Theo
Wall Street Journal, những thách thức mới sau bầu cử Quốc hội khóa V có thể buộc Thủ tướng Hun Sen phải giữ khoảng cách với Trung Quốc.
|
Thủ tướng Hun Sen bỏ phiếu bầu cử Quốc hội Campuchia khóa V.
|
Cuộc bầu cử ngày 28/7 đánh dấu một sự thay đổi lớn trên chính trường Campuchia, nhưng Thủ tướng Hun Sen vốn là một nhà chính trị “lơi đời” và vẫn có thể thích ứng với môi trường mới.
Kẻ thua cuộc lớn nhất nhiều khả năng là Trung Quốc v́ sau cuộc bầu cử Quốc hội Campuchia khóa V, Bắc Kinh khó có thể thu hồi “cả vốn lẫn lời” cho những khoản đầu tư khổng lồ đă đổ vào Campuchia.
Mặc dù Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) đă giành được gần một nửa số ghế trong Quốc hội khóa V và tuyên bố rằng CNRP đă thắng nếu không có gian lận bầu cử, nhưng Thủ tướng Hun Sen chắc chắn sẽ không chịu từ bỏ quyền lực.
Vấn đề ở chỗ, Thủ tướng Hun Sen sẽ thay đổi cung cách quản lư như thế nào để củng cố nền tảng ủng hộ Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) trong ṿng 5 năm tới.
Ông Hun Sen có thể dựa nhiều hơn nữa vào viện trợ-đầu tư từ Trung Quốc hoặc ông có thể giải tỏa mối quan ngại của dân chúng về nạn tham nhũng và t́nh trạng lạm quyền để nhận được sự hỗ trợ nhiều hơn của phương Tây. Giả thiết thứ hai xem ra hơi trái ngược với tính cách của ông.
Trước khi tiến hành cuộc bầu cử Quốc hội Campuchia khóa V vào ngày 28/7, CPP đă theo đuổi một đường lối trung dung để có thể nhận được sự hỗ trợ của cả Trung Quốc lẫn phương Tây. Trong mấy năm gần đây, Thủ tướng Hun Sen đă ngả về phía Trung Quốc – nước đă cung cấp viện trợ, tín dụng ưu đăi cho Phnom Penh và đầu tư nhiều nhất vào Campuchia. Trung Quốc là nước đầu tư trực tiếp (FDI) lớn nhất ở Campuchia, lên tới 1,2 tỷ USD riêng trong năm 2011 và gấp 10 lần FDI của các công ty Mỹ.
Thủ tướng Hun Sen cho biết ông thích viện trợ của Trung Quốc v́ viện trợ của phương Tây thường đi kèm “những điều kiện ràng buộc” như nhân quyền và dân chủ.
|
Thủ tướng Hun Sen và Thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường.
|
Chỉ có điều Trung Quốc lại gây ảnh hưởng theo cách khác.
Theo trợ lư Sry Thamrong, trong năm 2012 khi Campuchia giữ chức Chủ tịch luân phiên ASEAN, Thủ tướng Hun Sen và Chủ tịch Trung Quốc thời đó là Hồ Cẩm Đào đă nhất trí rằng ASEAN không nên "quốc tế hóa" vấn đề Biển Đông. Tại cuộc họp với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào hồi tháng 4/2012 ở Phnom Penh, Thủ tướng Campuchia đă yêu cầu Trung Quốc cung cấp tín dụng ưu đăi từ 300 đến 500 triệu USD cho các dự án thủy lợi, điện và nhiều dự án khác.
Tại hội nghị tháng 2/2012, Campuchia đă sử dụng đặc quyền Chủ tịch ASEAN để gạt vấn đề Biển Đông ra khỏi chương tŕnh nghị sự chính thức. Trong hội nghị tháng 7/2012, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia đă ngắt lời Tổng thư kư ASEAN khi ông này bắt đầu nói về những căng thẳng lănh thổ và lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm h́nh thành, Hội nghị cấp cao ASEAN ở Phnom Penh không ra được một Tuyên bố chung. Sau đó, tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á hồi tháng 11/2012, Thủ tướng Hun Sen c̣n cao giọng tuyên bố ASEAN đă nhất trí không quốc tế hóa các tranh chấp ở Biển Đông và dẫn đến sự phản đối chính thức của Philippines. Điều này không có ǵ đáng ngạc nhiên v́ hồi tháng 9/2012, Trung Quốc đă cung cấp cho Campuchia 500 triệu USD tín dụng ưu đăi mà Thủ tướng Hun Sen yêu cầu.
Chỉ có điều, dân chúng “xứ sở Chùa Tháp” lại có thái độ bất măn trước sự chi phối của Trung Quốc đối với trong nền kinh tế Campuchia. Các dự án cơ sở hạ tầng của Bắc Kinh sử dụng tỷ lệ cao lao động người Trung Quốc và ít mang lại lợi ích cho người dân bản địa. Các doanh nghiệp Trung Quốc cũng thường khai thác gỗ và khai khoáng bất hợp pháp. Trong tháng 2/2012, hăng Reuters đưa tin Trung Quốc có kế hoạch chi 11 tỷ USD để xây dựng một cảng biển, đường sắt và một khu liên hợp sản xuất thép ở Rovieng, Campuchia.
Trong những năm gần đây Trung Quốc đă cung cấp khoảng một nửa viện trợ nước ngoài mà Campuchia từng nhận được.
Chỉ có điều, trong tương lai, Thủ tướng Hun Sen sẽ không thể chỉ dựa vào viện trợ của Trung Quốc, khi phe đối lập đă mạnh lên đ̣i cải cách chính trị, chống tham nhũng và nâng cao trách nhiệm cá nhân của giới quan chức. Sự phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc sẽ chỉ cản trở việc đối phó với những thách thức kể trên.
Lê Chân (theo Wall Street Journal)