R11 Độc Cô Cầu Bại
Join Date: May 2007
Posts: 124,732
Thanks: 9
Thanked 6,356 Times in 5,323 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 35 Post(s)
Rep Power: 159
|
Bố ơi, “bố láo” có nghĩa là ǵ ạ?
Trẻ con không hiểu được những câu nói khen chê sáo ngữ “cửa miệng” của người lớn: “con ngoan quá”, “con thật tuyệt vời”, “sao con hư thế”, “đừng bố láo”, “bố mẹ không phải là ngân hàng của con”, “đừng có mà đào mỏ!”.Lúc th́ ngoan, lúc th́ hư, lúc th́ láo…
Một hôm, cả nhà đang ăn cơm, bé Cún 3 tuổi không muốn ăn nữa nhưng mọi người cứ ép. Ông nội bảo cháu ăn thêm nhưng cô bé lại trả lời trống không. Bố rất cáu và mắng con không được vô lễ với ông, bắt Cún phải xin lỗi ông ngay nhưng Cún nhất quyết không chịu xin lỗi.
Thế là Cún bị bố đánh, bố mắng là "con hư", "con không được láo" với ông và dùng vũ lực bắt con phải xin lỗi cho bằng được. Mẹ đứng bên ngoài thấy con bị đánh th́ sót ruột nên nựng con “con ngoan, con xin lỗi ông đi”.
Trong bộ óc non nớt của Cún,những khái niệm sẽ mâu thuẫn với nhau, bố th́ nói là “con hư”, mẹ th́ lại gọi là “con ngoan”, vậy tóm lại là ḿnh “hư” hay “ngoan”? Thay v́ hướng cho con cách ứng xử đúng th́ bố lại đưa ra thêm quá nhiều sáo ngữ “vô lễ, láo, hư” nên con cảm thấy bị rối loạn, con nhất quyết không xin lỗi v́ con không biết v́ sao ḿnh phải xin lỗi và kết quả là con th́ bị ăn đ̣n, khóc rồi nôn nữa, bố mẹ th́ bực tức, cả nhà đều không vui.
Thay v́ đưa quá nhiều sáo ngữ không rơ ràng và bực tức khi con không làm theo lời ḿnh, bố mẹ chỉ cần nhẹ nhàng nói với con:
Có thể bạn đang nghĩ rằng, nếu Cún vẫn nhất quyết không xin lỗi, không hợp tác với bố như trong hội thoại trên th́ sao? Không sao cả, cái ǵ cũng cần phải có đủ thời gian mới mang lại được kết quả. C̣n kết quả đó có được như bạn mong muốn hay không c̣n phụ thuộc vào việc bạn sẽ cố gắng và quyết tâm như thế nào. Cũng như bạn bắt đầu tập Yoga hay một môn thể thao nào đó, bạn không thể làm đẹp và chuẩn ngay lần đầu. Những ǵ bạn nên làm là cố gắng hết khả năng của ḿnh, mỗi ngày làm tốt hơn một chút th́ nhất định sẽ có tiến bộ và thay đổi. Nếu chúng ta kiên tŕ và nhất quán thay đổi bản thân ḿnh, chắc chắn sẽ thay đổi được con!
- Bố: Cún à, ông thấy con ăn ít, sợ con vẫn c̣n đói nên bảo con ăn thêm. Đó là ông muốn tốt cho con nhưng conlại nói trống không với ông là không đúng rồi. Vậy con sẽ phải nói ǵ với ông nào?
- Cún: Con không biết.
- Bố: Khi con làm sai hay nói sai điều ǵ, con phải xin lỗi. Đó mới là cách cư xử đúng. Hôm qua, bố cũng xin lỗi Cún, v́ bố làm ǵ sai nhỉ?
- Cún: V́ bố dẫm phải chân con.
- Bố: Đúng rồi, bố làm sai th́ bố phải xin lỗi, vậy con nói trống không với ông là con sai, vậy con sẽ phải làm ǵ?
- Cún: Con cũng sẽ xin lỗi ông. Cháu xin lỗi ông ạ.
- Bố: Con làm đúng rồi đấy. Lần sau, nếu con thực sự no rồi, con không muốn ăn nữa. Con hăy nói với ông bà và bố mẹ là “Cháu no rồi, cháu không ăn nữa ạ”. Con nhắc lại cho bố xem nào.
- Cún: Cháu no rồi, cháu không ăn nữa đâu ạ.
Bằng cách nói chuyện với con, bố vừa giúp con nhận ra con đă làm ǵ sai và khuyến khích con xin lỗi. Không những thế, bố c̣n gợi ư cho con cách con nên làm trong tương lai để tránh lặp lại lỗi tương tự.Trẻ em chưa có khả năng nhận thức như người lớn nên con thường làm theo cảm hứng nhiều hơn là theo những qui tắc, qui định hay qui ước. Nhiều khi con nhớ th́ cảm ơn rất to, rất ngoan, nhưng có lúc con bị cuốn hút ngay vào cái mà được cho nên quên cả cảm ơn, như vậy cũng không phải là con không ngoan. Lúc đó, bố mẹ chỉ cần nhẹ nhàng nói với con rằng: Bác vừa cho con quà đó, con sẽ nói ǵ với bác nào? Lúc đó, bé sẽ sực nhớ ra và nói “Cháu cảm ơn bác”.
Để bố mẹ và con cái có thể hiểu nhau tốt hơn, bố mẹ hăy đưa ra thông điệp hay yêu cầu rơ ràng, rành mạch, những hướng dẫn cụ thể. Trong khen thưởng và kỷ luật, hăy gọi đúng tên của hành động, không dùng sáo ngữ như con ngoan quá, con thật tuyệt vời, sao con hư thế, đừng láo… Những sáo ngữ này là những khái niệm phức tạp của người lớn mà thậm chí đến người lớn cũng khó có thể giải thích được th́ làm sao trẻ con hiểu được, nó sẽ làm rối loạn các khái niệm trong đầu trẻ, chỉ khiến bố mẹ và con thêm căng thẳng mà không h́nh thành được hành vi tốt ở con.
tm
|