Chẳng bao giờ có một quán cóc mọc lên bên vỉa hè sân bay. Nhưng nếu có, có lẽ, chẳng cần phải bộ trưởng ra nghiêm lệnh về một chất lượng dịch vụ đáng lẽ chỉ có trong viện bảo tàng để những người hoài cổ nhớ về thời bao cấp.

Tháng 10.2011, dư luận lên cơn sốt trước cú “trảm tướng” của Bộ trưởng Đinh La Thăng ở sân bay Đà Nẵng. “Các ông đùa à”- Lời Bộ trưởng. Và ngay sau đó, ông gọi điện thoại điều một “viên tướng” khác về Đà Nẵng.
Ngay lập tức, dư luận nhớ lại lời tuyên bố trong ngày đầu nhậm chức của Bộ trưởng xung quanh mấy chữ “vị tướng ra trận” để ca ngợi ông là “Bộ trưởng của hành động”.
18 tháng sau cú “trảm tướng” ở sân bay Đà Nẵng, PV báo Lao Động từng xin lỗi để thẳng thắn đặt câu hỏi với Bộ trưởng là ông đă trảm được bao nhiêu? “Nhiều chứ. Hàng chục nhà thầu, Ban quản lư”- Bộ trưởng nói, dù ông thay từ “trảm” bằng chữ “thay thế”.
Đằng sau mỗi nhà thầu là một thế lực kinh tế. Đằng sau mỗi “Ban quản lư” là lằng nhằng những quan hệ. Và trong vô số những cái khó của công tác quản lư, có lẽ, quản lư con người, nhất là liên quan đến những cái ghế, những lợi ích, không hề đơn giản, không thể vô t́nh chỉ là “rút dao chém xuống nước”.
Bộ trưởng Thăng đă không đùa. Và ít nhất “hàng chục nhà thầu”, và ít nhất “cả ngành GTVT” biết chắc như thế.
Bởi vậy, chỉ vài ngày sau khi bị Bộ trưởng đích thân phê b́nh, đề nghị chấn chỉnh, thậm chí “lập đường dây nóng” xung quanh những tồn tại trong khâu dịch vụ tại Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài, giá ḿ tôm đă giảm từ 40-50 ngàn xuống c̣n 20 ngàn.
Xung quanh những cái tệ ở Nội Bài, có người đă nói về nạn “cơm tù giữa chốn văn minh” khi người ta “mài dao thật sắc, chém thật ngọt”.
Có người đă tổng hợp thái độ của nhân viên ở đây trong mấy chữ “Mặt th́ lạnh như tiền. Ăn nói th́ thiếu nhân xưng. Thái độ th́ khệnh khà khệnh khạng”. Nơi đó, một chai nước đắt gấp 6 lần thị trường. Một cốc trà đá cho những người nghèo khát và dám hỏi được hét với một cái giá “ngất xỉu”: 35 ngàn. Nhân viên an ninh hỏi khách hàng bằng ánh mắt và lời nói “như hỏi cung”. Và, “Nụ cười ở Nội Bài, có lẽ chỉ có trên những poster h́nh cô tiếp viên mà thôi”.
Nói thêm, không phải chỉ những khách hàng thường dân phải chịu sự đối xử đó. Hồi đầu tháng 4, trong công văn yêu cầu Vietnam Airlines chấn chỉnh thái độ và chất lượng phục vụ, Bộ GTVT cho biết sự phản ánh đến “kể cả (từ) một số khách hàng là khách ưu tiên và cán bộ cấp cao Nhà nước”.
Trở lại với bát ḿ tôm. Với giá bát “ḿ tôm sân bay” 40-50 ngàn, người dân có sự lựa chọn nào?
Họ chỉ có thể “giơ cổ” để ăn một bát ḿ, có lẽ là đắng ngắt. Hoặc nhịn đói.
Nhưng nếu đó là một bát ḿ bán ngoài phố, trong một khách sạn, hay tóm lại, điều ǵ sẽ xảy ra nếu đó là một bát ḿ bán ngoài khu vực sân bay?
Tất nhiên, người dân lập tức tẩy chay, sẽ một đi không trở lại, sẽ gọi công an v́ cho rằng bị chặt chém, bị “cơm tù”. Họ thậm chí sẽ chửi thề. Và người bán, chỉ có nước mang về nhà mà ăn.
Câu trả lời là hết sức rơ ràng. Nguyên do một bát ḿ được chém với giá 50 ngàn bởi v́ chỉ có một người bán ḿ.
Bởi vậy, việc có một đường dây nóng, ngay lập tức phản ánh đến Bộ trưởng về giá một bát ḿ tôm, dù hôm nay nhận được sự phản hồi tích cực từ phía người dân, xem ra vẫn chưa phải là cách thức căn cơ cho câu chuyện “bát ḿ Nội Bài”.
Chẳng bao giờ có một quán cóc mọc lên bên vỉa hè sân bay. Nhưng nếu có, có lẽ, chẳng cần phải bộ trưởng ra nghiêm lệnh về một chất lượng dịch vụ đáng lẽ chỉ có trong viện bảo tàng để những người hoài cổ nhớ về thời bao cấp.
ttxva