(Dân trí) - Sau khi tàu lặn có người lái Giao Long của Trung Quốc thực hiện thành công chuyến lặn biển thử nghiệm sâu nhất trong năm nay, hải quân Trung Quốc giờ đây c̣n lên kế hoạch chế tạo pḥng thí nghiệm có khả năng hoạt động ở độ sâu 2.500m dưới biển.

Đồ họa mô phỏng pḥng thí nghiệm biển sâu của Trung Quốc.
Theo trang Tin tức khoa học Trung Quốc tại Bắc Kinh, pḥng thí nghiệm biển sâu dự kiến được đặt tên là Cung điện Rồng. Nó dài khoảng 22m và nặng 250 tấn. Pḥng thí nghiệm có thể chở khoảng 50 người và thủy thủ đoàn sẽ nhận đồ tiếp tế hàng ngày thông qua các phương tiện dưới nước.
Trung Quốc đă bắt đầu chương tŕnh thiết kế pḥng thí nghiệm biển sâu kể từ năm 2006, mặc dù Viện 702 thuộc Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc có trụ sở tại Bắc Kinh mới trưng bày một mô h́nh pḥng thí nghiệm biển sâu trong một cuộc triển lăm hồi năm ngoái.
Jiao Weixin, một giáo sư từ Đại học Peking tại Bắc Kinh, cho hay c̣n quá sớm để Trung Quốc thiết kế một pḥng thí nghiệm như vậy, v́ con người mới bắt đầu khám phá biển sâu và thiếu kinh nghiệm cần thiết.
Ông Fan Nianqiao, giáo sư từ Đại học khoa học địa lư Trung Quốc tại Bắc Kinh, cũng cảnh báo về các mối nguy hiểm của một cuộc thám hiểm như vậy v́ hiện không có cánh nào để đối phó với nhiệt độ ở độ sâu dưới 1.000m, vốn thường quá nóng hoặc quá lạnh.
Trước đó, tàu lặn Giao Long có người điều khiển của Trung Quốc đă được đưa ra Thái B́nh Dương và Biển Đông để tiến hành các chuyến lặn biển nhằm phục nghiên cứu khoa học.
Việc Trung Quốc đưa tàu lặn Giao Long xuống Biển Đông đă khiến các quốc gia lân cận lo ngại v́ Bắc Kinh có thể sử dụng tàu này để thăm ḍ, khai thác tài nguyên khoáng sản dưới đáy biển.
An B́nh