GiadinhNet - Sau sự việc nam sinh bị mất tích khi leo Fansipan gây xôn xao dư luận, hoạt động du lịch mạo hiểm này dường như không “hề hấn” ǵ. Tuy nhiên, hoạt động chinh phục đỉnh núi “nóc nhà Đông Dương” c̣n rất nhiều điều đáng bàn.

Nhiều đoạn đường nguy hiểm. Ảnh: T.G
Đủ loại phí
Tôi tham gia một đoàn leo Fansipan vào đúng kỳ nghỉ Quốc khánh 2/9 vừa qua. Khác với những người đă từng leo trước, ngoài bản CMND photocopy, chúng tôi được Ban tổ chức yêu cầu khai báo khá nhiều thông tin như địa chỉ thường trú và các số điện thoại để liên lạc.
Trước đây các du khách muốn tham gia chinh phục đỉnh Fansipan th́ có thể tự tổ chức và chỉ cần photocopy CMND, nhưng sau vụ một nam sinh mất tích khi leo Fansipan, tỉnh Lào Cai đă đưa ra những điều kiện bắt buộc ngặt nghèo hơn đối với người tham gia vào dịch vụ du lịch mạo hiểm này. Theo đó, các “phượt thủ” phải đăng kư qua các đơn vị lữ hành với rất nhiều những thủ tục rườm rà mới được tham gia leo núi.
Đi cùng với các thủ tục, tất nhiên là các chi phí tăng cao hơn. Ngoài tiền ăn, chúng tôi được thông báo phải đóng khá nhiều loại phí mà có những loại mang tên rất mơ hồ: phí bảo hiểm, phí vệ sinh, phí chất đốt, phí giám sát, phí lưu trú trên núi, phí đại diện pháp lư lữ hành, phí thuê túi ngủ…
Thông thường 1 tour “leo Fan” sẽ kéo dài 2 ngày với 3 bữa ăn chính và 1 bữa sáng. Hiện tại tổng chi phí bao gồm các loại phí kể trên và tiền ăn cho một người tham gia tour này từ 1,3 đến 1,4 triệu đồng.
Chúng tôi đi theo đường từ Trạm Tôn, qua các trạm nghỉ 2200m và 2800m. Toàn bộ tuyến đường hơn 10km rừng núi từ chân dốc lên đỉnh, tôi hoàn toàn không bắt gặp bất cứ một bảng biển chỉ dẫn đường nào. Việc đi lại của các đoàn du khách phụ thuộc hoàn toàn vào những người dẫn đường bản địa.
Đặc điểm chung của toàn tuyến đường là những dốc đá cheo leo, có những đoạn khá hẹp với một bên là vực thẳm, một bên là núi đá, thế nhưng có rất ít đoạn được bố trí các phương tiện bảo hiểm cho du khách. Một số đoạn khó được ban tổ chức bố trí một vài cành cây để du khách bước qua một cách tạm bợ.
Mă A Ly, một người dẫn đường của chúng tôi cho biết, kỳ nghỉ lễ 2/9 là một trong những dịp Fansipan đón đông khách nhất trong năm. Riêng trong 2 ngày 31/8 và 1/9 đă có khoảng 400 khách tham gia chinh phục Fansipan. Để phục vụ cho số lượng khách này cần tới gần 200 người khuân vác và dẫn đoàn. Ngoài ra, lư do số người bản địa phục vụ đi kèm đông như thế c̣n bởi nguyên nhân từ vụ nam sinh bị mất tích khi leo đỉnh núi này như báo chí đă từng phản ánh một thời gian dài.
Ngủ cùng mưa và xả rác ra rừng!
Việc tăng cường người dẫn đường và phục vụ là điều đáng ghi nhận trong việc đẩy mạnh các điều kiện đảm bảo an toàn với người leo núi của địa phương này. Tuy nhiên, đây mới chỉ là một sự thay đổi rất nhỏ để du khách “không bị mất tích”, c̣n các điều kiện khác về du lịch vẫn c̣n vô cùng yếu kém.

Các trạm nghỉ tạm bợ trên đường lên đỉnh Fansipan. Ảnh: T.G
Điều đầu tiên khiến nhiều người thất vọng là tại đây chỉ có 2 trạm nghỉ như đă nói trên. Mỗi trạm nghỉ có một ngôi nhà lợp mái tôn tuềnh toàng chỉ đủ cho vài ba chục người trú chân lại. V́ thế, với những ngày đông khách, các túp lều dă chiến được dựng lên khắp nơi bằng những thân cây trúc mỏng mảnh uốn cong và phủ bạt lên trên. Phía dưới nền đất, những người phục vụ lót 1 lớp lá rồi phủ bạt lên trên để thành một chỗ ngủ hết sức tạm bợ. Trong điều kiện thời tiết hanh khô th́ những chỗ ngủ như vậy có lẽ sẽ không có vấn đề ǵ, song với những ngày mưa giông, gió băo th́ chắc chắn những chiếc lều bạt như thế không đủ đảm bảo an toàn cho du khách. Nhiều du khách phản ánh những chiếc lều như trên thường xuyên bị dột nếu “dính” phải những hôm mưa ẩm.
Rơ ràng, với điều kiện ăn ở như vậy th́ người tham gia du lịch chưa nhận được những sản phẩm xứng đáng với đồng tiền ḿnh đă bỏ ra.
Ngoài điều kiện ăn ở chưa được đầu tư xứng tầm với một tour du lịch “hút khách” như vậy, th́ điều kiện vệ sinh cũng là một vấn đề rất lớn của tuyến du lich này. Toàn bộ tuyến đường chỉ được bố trí sọt rác tại 2 trạm nghỉ, c̣n lại du khách tự… vứt ra rừng! Tại các trạm nghỉ, rác cũng không được thu dọn thường xuyên khiến xung quanh trạm và trong nền nhà rơi vào t́nh trạng “ngập trong rác” vào những thời điểm đông khách.
Được biết, tỉnh Lào Cai dự kiến sẽ xây dựng một tuyến cáp treo lên đỉnh Fansipan vào năm nay. Tuy nhiên, đây mới chỉ là thông tin được đưa ra, c̣n trên thực tế vẫn chưa có bất cứ hoạt động xây dựng nào được diễn ra. Một điều đáng buồn nữa là khi PV Báo GĐ&XH liên hệ với Chủ tịch UBND huyện Sapa Lê Đức Luận để phản ánh và t́m hiểu về những thông tin liên quan th́ ông Luận vội vàng từ chối trả lời với lư do “đang bận”. Chúng tôi cũng đă liên hệ với tất cả các số máy điện thoại cá nhân của Ban giám đốc Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn th́ đều trong t́nh trạng không nghe máy, tắt máy hoặc có người nghe nhưng nghe xong th́ bảo… “nhầm máy”!
Hoàng Phương