Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang vào vụ sản xuất lúa, mía, cây ăn trái, rau màu… nên nhu cầu sử dụng phân bón rất lớn. Tận dụng cơ hội này, phân bón giả, kém chất lượng xuất hiện tràn lan, ảnh hưởng trực tiếp quyền lợi nông dân nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu.
 |
Cơ quan Quản lư thị trường tỉnh Đồng Tháp tổ chức tiêu hủy phân bón giả. |
Phân bón làm từ cát và gạch nung
Theo thông tin từ Công an tỉnh Đồng Tháp, đă có kết quả giám định 100 bao phân bón ka- li (mỗi bao nặng 50 kg) nhăn hiệu "kali israel-hiệu hai con rồng" tạm giữ ở huyện Tân Hồng: cả 100 bao đều là là phân bón giả. Thành phần chủ yếu của loại phân bón này gồm cát và phẩm màu, chiếm trên 80%.
Trước đó, kiểm tra cửa hàng vật tư nông nghiệp của bà Trần Thị Mỹ Châu, ở xă Tân Chí Công, huyện Tân Hồ, lực lượng chức năng phát hiện 100 bao phân bón không hóa đơn, chứng từ nên lập biên bản tạm giữ. Bà Châu khai nhận, số phân bón trên được mua lại của một người tên Quốc, không rơ địa chỉ để bán lại cho nông dân.
Tháng 5/2013 tại huyện Trà Ôn, các cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Long phát hiện 3 chiếc tàu chở 80 tấn phân bón không rơ nguồn gốc. Sau khi bị bắt, các chủ tàu cho biết họ chỉ là người chở thuê về vùng nông thôn thuộc các tỉnh trong khu vực ĐBSCL để tiêu thụ.
Mới rồi, Chi cục Quản lư thị trường (QLTT) Vĩnh Long cũng vừa tiêu hủy 20 tấn phân bón giả nhăn hiệu Ka-li. Số phân bón này do Lê Văn Hết (ngụ huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) vận chuyển sang tỉnh Trà Vinh để tiêu thụ, nhưng khi đến huyện Mang Thít (Vĩnh Long) th́ bị phát hiện, tạm giữ. Kết quả kiểm tra mẫu cho thấy, số phân này được làm bằng gạch nung xay nhỏ trộn với muối, hàm lượng ka-li chỉ đạt 0,1% chứ không phải 60% như ghi trên bao b́.
Ông Trần Quốc Linh - Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long cho biết: theo thông tin ghi trên bao b́, 400 bao phân bón này do Cty CP Vật tư kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ (TP Cần Thơ) nhập khẩu từ Nga. Tuy nhiên, hóa đơn hàng hóa mà tài xế Lê Văn Hết xuất tŕnh là của Cty TNHH Thương mại - Dịch vụ Á Châu Đại Thắng (TP. Hồ Chí Minh). Anh Hết khai là nhận chở hàng của ông chủ tên Tâm từ khu công nghiệp Sóng Thần về huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long để tiêu thụ th́ bị phát hiện.
Các vụ phát hiện, bắt giữ kể cho thấy cơ quan chức năng đă vào cuộc khá sâu sát. Thế nhưng, nhiều ư kiến cũng thẳng thắn thừa nhận, v́ lực lượng mỏng, các đối tượng lại hoạt động ngày càng tinh vi, nên có thể thấy kết quả như vậy cũng chi như muối bỏ bể.
Nói về t́nh trạng này, ông Nguyễn Văn Đối – Chánh Thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang cũng đành lên “dây cót”: “Phân bón giả, phân bón kém chất lượng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất của bà con nông dân. Trong tháng 3 tới, Thanh tra Sở NN&PTNT sẽ phối hợp với QLTT, Cảnh sát Kinh tế… tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh lớn trên địa bàn để kịp thời xử lư các cơ sở kinh doanh phân bón dỏm, phân bón kém chất lượng. Từ đó góp phần giản thiểu đến mức thấp nhất lượng phân bón giả trên thị trường…”.
