Người mẹ sinh con quái thai, có được quyền ‘từ bỏ’?
“Pháp luật h́nh sự quy định tính mạng sức khỏe, nhân phẩn của con người đều được bảo vệ và đứa trẻ dù sinh ra bị quái thai th́ vẫn là một con người”, luật sư Đỗ Hữu Đĩnh, đoàn luật sư TP Hà Nội. Bạn đọc luonghoan172…@gmail. com có gửi thư hỏi: Trong trường hợp người mẹ sinh con ra nhưng đứa con bị quái thai, dị tật nặng, do áp lực của gia đ́nh và sợ dị nghị của xă hội nên đă bỏ mặc đứa bé cho tới chết th́ có bị xử lư h́nh sự không? Và trách nhiệm ra sao?
Luật sư Đỗ Hữu Đĩnh, đoàn luật sư TP Hà Nội trả lời:
Về mặt pháp luật không có bất cứ quy định cụ thể nào cho phép việc từ bỏ con bị quái thai cả. Pháp luật h́nh sự quy định tính mạng sức khỏe, nhân phẩn của con người đều được bảo vệ và đứa trẻ dù sinh ra bị quái thai th́ vẫn là một con người V́ thế, có thể hiểu rằng việc từ bỏ (giết) con bị quái thai là một hành vi trái pháp luật và bị nghiêm cấm. Việc từ bỏ hầu hết sẽ dẫn đến cái chết của đứa trẻ, và có thể quy về tội Giết con mới đẻ hoặc tội Giết người tùy theo mức độ, tính chất cũng như điều kiện, dấu hiệu cụ thể của hành vi phạm tội.
Bộ luật h́nh sự đă quy định tại điều 94 về việc “người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, th́ bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
Về mặt thực tế mặc dù khoa học kỹ thuật đă tiến bộ, có thể siêu âm để t́m ra dị tật, dị dạng của thai nhi nhưng trường hợp sinh con quái thai vẫn có thể xảy ra. Và đă có trường hợp người mẹ từ bỏ đứa con của ḿnh bởi nhiều lư do khác nhau. Khi đó việc xử lư trách nhiệm h́nh sự đối với trường hợp này cũng không phải “thẳng tuột” là cứ mang pháp luật ra để xử “tù” bởi phần nào xă hội cũng có cái nh́n đồng cảm hơn cho hoàn cảnh của người mẹ.
Thực tế tôi cũng chưa thấy trường hợp từ bỏ con quái thai nào bị xử lư h́nh sự đến mức phải ngồi tù cả. Hoặc có thể xảy ra ở địa phương nào mà tôi chưa biết.
“Cần phải nói là pháp luật hiện hành nghiêm cấm xâm hại tới sức khoẻ, tính mạng của người khác dưới mọi h́nh thức (trừ trường hợp thi hành án đối với người phạm tội bị tuyên án tử h́nh bằng một bản án có hiệu lực pháp luật)
Theo hướng dẫn tại nghị quyết 04/HĐTP ngày 29-11-1986 của hội đồng thẩm phán ṭa án nhân dân tối cao th́ người mẹ do chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu (như: khiếp sợ trước dư luận chê bai về việc mang thai và đẻ con ngoài giá thú, hoặc trước dư luận khắc nghiệt của nhà chồng cho đẻ con gái là tai họa v.v…) hoặc bị hoàn cảnh khác quan đặc biệt chi phối (như: đứa trẻ sinh ra có dị dạng…) mà giết hại con mới mới sinh ra trong bảy ngày trở lại th́ sẽ bị xử lư về tội giết con mới đẻ theo quy định tại điều 93 Bộ luật h́nh sự. Nếu đứa trẻ sinh ra đă được nuôi dưỡng sau 7 ngày th́ bị người mẹ giết chết th́ người mẹ bị xử lư về tội giết người với t́nh tiết tăng nặng định khung là phạm tội đối với trẻ em.”
Luật sư Trần Anh Dũng, công ty luật Đại Phúc
tm
|