Với sự bổ sung lực lượng máy bay tuần tra, giám sát biển Hải quân Việt Nam đă nâng cao năng lực chiến đấu đảm bảo giữ vững chủ quyền Tổ quốc trên Biển Đông.
Sự bổ sung chính xác, kịp thời
Lực lượng hải quân đă có bước phát triển mạnh để tiến nhanh lên hiện đại. Việt Nam rất chú trọng xây dựng một mạng lưới radar rộng khắp hết sức đa dạng về chủng loại đảm bảo cánh sóng radar phủ kín khắp bầu trời và Biển Đông cũng như có thể phát hiện ra nhiều loại mục tiêu khác nhau.
Từ trước đến nay, các đài radar được lắp cố định trên các đỉnh núi ven biển, trên cả các đảo ở biển Đông và trên các chiến hạm. Với mạng lưới này, Việt Nam đă được đánh giá là một nước đi đúng hướng trong việc phát triển mạng lưới radar. Tuy nhiên, nếu chỉ vậy th́ chưa thể kiểm soát được hết chủ quyền cùng biển.
Bởi chúng ta biết Biển Đông là tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới, trong số hàng trăm hàng ngàn tàu biển đang chạy trên Biển Đông th́ việc phát hiện ra đâu là những tàu chiến mà đối phương dùng để xâm phạm chủ quyền của ta là việc không phải đơn giản. Chưa kể nếu đối phương sử dụng các tàu chiến có khả năng tàng h́nh th́ càng dễ lẫn vào lượng tàu vận tải thông thường. Chưa kể tầm xa, độ chính xác của radar biển bị hạn chế bởi đường chân trời và bị nhiễu mạnh bởi mặt biển.
Ngoài ra, tuần tra hàng hải đường không là một bộ phận không thể thiếu đối với đảm bảo an ninh hàng hải và khả năng tác chiến của hải quân các nước trên thế giới. Đây là một nhiệm vụ có vai tṛ mang tầm chiến lược. Theo đó, các máy bay tuần tra có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc, tuần tra đảm bảo an ninh hàng hải, chống cướp biển, buôn lậu, phát hiện và xử lư sớm các tàu thuyền lạ xâm nhập lănh hải.
Nhận thấy vấn đề này, Việt Nam đă rất kịp thời trang bị thêm cho ḿnh một hệ thống radar di động trên cao, đó chính là các máy bay tuần thám CASA-212 và thủy phi cơ DHC-6.
CASA-212: Người cảnh sát biển dũng mănh
Ba chiếc máy bay CASA-212 phiên bản 400 Việt Nam đă tiếp nhận là loại máy bay tuần duyên mới và hiện đại nhất do Tây Ban Nha nghiên cứu chế tạo. Đây là loại phi cơ vận tải hạng trung, có thể trang bị nhiều loại vũ khí.
Với sải cánh dài 20,28m, chiều dài thân 16,15m, chiều cao 6,60m cùng diện tích cánh 42m2, CASA-212-400 có trọng lượng cất cánh rỗng 3.620kg và trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 8.100kg. Nó có khả năng mang 2,4 tấn nhiên liệu nếu sử dụng thùng nhiên liệu bổ sung.
CASA-212-400 sử dụng 2 động cơ cánh quạt công suất 925kw/chiếc, cho phép nó bay với vận tốc tối đa 400km/h. Vận tốc tuần duyên của CASA-212-400 vào khoảng 360km/h trong khi cự ly hoạt động đạt 1.850km Những chiếc CASA-212-400 có khả năng hoạt động liên tiếp 8 giờ với trần bay 7.800m. Phi hành đoàn bao gồm 2 phi công, 4 nhân viên kỹ thuật, 24 binh sĩ hoặc 12 người bị thương. Ngoài ra, là máy bay vận tải hạng trung nên khoang sau của CASA-212-400 được thiết kế để thả hàng hóa và lính dù. Theo đó, CASA-212-400 dễ dàng thực hiện nhiệm vụ tiếp tế tầm xa cho các căn cứ nằm ngoài hải đảo hoặc những khu vực có địa h́nh hiểm trở.
Do được thiết kế để tăng cường khả năng tác chiến, CASA-212-400 có thể mang theo 500kg vũ khí trên 2 giá treo dưới cánh, 2 ngư lôi chống hạm/ngầm hoặc 2 ống phóng rocket cùng 2 súng máy trên thân máy bay. Ngoài ra, tùy mục đích sử dụng, Việt Nam có thể trang bị thêm radar hoặc thiết bị sonar t́m kiếm tàu ngầm.
