Ngày 25.6, USA Today đưa tin hệ thống bán lẻ lớn nhất thế giới Walmart vừa tổ chức Hội nghị ngành sản xuất Mỹ kéo dài 2 ngày hồi giữa tháng 8.
Đây là lần đầu tiên Walmart tổ chức một sự kiện như thế nhằm t́m cách thúc đẩy các hoạt động sản xuất quay lại nước Mỹ để tạo ra công ăn việc làm, giải quyết t́nh trạng thất nghiệp đang ở mức 7,4% của nước này.
V́ thế, hội nghị không chỉ quy tụ các doanh nhân mà c̣n có sự góp mặt rộng răi của giới chức Mỹ với 8 thống đốc bang và cả Bộ trưởng Thương mại Penny Pritzker.
USA Todaydẫn lời Tổng giám đốc Walmart khu vực Mỹ Bill Simon nhận xét: “Cách tốt nhất để chúng ta vượt qua thách thức là phải nói chuyện được với nhau”. Về mặt truyền thông, việc nỗ lực “Mỹ hóa” hàng hóa bán lẻ c̣n giúp Walmart cải thiện h́nh ảnh tiêu cực.
Suốt nhiều năm qua, Walmart thường xuyên bị chỉ trích là tập trung lợi nhuận mà bỏ qua trách nhiệm xă hội khi từng sẵn sàng đưa hoạt động sản xuất ra nước ngoài để tận dụng nhân công giá rẻ... Walmart tổ chức hội nghị trên sau khi đưa ra cam kết rằng sẽ mua hàng hóa được sản xuất tại Mỹ với giá trị lên đến 50 tỉ USD trong ṿng 10 năm tới.Trong khi đó, đối với một nền kinh tế phát triển bền vững th́ tỷ lệ thất nghiệp nên nằm ở mức 5 - 6%.
Tuy nhiên, những nỗ lực trên của Walmart lại không được giới chuyên gia đánh giá cao.
Tờ
USA Today dẫn lời ông Burt Flickinger III, Chủ tịch Công ty tư vấn SRG, nhận định: “Đó là một động thái tích cực để “PR” cho doanh nghiệp. Thế nhưng, sau 2 thập niên các hoạt động sản xuất tại Mỹ bị đẩy ra nước ngoài th́ cũng phải mất 2 thập niên để đưa trở lại”.
Ngoài ra, Walmart cũng bị chỉ trích rằng mức cam kết mua 50 tỉ USD hàng hóa sản xuất tại Mỹ trong 10 năm là quá ít so với doanh thu gần 500 tỉ USD mỗi năm của hệ thống bán lẻ này. Mặt khác, một số ư kiến nhận định hàng hóa sản xuất tại Mỹ sẽ có giá thành cao hơn nên Walmart muốn giữ vững truyền thống bán rẻ th́ phải quay sang bắt ép nhà cung cấp. Điều này chẳng dễ thực hiện.
Theo Hoàng Đ́nh
Thanhnien