(Trích Bản tiếng Việt của Bộ Ngọai giao Việt Nam)
Điểm ba bất khả dụng v́ chỉ có lợi cho Trung Cộng, như tuyên bố ngày 31/7/2013) của Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận B́nh đă một ḿnh dành quyền làm chủ cả vùng biển bao la nằm trong h́nh “Lưỡi Ḅ”, hay c̣n được gọi là “Đường 9 Đọan” do Bắc Kinh tự vẽ rồi nạp cho Liên Hiệp Quốc tháng 5/2009, chiếm 85% diện tích của khỏang 3.5 triệu cây số vuông Biên Đông.
Cả thế giới biết đây là đ̣i hỏi vô lư, không có bằng chứng lịch sử hay văn kiện Quốc tế xác nhận quyền làm chủ của Trung Cộng. Nhưng các “học giả” của Bắc Kinh cứ khăng khăng nói là biển của Trung Hoa với lập luận “tự chế” như đó là “vùng nước lịch sử” hay c̣n “bịa ra” là “các quyền lịch sử” nên mới có chuyện xung đột như đang xảy ra.
Vương Nghị tại Hà Nội
Thứ bốn, trong khi các nước có tranh chấp biển đảo với Trung Cộng, quan trọng nhất là Việt Nam và Phi Luật Tân, chưa “nuốt trôi” những thách thức mới từ phiá Tập Cận B́nh và Vương Nghị th́ ông Vương Nghị đến Hà Nội họp với Ngọai trưởng Phạm B́nh Minh, Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến được mang danh nghĩa “thăm Việt Nam theo lời mời của ông Phạm B́nh Minh” từ ngày 03 đến 06/8/2013.
Ông Vương Nghị không gặp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, người mới thăm Hoa Kỳ họp và thảo luận rất lâu với Tổng thống Obama về t́nh h́nh Biển Đông hôm 25/7/2013. Sau đó tại CSIS, ông Sang đă đưa ra lời tuyên bố không chấp nhận Đường Lưỡi Ḅ của Trung Cộng.
Thông tấn xă Việt Nam (TTXVN) tường thuật khi ông trả lời một câu hỏi về h́nh Lưỡi Ḅ: “Trong vấn đề Biển Đông, Chủ tịch Trương Tấn Sang khẳng định lập trường của Việt Nam trước sau như một là phản đối đường lưỡi ḅ của Trung Quốc, v́ đường lưỡi ḅ được xác lập mà không căn cứ vào bất kỳ điều khoản nào của bất kỳ luật pháp quốc tế nào.”
Vấn đề Biển Đông đă được ông Vương Nghị thảo luận trong tất cuộc họp với ba ông Phạm B́nh Minh, Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng.
Bộ Ngọai giao Việt Nam công bố 2 điểm then chốt trong cuộc họp giữa hai Bộ trưởng Ngọai giao: “Về vấn đề biên giới lănh thổ, hai bên đánh giá cao kết quả hợp tác giữa hai nước trong việc thực hiện nghiêm túc 3 văn kiện liên quan biên giới trên bộ; nhấn mạnh trong thời gian tới hai Bộ Ngoại giao sẽ tích cực thúc đẩy các cơ quan hữu quan trao đổi để sớm kư kết Hiệp định về hợp tác khai thác tiềm năng du lịch khu vực thác Bản Giốc và Hiệp định về quy chế tàu thuyền qua lại tự do ở cửa sông Bắc Luân.
Trao đổi ư kiến về vấn đề Biển Đông, hai bên khẳng định giải quyết mọi bất đồng thông qua đàm phán ḥa b́nh, hữu nghị, xử lư thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Trung cũng như ḥa b́nh, ổn định tại Biển Đông. Bộ trưởng Ngoại giao Phạm B́nh Minh nhấn mạnh, hai bên cần kiên tŕ giải quyết tranh chấp trên biển trên cơ sở Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).”
Tại cuộc họp với ông Dũng, phía Việt Nam loan tin: “Đề cập về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên giải quyết mọi bất đồng thông qua đàm phán ḥa b́nh, hữu nghị, xử lư thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Trung cũng như ḥa b́nh, ổn định tại Biển Đông.
