R11 Độc Cô Cầu Bại
Join Date: May 2007
Posts: 127,700
Thanks: 9
Thanked 6,414 Times in 5,376 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 36 Post(s)
Rep Power: 162
|
Đắng cay nghề bán máu
Tại các khoa Thu gom máu ở bệnh viện, mỗi ngày vẫn có hàng trăm người đến bán máu. Họ có thể là công nhân, xe ôm, người bán hàng dạo và có thể là học sinh, sinh viên.
Mỗi người một hoàn cảnh, họ t́m đến đây để bán từng giọt máu trang trải cuộc sống khốn cùng của ḿnh. Được xă hội gọi là “nghề” bán máu nuôi thân - một nghề bất đắc dĩ mà họ phải đeo bám, bất chấp sức khỏe kiệt quệ.
Cùng đường mới phải bán máu
7h sáng một ngày cuối tháng 8, chúng tôi t́m đến khoa Thu gom máu, Viện Huyết học Truyền máu Trung ương trên đường Nguyễn Cư Trinh (quận 1, TPHCM). Đó là một căn pḥng nằm tách biệt, không khí đặc mùi thuốc khử trùng, với những hàng ghế đă chật ních người. Nhiều người nh́n chúng tôi bằng ánh mắt ái ngại, đồng cảm. Có những người thành thục, vừa vào tới pḥng là ngồi vào ghế chờ rồi viết giấy màu xanh ghi “Phiếu hiến máu nhận tiền bồi dưỡng”, họ và tên, số chứng minh nhân dân… rồi ngồi chờ xét nghiệm máu để bán tiểu cầu (c̣n gọi là máu chọn).Theo một người bán máu, mặc dù hẹn 7h sáng nhưng phải đi sớm để lấy số thứ tự, những người xét nghiệm đầu tiên thường được rút tiểu cầu ngay trong buổi sáng, nếu đậu. C̣n những người tới trễ phải tới chiều hoặc ngày hôm sau mới đước rút tiểu cầu. Tiểu cầu là một loại tế bào máu được dùng trong một loạt bệnh lư, có tác dụng cầm máu mà hầu hết các bệnh viện rất cần nhưng nguồn cung không đủ. So với máu toàn phần, tiểu cầu có giá gấp đôi nên “thu hút” dân bán máu. Khi đă lấy máu, tiếp tục chờ hơn 2h mới có kết quả xét nghiệm. Nếu đậu, họ sẽ có 470.000 đồng (giá của một lần rút tiểu cầu) để trang trải cho cuộc sống, nếu rớt th́ về tiếp tục công việc thường nhật, chờ hôm khác đến xét nghiệm lại.
Đến gần 9h sáng, số người chờ rút tiểu cầu, nhận kết quả xét nghiệm đă lên hơn 50. Nhiều phụ nữ có thân h́nh hộ pháp, cùng một số đàn ông trung niên tụm năm tụm bảy ngồi nói chuyện. Họ quen nhau sau những lần bán máu. Một số người c̣n nhiệt t́nh hướng dẫn những người mới lần đầu đi bán máu các thủ tục. Bên hành lang, có người tranh thủ nhấm nháp ly trà đường để máu nhanh lưu thông trước khi vào lấy tiểu cầu.
Trong pḥng chờ, một người đàn ông gầy c̣m, mặc bộ quần áo bảo vệ đang ngồi chờ kết quả xét nghiệm. Thấy chúng tôi tỏ vẻ lơ ngơ, ông tiếp chuyện: “Mới lần đầu à em, đăng kư chưa, hết tiền đúng không?”. “Dạ cháu mới lần đầu nên thấy hơi run. Hôm qua xét nghiệm máu rồi nhưng người ta hẹn hôm nay tới lấy” – chúng tôi trả lời. Ông nói tiếp: “Một lần rút tiểu cầu được 470.000 đồng, rút hơn 1 giờ đó”.
Ông cho biết ḿnh tên Lâm (50 tuổi, quê Bạc Liêu), đang thuê nhà ở G̣ Vấp. Ông từ quê lên thành phố xin làm bảo vệ hơn hai năm nay kiếm tiền nuôi đứa con trai đang học năm 2 trường Đại học Công nghiệp TPHCM. Hơn một năm nay ông đă t́m tới khoa Thu gom máu, Viện Huyết học Truyền máu Trung ương để bán máu. Mỗi lần đi bán máu ông đều giấu con, sợ con biết sẽ buồn, ảnh hưởng đến việc học. Ông nói có lần bị con biết rồi đ̣i nghỉ học, ông đă phải hứa từ nay không đi bán máu nữa, nhưng rồi ông vẫn lặng lẽ giấu con đi bán.