Nông dân "lănh đủ"
Ông Trần Văn Việt ở xă Viên B́nh, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng canh tác 8 ha lúa. Mỗi vụ lúa gia đ́nh ông cần từ 90 đến 100 bao phân các loại. Vốn đầu tư để mua phân bón sản xuất lúa tương đối lớn. Ông Việt cho biết: “Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhăn hiệu phân bón nên nông dân không biết đường đâu mà lần. Những nhăn hiệu uy tín từ lâu đời th́ giá tương đối cao, những nhăn hiệu mới th́ nông dân không an tâm”.
Nhưng không an tâm th́ cũng đành tặc lưỡi, v́ theo ông Việt, khi không tiền mặt để trả, nông dân phải chấp nhận mua thiếu với giá cao, phải chịu sự “hướng dẫn” của các đại lư, bắt buộc sử dụng các nhăn hiệu mới. Sản phẩm mới nhà sản xuất chiết khấu % cho đại lư rất cao. Nông dân cũng biết được điều này nhưng phải đành “bấm bụng” chịu thiệt tḥi v́ không có tiền. Gặp phân kém chất lượng, phân giả th́ nông dân lănh đủ!.
Vụ việc xảy ra cuối năm 2012 là ví dụ nhăn tiền: Công ty TNHH Phân bón V́ Dân (Hóc môn-TP Hồ Chí Minh) tổ chức “hội thảo” tại một quán cá phê ở TP. Mỹ Tho mà không xin phép chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng. Sau “hội thảo”, đă có 20 người đem phân bón Lân Đỏ về sử dụng để kích thích cho hoa trổ. Những nông dân khác hay tin cũng ùn ùn đi mua về sử dụng.
Kết quả, rất nhiều nông dân đă bị thiệt hại hàng trăm triệu đồng v́ loại phân kém chất lượng này. Ông Nguyễn Văn Thế - Tổ phó Tổ hợp tác hoa kiểng xă Mỹ Phong, cho biết: “Làng hoa xă Mỹ Phong có 160 hộ trồng với khoảng 500 ngàn giỏ. Trong đó, bị cháy lá do phân bón lá Lân Đỏ khoảng 30 ngàn giỏ của 28 hộ với thiệt hại hàng trăm triệu đồng”.
Theo nhiều người dự “hội thảo”, công ty hướng dẫn rất kỹ 1 bịch (1 kg) pha nước tưới cho 1.000 chậu hoa. Người trồng hoa làm y như hướng dẫn, hoa cháy rụi. Ông Đỗ Quốc Công có kinh nghiệm trồng hoa trên 20 năm ở địa phương khẳng định: Chính phân bón Lân Đỏ đă làm cây bị cháy lá. Tôi dùng liều lượng nhẹ hơn là 0,5 kg phân pha nước để tưới cho 1.000 chậu hoa cũng bị cháy lá”.
Sau khi các cơ quan chức năng vào cuộc, công ty đă chấp nhận hỗ trợ cho các hộ dân bị thiệt hại. Ông Đinh Ngọc Tùng - Trưởng pḥng Kinh tế TP. Mỹ Tho, cho biết: “Đến nay Công ty TNHH V́ Dân hỗ trợ cho tổng cộng 47 nông dân với số tiền 332 triệu đồng”.
Trong vụ việc này, dẫu sao nông dân cũng c̣n may khi nắm được nguồn gốc phân bón rồi được doanh nghiệp đền bù. Đối với những trường hợp phân cát, phân gạch không rơ nguồn gốc như đề cập ở trên, nếu tiêu thụ trót lọt ra thị trường th́ đúng là nông dân lănh đủ.
Một luật gia -Hội luật gia Tp.Cần thơ nhận định: Luật Tố tụng H́nh sự đă qui định hành vi vận chuyển, tàng trữ, mua bán hàng giả, hàng không rơ nguồn gốc, hàng nhái... là hành vi phạm tội. Muốn ngăn chặn hiệu quả t́nh trạng phân bón giả hiện nay th́ các cơ quan thẩm quyền phải mạnh tay hơn. Những vụ vi phạm lớn cần phải khởi tố h́nh sự những người sản xuất, phân phối và bán lẻ. Chứ xử phạt hành chính như hiện nay chỉ là ném đá ao bèo v́ sản xuất và phân phối phân bón giả lợi nhuận rất cao.
Ngọc Long