Gần như cùng thời điểm, Trung Quốc bị Nhật Bản và Philippines cáo buộc có những động thái xâm phạm chủ quyền nghiêm trọng trên biển Hoa Đông và Biển Đông. Tuy nhiên, cấp độ tràn lấn của Trung Quốc trên khu vực và cả thái độ của Mỹ đối với các đồng minh đều có những sự khác biệt và khó lường nhất định.
Trên biển Hoa Đông, Trung Quốc vừa điều động một máy bay không người lái tới gần quần đảo Senkaku hiện do Nhật Bản quản lư. Thông tin này vừa được Đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo thừa nhận. Theo Japan Daily Press đưa tin ngày 11/9, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đă đưa ra lời cảnh báo tới Bắc Kinh về động thái nói trên và cho rằng hành động này có thể tiếp tục gây "sứt mẻ" quan hệ hai nước.
Nhật Bản đang cân nhắc đưa người tới Senkaku trên biển Hoa Đông. Ảnh: Reuters Trước đó, kịch bản quấy rối quen thuộc của Trung Quốc trên Hoa Đông tiếp tục diễn ra khi 7 tàu tuần tra nước này xâm phạm vùng biển gần Senkaku. Hành động này tiếp nối sự việc hai máy bay ném bom Trung Quốc có ư định xâm phạm không phận Nhật trên khu vực. "Đây là những hành động vô cùng đáng tiếc", Chánh văn pḥng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga khẳng định. Trong khi trên Biển Đông, Philippines đă cáo buộc Trung Quốc phá vỡ DOC nghiêm trọng nhất kể năm 2002 - thời điểm Bắc Kinh đồng ư kư kết Tuyên bố Ứng xử của các bên trên khu vực nhằm giảm các nguy cơ xung đột. Theo đó, Manila cho rằng kịch bản chiếm đóng trái phép tại Đá Vành Khăn năm 1995 đang được Bắc Kinh trắng trợn lặp lại khi ngoan cố không rút các tàu Hải cảnh về nước và có ư định đổ móng công sự tại băi cạn Scarborough bằng 75 khối bê tông. Đứng trước các diễn biến khó lường trên, chính quyền Manila và Tokyo đă có những động thái đáp trả. Theo Reuters, Nhật Bản đang cân nhắc đưa người tới Senkaku nhằm khẳng định chủ quyền đối với quần đảo này. Ngay lập tức, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 10/9 đă lớn tiếng dọa nạt "sẽ không tha thứ" nếu kế hoạch đó được triển khai. Cùng ngày, hăng tin Kyodo News cho biết một quan chức cấp cao trong Bộ Quốc pḥng Mỹ đă gửi những cảnh báo tới Bắc Kinh khi khẳng định Washington phản đối mọi hành động vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực trên Hoa Đông. Về phía Philippines, Hải quân nước này vừa thông báo sẽ sớm phá dỡ các khối bê tông được đổ trái phép tại Scarborough và tiết lộ có thể bổ sung sự việc này vào hồ sơ vụ kiện đường lưỡi ḅ phi pháp trên Biển Đông. Song, cho tới nay, dù đă có nhiều hỗ trợ quân sự cho Philippines, nhưng Mỹ vẫn phớt lờ tranh chấp tại băi cạn này và không loại trừ khả năng vấn đề Scarborough sẽ tiếp tục không xuất hiện trong các phiên đàm phán quốc pḥng Mỹ-Philippines sắp tới.
Chí Đăng
(Sống mới)