Nh́n những gương mặt xanh xao, vàng vọt trong pḥng chờ, ai cũng biết họ chẳng dư giả ǵ thứ “nhựa sống” vô cùng quư giá ấy. Họ không có tội, cũng chẳng xấu. Nhờ có họ mà nhiều người đă được cứu sống. Nhưng “mục đích riêng” của họ đă vô t́nh làm biến tướng ư nghĩa cao đẹp của một hành động nhân đạo mà xă hội cần phải ngợi ca. Trước khi bán máu, họ cũng đă xoay xở ngược xuôi, chạy vạy đủ kiểu, vay chỗ nọ, giật chỗ kia, cắm xe, bằng lái hay bất cứ thứ ǵ có thể cắm. Theo như ông Lâm th́: “Nhà nghèo th́ người ta mới phải đi bán máu để trang trải cuộc sống, c̣n hơn là làm việc phạm pháp”.Những người có thâm niên
Tại Trung tâm truyền máu BV Chợ Rẫy (Q.5, TPHCM), chúng ngồi một lúc, một người đàn ngồi gần bắt chuyện, hỏi đăng kư chưa, nếu chưa th́ tranh thủ đăng kư chứ chờ lâu lắm. Đó là một người đàn ông trung niên, thân người gầy g̣, xanh xao. Ông cho biết ḿnh tên Tùng (45 tuổi, ngụ ở quận Thủ Đức) làm nghề khuân vác ở chợ đầu mối nông sản Thủ Đức. Ông Tùng “khoe” ḿnh đă có thâm niên bán máu suốt 15 năm qua. Thấy chúng tôi ngạc nhiên, ông bảo b́nh thường thôi, có người bán máu suốt 20, 30 năm cũng chẳng sao.
Ngồi xoa xoa bàn tay gầy g̣ đầy những vết kim, ông nói trước khi vào pḥng hiến máu nên uống nhiều trà đường để lấy sức v́ phải chịu đựng hơn 1 tiếng lấy máu… Khi được gọi tên vào pḥng hiến máu, ông hớn hở ra mặt. Sau hơn 1 giờ, ông bước ra, mặt tái nhợt, đôi mắt đỏ ngầu, bước đi khập khiễng như sắp ngă quỵ, nhưng ông vẫn cười. Nụ cười chua chát làm sao!
Ông Tùng tâm sự: “Con đường kiếm tiền th́ rất nhiều, chứ đường này nói chung không hiệu quả cho mấy. Chỉ là kiếm tiền cấp thời thôi, lâu dài là không bền. Kiếm được 400 – 500 ngàn không biết mua ǵ hết, chỉ dùng trong 1 khoảng thời gian nào đó. Nhưng có c̣n hơn không”. Ông nói vui: “Đi bán máu vừa có tiền vừa được xét nghiệm máu miễn phí, có thể biết ḿnh bị mắc bệnh ǵ không. B́nh thường mà đi xét nghiệm máu tốn cả triệu bạc chứ ít ǵ”.
Ngồi kế bên chúng tôi là chị Hoa, làm nghề buôn bán ở quận 7, chừng 50 tuổi. Biết chúng tôi là “người mới” nên chị chỉ dẫn tận t́nh. Khi được hỏi bán máu lâu chưa, chị hài hước nói: “Ít mà con, mới hơn 10 năm nay à”. Chị kể, nhà chị ở Khánh Ḥa, mấy năm trước lên thành phố nuôi người nhà bệnh, túng thiếu quá có người bạn giới thiệu đi bán máu là nhanh có tiền, chị đành bán qua lúc khó khăn, dần rồi quen, mỗi tháng chị lên Sài G̣n bán máu mấy lần… “Chạy show” bán máu
Người bán máu có nhiều "chiêu" để “chạy show” thường xuyên. Khi hỏi cách thức để vượt qua ṿng xét nghiệm, một thanh niên hồ hởi mách nước: “Đừng nhậu, ngủ đầy đủ, ăn rau muống, mắm tôm th́ tiểu cầu lên rất nhiều, dễ đậu; không nên ăn các loại mỡ, không uống sữa, càphê và ăn nhẹ trước khi xét nghiệm”. Anh này cho biết thêm, nếu muốn “chạy show” nơi khác th́ đừng để lộ dấu ven tay.
Người thanh niên này tên Thắng (21 tuổi, quê Tuy Ḥa, Phú Yên), hàng tháng vẫn thường đến Bệnh viên Chợ Rẫy bán máu. Thắng lên thành phố làm nghề giữ xe ở các quán nhậu. Bởi cuộc sống khó khăn, anh đành theo bạn chung pḥng bán máu để kiếm thêm, phụ giúp bố mẹ ở quê nuôi mấy đứa em đang tuổi ăn tuổi học. Giơ bắp tay lên, Thắng nói 3 ngày trước mới hiến máu ở Bệnh viện Truyền máu huyết học, tay vẫn c̣n vết bầm nhỏ. Nhưng số tiền đó không đủ trả tiền pḥng tháng này, nên đành đến đây bán thêm, kiếm được đồng nào hay đồng đó. Hôm nay anh đến thử máu, mong sẽ “đậu”.
Thắng tâm sự: “Bán tiểu cầu là người ta hút máu ḿnh ra rồi người ta lọc lấy chất dịch màu vàng, rồi trả máu lại cho ḿnh chứ người ta không có lấy máu. Vậy nên nhanh lại sức khỏe để mà đi bán chỗ khác nữa”.
Một lát sau có kết quả, máu anh không đạt chuẩn, v́ tiểu cầu thấp. Anh buồn, cười chào chúng tôi rồi lặng lẽ ra về. Nh́n theo dáng anh, chúng tôi tự nghĩ chắc rồi mai anh sẽ lại t́m đến nơi này, thử máu lần nữa…
Những khuôn mặt tái nhợt, những xấp tiền cũ kỹ đánh đổi bằng máu, bằng đau đớn xác thịt… cứ ám ảnh măi chúng tôi. Sức lực của họ rồi cũng bị rút kiệt v́ những năm tháng “hành nghề”, “chạy show” bán máu. Rồi đây, cuộc sống của họ sẽ ra sao?
Nguồn : Lao Động
|