăn cơm hộp trong văn pḥng, chả khác ǵ chị em mang đi từ nhà, có điều đồ ăn nuốt không nổi và nhiều khi c̣n đau bụng nữa. Cuối cùng tôi đành bảo vợ làm cơm cho tôi mang đi. Mấy anh kia trêu tôi lắm, nhưng hôm nào tôi cũng thấy họ nh́n hộp cơm của tôi với vẻ ghen tị và tḥm thèm”, anh B́nh kể.
Cái tính sĩ diện nó ngấm vào máu của những cậu thiếu niên trẻ măng, khi đang là sinh viên, chưa làm ra tiền nhưng vẫn cảm thấy ḿnh cần phải tiêu pha như thể thiếu gia mới là đáng tự hào. V́ thế, nhiều cậu phải gồng ḿnh để mua quà tặng đắt tiền cho bạn gái, để đưa bạn gái đi ăn ở chỗ sang trọng…
Các cậu tự so sánh cái thể diện của ḿnh với những bạn con nhà giàu, không hề thắc mắc tại sao cái thể diện đó lại được đo bằng tiền, cũng quên mất rằng dù tiền nhiều hay tiền ít th́ các cậu, cũng như mấy thiếu gia đó, đều như nhau cả thôi, đều tiêu tiền của bố mẹ. Và để đổi lại ít phút đẹp mặt với bạn gái, các cậu phải chịu nhiều giờ, nhiều ngày muối mặt với bạn bè v́ vay nợ bị réo đ̣i, với bố mẹ v́ nói dối xin tiền nên bị ăn mắng…
Đó là v́, các cậu, và cả nhiều người lớn khác, đă nhầm lẫn giữa sĩ hăo và niềm tự hào. Niềm tự hào thực sự khiến ta có thể ngẩng cao đầu ở bất cứ đâu, c̣n sĩ hăo có thể giúp ta vênh váo được ở chỗ này, nhưng lại bắt ta cúi gằm mặt ở chỗ khác.
Nguồn: Văn Anh/ Xzone/Tri Thức Thời Đại