Thủ tướng cũng cho rằng, hai bên cần kiên tŕ giải quyết tranh chấp trên biển trên cơ sở Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 và tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).”
Và trong cuộc họp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Vương Nghị, theo bản tin chính thức của Đảng CSVN đă: “Khẳng định lănh đạo Đảng và Chính phủ Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ với Việt Nam, mong muốn cùng với Việt Nam tăng cường mở rộng, đi sâu hợp tác trên mọi lĩnh vực theo phương châm “16 chữ” và tinh thần “4 tốt” nhằm không ngừng làm sâu sắc thêm mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp.”
Điệp khúc “16 chữ” và “4 tốt” là “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, nhưng trong thực tế lănh đạo Trung Cộng đă làm ngược lại với nhiều hành động “rất xấu” đối với Việt Nam ở Biển Đông như coi vùng biển của Việt Nam như “ao nhà” của ḿnh. Trên đất liền th́ không trả lại diện tích khoảng 5,000 cây số vuông đất dọc biện giới Trung Cộng đă chiếm của Việt Nam từ trước và sau hai cuộc chiến tranh biên giới 1979 và 1984-1989.
Về phần ḿnh, bản tin của đảng viết: “ Tổng Bí thư mong muốn hai bên nỗ lực cụ thể hóa và thực hiện đầy đủ các thỏa thuận giữa lănh đạo cấp cao hai nước, tăng cường hợp tác hiệu quả, thiết thực trên mọi lĩnh vực, giải quyết thỏa đáng các vấn đề c̣n tồn tại thông qua đàm phán ḥa b́nh trên cơ sở luật pháp quốc tế và các văn kiện liên quan đă kư giữa hai nước, nhằm đưa quan hệ hữu nghị Việt-Trung phát triển theo quỹ đạo ổn định, lành mạnh, v́ lợi ích của nhân dân hai nước, v́ ḥa b́nh, ổn định và phát triển thịnh vượng của khu vực và thế giới.”
Bốn đoạn đường chiến binh?
Thông điệp từ phiá Việt Nam đă không lọt vào tai Vương Nghị, nên ngay ngày hôm sau (5/8), Đài Phát thanh Quốc tế Trung Hoa (CRI) loan báo: “Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ngày 5/8 cho báo giới biết Trung Quốc và các nước ASEAN đã đồng ý tiến hành thảo luận thúc đẩy tiến trình xây dựng "Bộ Quy tắc ứng xử trên Nam Hải" (Code of Conduct, COC) để cùng nhau giữ gìn hoà bình và ổn định trên Nam Hải trong khuôn khổ thực hiện "Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Nam Hải" (DOC).”
Theo dự trù, cuộc họp giữa ASEAN và Trung Cộng để bàn về COC, theo đề nghị của chính Vượng Nghị sẽ diễn ra ở Bắc Kinh vào tháng 9/2013.
Nếu được hai bên chấp thuận, COC sẽ có yếu tố ràng buộc pháp lư đối với các bên hiệu lực hơn DOC, nhưng ông Vương Nghị đă bất ngờ đưa ra nhiều “chướng ngại vật” ngay tại Hà Nội để cản đường đi đến kết quả này.
Hành động của ông Vương Nghị có phải để trả đũa các thỏa hiệp giữa Việt Nam và Phi Luật Tân, sau chuyến đi Manila của ông Phạm B́nh Minh từ 31/7 đến 1/8 và giữa Việt Nam và Mỹ, sau chuyến đi của ông Trương Tấn Sang từ 24 đến 26/7 hay không?
Thật khó ai biết được hậu ư của Ngọai trưởng Trung Cộng nhưng qua lời nói, ông Vương Nghị đă báo trước Trung Hoa chưa sẵn sàng kư COC với ASEAN và có thể chẳng bao giờ chuyện này sẽ xảy ra.
CRI nói tiếp lời của ông Vương Nghị: “Trung Quốc luôn giữ thái độ tích cực và cởi mở trong việc xây dựng "Bộ Quy tắc", cũng chú ý đến các bàn luận về thúc đẩy tiến trình xây dựng "Bộ Quy tắc" của các bên, quan điểm của Trung Quốc là:
Một là phải có dự báo hợp lý. Một số nước đề xuất "thuyết chớp nhoáng", mong hoàn thành "Bộ Quy tắc" chỉ trong một ngày đàm phán, đây là điều không phù hợp thực tế, cũng không phải là thái độ nghiêm túc. "Bộ Quy tắc" liên quan tới lợi ích nhiều mặt, việc xây dựng đòi hỏi một quá trình điều phối tường tận và phức tạp.
