HÀ NỘI (NV) .- Tờ Tiền Phong vừa có một phóng sự về các “Trung tâm Thể dục Thể thao” ở Hà Nội. Có thể xem đó là bằng chứng mới nhất về tṛ “chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lăng phí”.

Sân vận động của Trung tâm Thể dục Thể thao huyện Hoài Đức, Hà Nội ngốn hàng trăm tỉ rồi để đó. (H́nh: Tiền Phong)
Hoài Đức, một huyện thuộc khu vực ngoại thành của thành phố Hà Nội vừa khánh thành Trung tâm Thể dục Thể thao, rộng gần 6 héc ta, với sân vân động 4000 chỗ, nhà thi đấu 2000 chỗ, trị giá 200 tỉ đồng. Chưa kể hồ bơi có diện tích 11 métx25 mét đang được xây dựng. Tờ Tiền Phong cho biết, riêng hệ thống âm thanh của Trung tâm thể dục Thể thao Hoài Đức đă ngốn hết 7 tỉ đồng.
Theo tờ Tiền Phong, Hà Nội có nhiều Trung tâm Thể dục Thể thao cấp quận, huyện kiểu như Trung tâm Thể dục Thể thao huyện Hoài Đức. Chẳng hạn Trung tâm Thể dục Thể thao huyện Đan Phượng, được khởi công từ năm 2006, với tổng vốn đầu tư là 32 tỷ đồng (thời giá 2006), có sân vận động với 7,600 chỗ ngồi. Hoặc Trung tâm Thể dục Thể thao huyện Thanh Oai, sẽ khánh thành vào tháng 9 sắp tới, rộng 6 héc ta, với tổng vốn đầu tư 52 tỷ đồng.
Tuy chiếm năm hoặc sáu héc ta, ngốn từ vài chục tới vài trăm tỉ vốn đầu tư nhưng các Trung tâm Thể dục Thể thao cấp quận, huyện chỉ được sử dụng vài lần một năm cho Hội khỏe Phù Đổng (dành cho thanh, thiếu niên), hội thao công an, lễ giao quân, giải quần vợt, giải cầu lông, qui mô cấp… quận, huyện.
Tṛ chuyện với tờ Tiền Phong, ông Nguyễn Đ́nh Lân, Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Hà Nội, nhận định rằng, việc sử dụng ngân sách xây dựng các Trung tâm Thể dục Thể thao cấp quận, huyện như thế là lăng phí. Ông này tiết lộ, có huyện đang đề nghị chi tiền để xây một Trung tâm Thể dục Thể thao có sân vận động 20,000 chỗ, nhà thi đấu 5,000 chỗ.
Ông Lân bảo, Trung tâm Thể dục Thể thao cấp quận, huyện mà qui mô lớn như thế chắc chỉ để nuôi… dê. Điểm đáng chú ư là các quyết định đầu tư xây dựng những Trung tâm Thể dục Thể thao cấp quận, huyện như vậy không do ngành thể thao quyết định và tất nhiên, không ai thèm hỏi ư kiến của họ.
Tờ Tiền Phong chỉ kể câu chuyện về những Trung tâm Thể dục Thể thao cấp quận, huyện ở Hà Nội. Không thấy tờ báo này nhắc đến những câu chuyện khác cũng ở Hà Nội, mới được báo giới Việt Nam kể cách nay vài tháng.
Đó là hồi tháng 6, Sở Giáo dục – Đào tạo Hà Nôi cảnh báo về t́nh trạng quá tải của hệ thống trường mẫu giáo. Do thiếu pḥng, ở Hà Nội, có những lớp mẫu giáo mà sĩ số học sinh lên tới 84 trẻ/lớp. Viên chủ tịch thành phố Hà Nội biện bạch, sở dĩ có thực trạng tồi tệ đó là v́ Hà Nội không thiếu tiền mà thiếu đất để xây trường. Từ nay đến năm 2030, Hà Nội cần xây thêm 1,034 trường mẫu giáo và t́m đâu ra đất để xây thêm hơn một ngàn trường mẫu giáo là “vấn đề vô cùng nan giải” (?).
Xa hơn một chút, vào cuối tháng 5, bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Y tế, phân bua rằng, ngành y tế không có lỗi khi hệ thống bệnh viện chật chội, bẩn thỉu, thiếu thốn mọi thứ như một “trại tị nạn”. Bà bảo, t́nh trạng bốn, năm bệnh nhân phải nằm chung một giường mà vẫn không đủ giường, thành ra bệnh nhân phải nằm dưới gầm giường, ngoài hành lang là “trách nhiệm của cả hệ thống chính trị” v́ “ngành y tế không có tiền xây dựng bệnh viện, không có tiền mua trang thiết bị y tế”.
Bà Tiến lấy Hà Nội làm ví dụ. Từ năm 1975 đến nay, dân số Hà Nội tăng gấp bốn, năm lần nhưng thành phố này chỉ chi tiền để xây thêm hai bệnh viện. Nh́n rộng hơn, hệ thống bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố trên toàn Việt Nam chỉ mới được cấp khoảng 30% vốn đầu tư so với nhu cầu thực tế. C̣n hệ thống bệnh viện tuyến trung ương th́ đang… chờ kinh phí.
Tại sao chính quyền Việt Nam nói chung và chính quyền Hà Nội nói riêng, không đầu tư thích đáng cho giáo dục, y tế, những lĩnh vực vốn là phúc lợi công cộng? Chắc chắn là họ không thiếu tiền. Các Trung tâm Thể dục Thể thao cấp quận, huyện ở Hà Nội mà tờ Tiền Phong mới đề cập là một bằng chứng. Hà Nội dư cả đất lẫn tiền. Thiếu thốn nếu có nằm ở chỗ khác.
Ai cũng biết, tại Việt Nam, dự án nào dùng ngân sách nhà nước cũng có ăn chia. Quy mô dự án càng lớn th́ khoản được ăn chia càng nhiều. Các Trung tâm Thể dục Thể thao được đầu tư hàng loạt và đầu tư rộng tay hơn giáo dục, y tế có thể v́ chúng vốn là những nơi ít người lui tới, tất nhiên là sẽ ít thắc mắc!
Năm 2005, Quốc hội CSVN thông qua “Luật Thực hành tiết kiệm, chống lăng phí”. Vào thời điểm đó. Bộ luật này được xem như một trong những nỗ lực chống tham nhũng, v́ lăng phí được xác định là bạn đồng hành của tham nhũng.
Tháng trước, bộ luật vừa kể được Quốc hội Việt Nam đưa ra xem xét để sửa lại. Lư do, theo khảo sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam, trong bảy năm vừa qua, kể từ khi Việt Nam có “Luật Thực hành tiết kiệm, chống lăng phí”, t́nh trạng lăng phí vẫn xảy ra khắp nơi. Trong bảy năm đó, chưa có viên chức nào bị kỷ luật hay truy cứu trách nhiệm do chi tiêu phóng tay, lăng phí.
Các Trung tâm Thể dục Thể thao cấp quận, huyện ở Hà Nội đang minh họa cho nhận định, chống tham nhũng, chống lăng phí thực chất chỉ là một tṛ, do một bên khởi xướng. Việc khởi xướng chỉ nhằm chứng tỏ họ muốn chơi. Bên c̣n lại đứng nh́n và luôn luôn thua v́ không được tham dự.
(G.Đ)