Do là phiên bản hiện đại nhất của ḍng này, CASA-212-400 có khả cánh cất cánh trên đường băng ngắn dưới 400m, mang được nhiều loại vũ khí tấn công trên biển. Tuy nhiên, mục tiêu chủ yếu của CASA-212-400 là trinh sát, phát hiện tàu chiến, tàu ngầm của đối phương. Ngoài ra, nó dễ dàng phát hiện các loại tàu khác. Máy bay CASA C212-400 được thiết kế với hệ thống radar MSS 6000 ở bụng máy bay với góc quét 360 độ thay v́ radar ở mũi với góc quét 270 độ như các biến thể trước. Đây chính là “mắt thần” của CASA C212-400 để có thể giám sát, phát hiện tàu thuyền di chuyển trên mặt nước biển...
Đặc biệt, những chiếc CASA-212-400 mà Việt Nam vừa nhập có gắn 2 radar theo dơi tầm xa bên hông, cho phép phát hiện mục tiêu ở cự ly 80km. Trong khi đó, thiết bị quan sát quang điện hỗn hợp FLIR giúp các phi công giám sát mục tiêu bất kể ngày đêm và điều kiện thời tiết. Do được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ tuần duyên, CASA-212-400 có khả năng bay thấp gần mặt biển để giám sát và theo dơi mục tiêu với thời gian bay kéo dài.
DHC-6: Cánh chim báo băo
Sáng ngày 5/9, tại Hải Pḥng, Bộ tham mưu Hải quân đă tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Khung Phi đội thủy phi cơ DHC-6 Không quân Hải quân.
Theo thông tin từ tập đoàn sản xuất máy bay Viking Air (Canada), Việt Nam sẽ mua 6 chiếc Guardian 400. Đại diện của Viking Air cho biết, các máy bay trong hợp đồng này được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại để thực hiện nhiệm vụ vận tải, tuần tra và giám sát biển, tiếp tế, t́m kiếm và cứu nạn, trong đó có 3 chiếc được trang bị đặc biệt để tuần tra, giám sát bờ biển. Ngay trong năm 2013, những chiếc DHC-6 Twin Otter 400 sẽ được chuyển về Việt Nam để phục vụ cho công tác bảo vệ vùng biển.
Theo nhà sản xuất, DHC-6 Twin Otter Series 400 có độ bền chắc và có khả năng cất hạ cánh trên đường băng rất ngắn. Thực hiện tốt cho các nhiệm vụ tuần tra trên biển. Hệ thống điều áp của máy bay được thiết kế với khả năng hoạt động tại độ cao 4,2km mà không cần oxy hỗ trợ.
Thủy phi cơ được thiết kế khá khoa học với phi hành đoàn từ 01 đến 02 người; DHC-6 Twin Otter có thể chở được 19 hành khách khi có 02 phi công; tốc độ bay tối đa 183 hải lư (210 mph (340 km/h)); tốc độ hành tŕnh 143 hải lư (165 mph (266 km/h).
Máy bay có khả năng hoạt động tại độ cao tối đa là 8,5 km, tầm hoạt động 1.248km với thùng nhiên liệu phụ trợ, 896km với lượng nhiên liệu tiêu chuẩn. Khi được nạp đầy vào b́nh nhiên liệu, DCH-6 có khả năng hoạt động liên tục trong 6 giờ
Thông số cơ bản: Dài 15,77 m, sải cánh 19,81 mét, cao 5,94 m, trọng lượng rỗng 3.365 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 5670kg, tải trọng hàng hóa 1135kg. Với khả năng như vậy, phi đội DHC-6 sẽ góp phần phát hiện sớm các tàu đối phương xâm phạm chủ quyền biển đảo, giúp các lực lượng Hải quân đẩy lùi đối phương một cách hiệu quả nhất.
Đặc biệt, theo công bố của nhà sản xuất, DHC-6 được trang bị radar và nó sẽ phát huy tốt khả năng tác chiến khi được phối hợp với các tàu ngầm. Như vậy th́ với tầm bay xa của ḿnh, các thủy phi cơ DHC-6 sẽ nâng cao hiệu quả chiến đấu của Kilo 636 mà Việt Nam sắp tiếp nhận.
"Thiên la địa vơng" trên Biển Đông
Với lực lượng tuy không nhiều gồm 3 chiếc máy bay tuần thám CASA-212 cùng 6 thủy phi cơ DHC-6 nhưng thực sự Việt Nam một lần nữa lại cho thấy khả năng mua sắm vũ khí chính xác của ḿnh với chi phí nhỏ nhất. Đây chính là những đài radar hết sức hiệu quả, có tính cơ động nhanh, tầm phát hiện xa, độ chính xác cao, thời gian dài hoạt động liên tục trên biển, có thể kịp thời đưa ra những đ̣n đánh chính xác, cung cấp thông tin kịp thời cho các lực lượng khác.
Và điều đặc biệt nhất là có khả năng phối hợp với tàu ngầm Kilo 636, uy lực và tính bí mật của Kilo 636 phối hợp với sự chính xác và nhanh nhạy của các máy bay này thực sự tạo ra một “thiên la địa vơng” có thể tiêu diệt được những kẻ muốn mưu đồ độc chiếm Biển Đông.
vnn