Hai là, phải hiệp thương nhất trí. Thúc đẩy việc xây dựng "Bộ Quy tắc" cần phải tham khảo kinh nghiệm trong xây dựng "Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Nam Hải", tìm kiếm nhận thức chung rộng rãi nhất, chiếu cố tới độ thoải mái của các bên. Không áp đặt ý chí của cá biệt nước hoặc vài nước cho các nước khác, dưa ép chín sẽ không ngọt.
Ba là, cần phải gạt bỏ các quấy nhiễu. Trung Quốc và các nước ASEAN trước đây từng nhiều lần thảo luận "Bộ Quy tắc" nhưng đều chấm dứt vì bị quấy nhiễu. Các bên cần làm nhiều việc có lợi cho thúc đẩy tiến trình xây dựng "Bộ Quy tắc", tạo ra điều kiện và môi trường cần thiết cho việc này, chứ không phải ngược lại.
Bốn là, cần phải tuần tự tiệm tiến. Xây dựng "Bộ Quy tắc" là các quy định trong "Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Nam Hải", "Bộ Quy tắc" không thể thay thế cho "Tuyên bố", càng không thể gạt bỏ "Tuyên bố" để làm mới. Điều bức xúc hiện nay là tiếp tục thực hiện tốt "Tuyên bố", nhất là tích cực thúc đẩy hợp tác trên biển. Trong quá trình này, hiệp thương xác định lộ trình xây dựng "Bộ Quy tắc", từng bức thúc đẩy lên phía trước.”
Với 4 buớc đi “đủng đỉnh” mà rất “phức tạp” lại “quanh co, gập ghềnh” có nhiều “ḿn bẫy” phía trước của phía Trung Cộng với câu nói méo “dưa ép chín sẽ không ngọt”, hay đ̣i phải “gạt bỏ các quấy nhiễu”, nhưng không nói ai đă quấy nhiễu, hoặc lại bảo “"Bộ Quy tắc" không thể thay thế cho "Tuyên bố", nghĩa là COC không thể thay thế DOC th́ có họp ở Bắc Kinh vào tháng 9 cũng như không!
Đấy là mánh khoé và yêu sách mới của Trung Cộng để giải quyết xung đột ở Biển Đông, trong khi không biết đă có bao nhiêu Quân lính của Bắc Kinh đă đồn trú ở nhiều “tiền đồn” được xây dựng rất kiên cố từ hai năm qua ở vùng Trường Sa, trên 8 đảo đá ngầm Trung Cộng chiếm của Việt Nam trong trận chiến năm 1988.
Ngoài ra Trung Cộng cũng đă xây xong một tiền đồn lớn có trang bị vũ khí pḥng không tối tân, dựng dàn Radar để theo dơi hoạt động tầu bè và máy bay thám thính ở Đá Vành Khăn mới chiếm từ năm 1995. Đá Vành Khăn cũng là vùng tranh chấp với Phi Luật Tân.
Đối với quần đảo Hoàng Sa mà Trung Cộng đă chiếm của Việt Nam Cộng Ḥa năm 1974 th́ Bắc Kinh nhất mực không muốn nhắc đến mỗi khi có cuộc thảo luận với nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam.
Với sơ đồ quân sự mới này, Hạm đội Nam Hải của Trung Cộng đă mở rộng ṿng đai kiểm soát an ninh từ đảo Nam Hải qua Hoàng Sa đến băi cạn Scarborough (Hoàng Nham) tranh chấp với Phi Luật Tân xuống phía nam của Trường Sa đến tận vùng biển Mă Lai.
Vậy đảng và nhà nước CSVN có biết không, hay đă biết mà vẫn cứ nhắm mắt niệm thần chú “16 chữ” và “4 tốt” để cầu may mà không biết giặc đă ở trong nhà ḿnh?
Phạm Trần
(Thông luận)