Cựu Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell và chuyên gia Eliot A. Cohen đều “can ngăn” chính quyền Mỹ can thiệp quân sự vào Syria bởi lẽ hai ông cho rằng Washington sẽ không gánh nổi những hậu quả của quyết định này.
Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Colin Powell tỏ ra thận trọng về khả năng nước này can thiệp quân sự vào Syria. “Tôi không có thiện cảm với Assad. Ông ta là một kẻ dối trá bệnh hoạn”, ông Powell nói trong một cuộc phỏng vấn trên truyền h́nh.
Tuy nhiên, ông nhận định rằng: “Tôi cũng không tin tưởng lắm lực lượng đối lập. Họ đại diện cho cái ǵ? Phải chăng lực lượng này đang ngày càng trở nên cực đoan do có sự tham gia của Al Qaeda và điều ǵ sẽ xảy ra nếu họ giành lợi thế và Assad ra đi? Tôi không rơ lắm”.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell.
“Ở cả Ai Cập và Syria, Hoa Kỳ phải thể hiện một cách khôn ngoan hơn. Chúng ta không nên luẩn quẩn với suy nghĩ rằng chúng ta có thể thực sự tạo nên một cái ǵ đó. Chúng ta có thể dùng sự ảnh hưởng của ḿnh và giúp đỡ họ giải quyết các vấn đề hay giúp một bên giành lợi thế so với bên kia. Không nhất thiết phải nghĩ rằng chúng ta có thể thay đổi mọi thứ ngay lập tức chỉ v́ chúng ta là Hoa Kỳ. Đây là cuộc đấu tranh nội bộ của họ”, cựu Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh.
B́nh luận của ông Powell đối lập hẳn với nhận định của Thượng Nghị sĩ John McCain, người kêu gọi Hoa Kỳ “có những hành động quân sự hạn chế thay đổi cán cân sức mạnh” trong cuộc xung đột Syria.
Nhiều người Mỹ phản đối can thiệp quân sự vào Syria ngay cả khi có xác nhận rằng vũ khí hóa học đă được sử dụng.
Trong khi đó, chuyên gia Eliot A. Cohen, giảng viên Trường nghiên cứu quốc tế cao cấp John Hopkins, cho rằng để can thiệp quân sự Syria, Mỹ không thể nào chỉ dùng tới không lực hay tên lửa hành tŕnh.
“Không lực là h́nh thức thể hiện sức mạnh quân sự đầy cám dỗ, một phần là bởi v́ nó có thể khiến người ta hài ḷng mà không cần tốn quá nhiều sức”. Đó là lư do tại sao chính quyền Obama ưa chuộng cách thức tiêu diệt lực lượng khủng bố Al Qaeda bằng máy bay không người lái.
Và đối với cuộc xung đột Syria, có vẻ chính quyền Mỹ mong muốn sử dụng tên lửa hành tŕnh như một “quân bài” để thay đổi cục diện. Tuy nhiên, vũ khí này lại không có tác dụng như vậy. Một chiến dịch không kích có thể giúp nhắm tới các mục tiêu quan trọng, chủ yếu là hệ thống pḥng không của Syria. Tuy nhiên mặt trái của nó cũng không hề đơn giản.
Một mặt, cuộc không kích sẽ dẫn tới thương vong lớn, giết hại nhiều dân thường và cũng gây thương vong cho chính Hoa Kỳ và đồng minh nữa. Mặc khác, như bất kỳ cuộc chiến nào, bắt đầu luôn dễ dàng hơn kết thúc. Chiến tranh là “tṛ chơi” với sự tham gia của hai phía và cuộc chiến có thể kết thúc được hay không tùy thuộc vào không chỉ nước Mỹ mà cả phía bên kia.
Một vị tướng Anh từng nói rằng: “Chiến tranh là một phương án hết sức khó khăn” và ông Cohen đặt câu hỏi tại sao ai đó lại quá coi trọng những lời đe dọa (hay hứa hẹn) của Tổng thống Obama trong khi ông ấy vẫn chưa làm ǵ cả?
Tùng Lâm - Infonet