R11 Độc Cô Cầu Bại
Join Date: May 2007
Posts: 127,675
Thanks: 9
Thanked 6,413 Times in 5,375 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 36 Post(s)
Rep Power: 162
|
Có "sổ đỏ", sức khỏe A mới được vào lớp 1: "Quy định thiếu nhân văn"
Phải có chủ quyền nhà ở, có sức khỏe loại A hay là có giấy chứng nhận đă học mầm non…mới được vào lớp 1. Những quy định có một không hai này đang khiến các bậc phụ huynh phát hoảng.
Đau đầu với những quy định "trời ơi"
Gần đây nhiều phụ huynh ở một số phụ huynh có trẻ chuẩn bị vào lớp 1 khá bức xúc trước một số quy định "lạ" do các trường hoặc địa phương đưa ra. Theo họ, những quy định này mang tính gây khó cho phụ huynh, học sinh, thậm chí vi phạm quy định của ngành giáo dục.
Phiếu báo tuyển sinh lớp 1 của trường Tiểu học Quang Trung, P.9, TP. Vũng Tàu, Bà Rịa – Vũng Tàu có quy định phụ huynh khi đăng kư nhập học cho con phải photo “sở hữu nhà ở của bố, mẹ”. Như vậy là muốn được vào học, trẻ phải có “sổ đỏ”.
Trao đổi với báo chí, bBà Lê Thị Thanh Tuyền, Hiệu trưởng trường Tiểu học Quang Trung lư giải việc yêu cầu phải có bản photo chủ sở hữu nhà ở là do Pḥng GD-ĐT TP.Vũng Tàu chỉ đạo. Phiếu báo tuyển sinh là do pḥng đưa xuống cho trường và nhà trường chỉ thực hiện theo đúng chỉ đạo.
Tại Hà Nội, trước nhu cầu lớn của một bộ phận phụ huynh có điều kiện, các trường ngoài công lập chất lượng cao cũng đă đặt ra khá nhiều yêu cầu cùng cách thi tuyển khác nhau để chọn lựa những bé vừa qua tuổi mẫu giáo bước vào năm học phổ thông đầu tiên.
Ngoài việc phải vượt qua kỳ kiểm tra với các dạng Toán logic, tiếng Anh, trắc nghiệm trí tuệ… học sinh muốn trúng tuyển vào những trường ngoài công lập có tiếng c̣n phải đáp ứng nhiều yêu cầu khác. Trường Tiểu học Nguyễn Siêu yêu cầu học sinh trúng tuyển vào lớp 1 năm học 2013-2014 phải đạt sức khỏe loại A. Trường Tiểu học Lư Thái Tổ cân nhắc yếu tố loại trừ với trẻ thị lực kém. Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm yêu cầu học sinh dự tuyển phải có sức khoẻ tốt, không nói ngọng, nói lắp và không có dị tật bẩm sinh…
Trước đó, năm 2012, nhiều phụ huynh tại quận G̣ Vấp, TP.HCM cũng từng hoang mang trước thông tin trẻ muốn vào lớp 1 phải có giấy chứng nhận đă học mẫu giáo.
Những quy định không nhân văn
Theo các chuyên gia, việc mang sổ đỏ để nhập học cho con là không sát thực tế, gây phiền hà bởi có những trường hợp cư trú ở địa phương nhưng không phải ai cũng có nhà riêng, có người thế chấp sổ đỏ trong ngân hàng, có người đă bán nhà… nên yêu cầu mang sổ nhà đi nhập học càng thêm rắc rối.
Trước nhiều quy định "lạ lùng", gây khó cho trẻ vào lớp 1, PGS.Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, đây là những quy định thiếu nhân văn, cản trở chủ trương, chính sách của nhà nước.
“Mọi trẻ em đến tuổi đều được vào học tiểu học. Việc yêu cầu phụ huynh phải xuất tŕnh được “sổ đỏ” khi nhập học cho con là không đúng. Chủ trương của Bộ GD từ trước đến nay là khuyến khích trẻ cư trú phường nào, địa phương nào th́ học tại địa phương đó. Nhưng cư trú không có nghĩa là có quyền sở hữu nhà ở tại đó. Rất nhiều người phải đi thuê, mướn, ở nhờ, một số cơ sở giáo dục, địa phương đưa ra quy định này là đang làm khó trẻ, cản trở kế hoạch phổ cập giáo dục của nhà nước", ông Nhĩ nói.
Tương tự, với trường hợp một số trường “kén” học sinh sức khỏe loại A, PGS.Trần Xuân Nhĩ cho rằng: “Trẻ con sinh ra, có cháu khỏe mạnh, có cháu bị khiếm khuyết, việc lựa chọn học sinh dựa vào những tiêu chí này thật không nhân văn. Môi trường giáo dục là phải nâng đỡ những học sinh yếu kém chứ không phải đưa ra những quy định để đào thải như vậy. Nếu chọn học sinh giỏi, học sinh khỏe mạnh vào học, th́ những cháu yếu đuối vứt đi đâu?”.
"Tôi chưa dám khẳng định những người đưa ra các quy định này nhằm mục đích ǵ, muốn lợi dụng quy định để trục lợi cá nhân hay không. Nhưng nếu có, chắc chắn sẽ bị xử lư nghiêm theo luật", PGS Nhĩ nói thêm.
Những quy định oái oăm này không chỉ gây phiền hà cho người dân mà c̣n làm phát sinh nhiều tiêu cực. Sắp tới, Bộ GD-ĐT sẽ rà soát lại các trường hợp cụ thể và có hướng xử lư phù hợp. Quan điểm của Bộ vẫn là tạo điều kiện thuận lợi nhất để mọi trẻ em đến tuổi đều được tới trường.
TM
|