Do sơ xuất, một thanh niên 19 tuổi ở Ḥa B́nh đă nằm đè lên chiếc kim khâu làm chiếc kim xuyên qua da, đi vào vùng ngực và đâm xuyên thấu tim và làm tổn thương nặng nề một phần tim do tim co bọp mạnh, chiếc kim bị đẩy đi đẩy lại nhiều lần.
Người nhà của bệnh nhân Nguyễn Văn H. (19 tuổi, ở Ḥa B́nh) đang nằm điều trị tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) cho biết vào tối ngày 8-9, do sơ xuất anh H. đă nằm đè lên chiếc kim khâu, chiếc kim đâm xuyên vào trong ngực. Sau đó bệnh nhân cảm thấy đau dữ dội và sưng nề vùng ngực.

Chiếc kim lấy ra từ tim bệnh nhân. Ảnh do bác sĩ cung cấp
Theo PGS-TS Nguyễn Hữu Ước, Trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch lồng ngực, Bệnh viện (BV) Việt Đức, đây là trường hợp rất hi hữu, lần đầu tiên gặp tại BV này.
Ngày 9-9, bệnh nhân H. nhập viện với việc đau ngực nhiều kèm theo một vết thương rất nhỏ ở ngực bên trái. Tiến hành chụp X-quang, các bác sĩ đă phát hiện chiếc kim dài khoảng 4 cm nằm sâu trong ngực và sau khi chụp cắt lớp vi tính phát hiện chiếc kim nằm gọn trong buồng tim trái.
Sau khi hội chẩn, chiều 9-9 các bác sĩ đă tiến hành mổ tim hở cấp cứu khẩn cấp cho bệnh nhân v́ nếu không phẫu thuật kịp thời khi tim co bóp sẽ làm cây kim chọc thủng tim của bệnh nhân. Thậm chí trong trường hợp tim co bóp cây kim có thể xoay dọc làm tắc mạch ở các nơi, càng nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân.
Theo PGS-TS Ước, để phẫu thuật lấy dị vật cho bệnh nhân, các bác sĩ đă quyết định làm liệt tim, chạy máy thở nhân tạo cho bệnh nhân, sau đó mở tim, cầm máu. Khi phẫu thuật mở vùng tim ra, một góc của tim đă bị tổn thương nặng nề do tim co bóp mạnh, chiếc kim bị đẩy đi đẩy lại nhiều lần.
Sau 2 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đă lấy ra được cây kim dài 4,5 cm ra khỏi tim của bệnh nhân. Sau mổ, sức khỏe bệnh nhân dần ổn định nhưng vẫn cần được theo dơi chặt chẽ. Dự kiến khoảng 1 tuần sau, bệnh nhân mới có thể xuất viện.
PGS Ước cho hay trường hợp cây kim khâu chui vào khớp, vào mạch máu BV đă từng gặp nhưng kim chui vào tim rất hiếm gặp.
PGS Ước cũng lưu ư kim khâu là vật nhọn, nhỏ nên nó có thể đi vào cơ thể, đi qua da rất nhẹ nhàng không gây đau đớn nhiều. Khi vào cơ thể, th́ tùy theo sự vận động của cơ thể nó có thể di chuyển tới nhiều cơ quan khác nhau gây nguy hiểm cho tính mạng. Hơn nữa, khi cây kim chui vào trong da vào cơ thể và chạy theo nhiều hướng khác nhau cũng khiến việc phẫu thuật lấy kim ra rất khó khăn.
Cách đây không lâu, 1 cháu bé 18 tháng tuổi cũng đă được gia đ́nh đưa đế BV Nhi Trung ương trong t́nh trạng quấy khóc nhiều và có “đuôi” là một sợi chỉ tḥ ra từ vùng xương cụt. Kết quả chụp X-quang cho thấy h́nh ảnh kim khâu tại vùng lưng cùng cụt.
Bệnh nhi đă được phẫu thuật, lấy ra chiếc kim khâu dài 5cm. Theo người nhà bệnh nhi cho biết, chính họ cũng không hiểu v́ sao chiếc kim khâu lại đâm sâu vào vùng xương cụt. Nhiều khả năng có thể do không để ư lúc đóng bỉm cho con, có kim khâu lẫn vào trong bỉm mà người nhà không phát hiện được.
Nguoilaodong