Nhiều người đặt câu hỏi, những quốc gia nào sẽ bên cạnh Syria (gồm cả những hành động can thiệp quân sự và cho người Syria tị nạn), khi Mỹ tấn công quân sự nước này?.
|
Người Syria đang mong chờ một cuộc sống ḥa b́nh . |
Thổ Nhĩ Kỳ
Thổ Nh́ Kỳ là một trong những quốc gia lên tiếng chỉ trích tổng thống Syria Assad mạnh mẽ nhất từ khi các cuộc nổi dậy diễn ra.
Hồi đầu tuần nay, ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu phát biểu trên tờ
Milliyet của nước này rằng, Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng tham gia hoạt động chung của liên minh quốc tế để tấn công Syria, thậm chí trong trường hợp quốc gia này không được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc chấp thuận.
Ả rập Xê Út và vùng Vịnh
Các lực lượng ở khu vực vùng Vịnh được cho là đóng vai tṛ quan trọng trong việc tài trợ và cung cấp vũ khí cho lực lượng nổi dậy, chống lực lượng trung thành của tổng thống Assad.
Ả rập Xê Út là một trong những kẻ thù của chính phủ Syria trong nhiều năm qua và luôn tăng cường thúc đẩy các hành động chống ông Assad.
Mới đây, cựu đại sứ Ả rập Xê Út tới Washington, nhằm báo cáo những nỗ lực trong việc kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ thêm cho phiến quân Syria trong thời gian qua.
Israel
Mặc dù ban đầu Israel né tránh tham gia các cuộc xung đột, tuy nhiên trong năm nay, Israel đă tiến hành ba cuộc đ́nh công lớn, nhằm ngăn chặn vận chuyển vũ khí cho các lực lượng quân dân Hezbollah Lebanon ở vùng biên giới Syria.
Hiện nay, ở vùng cao nguyên Golan của nước này, pháo kích cũng đă sẵn sàng trong trường hợp Syria xảy ra chiến tranh với Mỹ và đồng minh.
Trong những ngày qua, giới chức Israel lên án việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria và ám chỉ sẽ có hành động quân sự. “Chúng tôi sẽ can thiệp vấn đề Syria nếu cần thiết”, thủ tướng Israel nói.
Tuy nhiên, giới chức Israel cũng cho biết, bất cứ hành động đơn phương nào của phương Tây đối với Syria đều có thể dẫn đến nguy cơ lặp lại những ǵ xảy ra trong cuộc chiến vùng Vịnh đầu tiên năm 1991, khi Iraq tấn công Tel Aviv với loại tên lửa Scub trong nỗ lực kéo Israel vào cuộc xung đột, đồng thời thúc đẩy các nước Ả Rập rút khỏi cuộc chiến.
Lúc này, người Israel đă sẵn sàng mặt nạ chống khí độc v́ sợ nguy cơ xảy ra các cuộc tấn công “vũ khí hóa học” tương tự Syria.
Li- băng
Bộ trưởng Ngoại giao Li- băng, ngày 27/8, phát biểu trên đài phát thanh nước này rằng, ông không ủng hộ các quốc gia can thiệp quân sự vào Syria, bởi “hành động quân sự này sẽ không đưa lại ḥa b́nh, ổn định và an ninh trong khu vực”.
Hai vụ đánh bom đẫm máu xảy ra hồi tuần trước khiến 450 người thương vong trong lúc Syria vừa hứng chịu các cuộc tấn công “vũ khí hóa học” làm hàng ngàn người thiệt mạng.
Vụ tấn công ở Li- băng được khẳng định có liên quan đến căng thẳng ở Syria. Nhóm chiến binh Hezbollah tại Li- băng công khai sẽ tham gia cuộc chiến Syria và đứng về phe chính phủ. Ngoài ra, Li- băng là quốc gia đóng vai tṛ quan trọng cho người dân Syria tị nạn.
Iran
Là quốc gia ủng hộ chính quyền Syria từ trước đến nay, Iran hiện cũng rất quan tâm tới việc các quốc gia can thiệp quân sự vào Damascus.
Hôm qua, Iran lên tiếng cảnh báo sẽ có hậu quả nghiêm trọng, nếu có bất cứ hành động can thiệp quân sự nào vào Syria. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Abbas Araqchi đă lặp lại tuyên bố, chính phiến quân Syria mới là tổ chức đứng đằng sau vụ tấn công vũ khí hóa học hôm 21/8.
Mỹ
Washington hiện đă tăng cường sự hiện diện hải quân ở phía đông Địa Trung Hải. Nhiều ư kiến cho rằng, có thể một cuộc tấn công bằng tên lửa hành tŕnh sẽ được tiền hành từ đây với mục tiêu nhắm bắn là căn cứ quân sự Syria.
Thông tin mới nhất đang khiến quốc tế quan tâm là Mỹ có thể khởi động cuộc tấn công Syria vào ngày 29/8, nhằm trừng phạt Damascus. Tổng thống Mỹ Barack Obama trước đó khẳng định, chính quyền Syria đă vượt qua “làn ranh đỏ” khi sử dụng vũ khí hóa học tấn công người dân.
Ngoại trưởng John Kerry ngày 26/8 khẳng định, việc chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học là “không thể chấp nhận” và là hành động “vô nhân đạo”.
Anh
Anh cũng đang lập kế hoạch dự pḥng cho hoạt động quân sự nhằm vào Syria. Người phát ngôn thủ tướng Anh Cameron, mới đây, cho biết, bất cứ hành động nào của Anh cũng sẽ được tiến hành đúng luật pháp và phù hợp các đồng minh quốc tế.
Hôm 26/8, Ngoại trưởng Anh William Hague cho rằng, áp lực ngoại giao đối với Syria đă thất bại. “Anh, Mỹ và nhiều quốc gia khác, trong đó có Pháp, không thể bỏ qua cho ai đă sử dụng vũ khí hóa học để tấn công dân thường”, ngoại trưởng Anh nói.
Pháp
Một ngày sau khi báo cáo các cuộc tấn công gần thủ đô Damascus, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius kêu gọi “phản ứng mạnh mẽ đối với lực lượng tổng thống Assad”, nếu phát hiện bằng chứng lực lượng này sử dụng vũ khí hóa học. Cùng Mỹ và Anh, Pháp cũng sẽ có những động thái quân sự can thiệp vào cuộc khủng hoảng Syria.
Ngoài ra, Pháp cũng là một trong những quốc gia phương Tây có phản ứng mạnh với Syria, đồng thời là thế lực phương Tây đầu tiên công nhận liên minh đối lập chính là đại diện hợp pháp của người Syria. Hồi tháng 5, Pháp cùng Anh vận động thành công cho lệnh cấm vận chuyển vũ khí của EU, nhằm dỡ bỏ việc cho phép cung cấp vũ khí cho phiến quân.
Nga
Nga là một trong những quốc gia ủng hộ tổng thống Assad nhất và nhấn mạnh tới một giải pháp chính trị để giải quyết cuộc khủng hoảng Syria.
Nga cũng đă chỉ trích mạnh mẽ việc các quốc gia phương Tây tấn công Syria và “những hành động không thuộc kế hoạch của Hội đồng Bảo an sẽ đem lại hậu quả thảm khốc cho các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi”.
Trung Quốc
Trung Quốc đă phối hợp Nga hồi đầu năm nay, dùng phủ quyết của ḿnh để đóng băng một dự thảo nghị quyết về Syria trong phiên biểu quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Trung Quốc cũng lên tiếng chỉ trích các cuộc tấn công Syria.
Nguyễn Thủy
Theo
BBC
Tienphong