Người bán là những phụ nữ c̣n trẻ hoặc đă luống tuổi nhưng đầy đủ sức khỏe, c̣n người mua là những cặp vợ chồng vô sinh nhiều năm.
Thâm nhập đường dây “phụ nữ bán trứng”, chúng tôi bất ngờ trước một nghề mới đă và đang diễn ra hết sức thầm lặng.
Được sự hướng dẫn của một cán bộ dân số của UBND phường Linh Đông, quận Thủ Đức (TP.HCM), chúng tôi đến căn nhà trọ nằm sâu trong một hẻm nhỏ nóng hầm hập ở khu phố 7 của gia đ́nh chị L.T.H. (35 tuổi, quê Ninh B́nh) tạm trú từ 6 năm nay. Chi H. nom người khỏe mạnh, là một công nhân may có 4 đứa con.
Chị đang nuôi nấng chăm sóc 2 đứa, c̣n 2 đứa con khác đang ở nhà người ta mà mặt mũi ra sao chị không hề biết. Bởi đó là kết quả của 2 lần bán trứng trước đó.
“Bán lần đầu, tui nhận được 20 triệu đồng, mừng lắm nhưng rồi khóc v́ té ra làm nghề này cũng không dễ dàng ǵ, tủi thân lắm”, chị H. tâm sự.
Sau khi sinh con đầu ḷng, 2 vợ chồng chị H. dắt díu nhau từ Ninh B́nh, vào TP.HCM làm ăn. Dù đă vào đây chục năm nay, nhưng kinh tế gia đ́nh vẫn khá khó khăn.
Chị kể, lần đầu vào “nghề” cách đây vài năm, khi bố đẻ chị phải mổ sỏi thận, lúc đó cần tiền không biết làm sao để lo cho bố. Qua giới thiệu, bắt mối, chị H. bán trứng cho một căp vợ chồng Việt kiều Đức. “Tổng cộng, tôi đă bán 2 lần, cũng may mắn là cả 2 lần tôi đều bán cho các cặp vợ chồng Việt kiều. Bán cho họ vừa được giá cao, lại vừa yên tâm”, chị thổ lộ.
 |
Căn nhà trọ của chị L.T.H. ( quê Ninh B́nh) tại phường Linh Đông, quận Thủ Đức.
|
“Mà mỗi lần bán cũng cực khổ lắm v́ phải giấu chồng và vợ chồng căi nhau hoài. Không những vậy, cũng phải năm lần, bảy lượt lên bệnh viện làm đủ thứ xét nghiệm xem có bệnh tật di truyền ǵ không, rồi đi lại, chờ đợi mất cả tháng nhưng không đem lại kết quả. Cho nên không phải ai cũng đủ “chuẩn” để bán trứng được. Nếu không th́ chị em đă theo nghề này hết rồi
Bây giờ tui không bán trứng nữa v́ bác sĩ nói “quá lứa” trứng không đảm bảo, nên nếu ai có nhu cầu mua, bán th́ tôi giới thiệu giúp thôi”, chị H. chia sẻ.
Khi xét nghiệm đủ chuẩn, trước khi chọc lấy trứng, bác sĩ phải tiêm thuốc kích thích buồng trứng để trứng đạt tiêu chuẩn. Thời gian này kéo dài từ 2-4 tuần, người bán trứng không được có quan hệ vợ chồng và sống lành mạnh (không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia).
Không chỉ bán trứng, chị H. c̣n giới thiệu cho người quen để bán trứng. Hầu hết khách mua của chị là Việt kiều nên khoản hoa hồng mỗi lần giới thiệu khá cao. Chị H. luôn khẳng định ḿnh không phải là “c̣”, chỉ khi có người quen biết, cần t́m đến th́ giới thiệu dùm, chứ không chuyên làm việc này.
Qua chị H., chúng tôi đến địa chỉ của chị Đ.H.G. (24 tuổi, quê ở Kiên Giang, tạm trú tại đường Cộng Ḥa, quận Tân B́nh, TP.HCM). Dáng người cao ráo, trắng trẻo, khuôn mặt xinh xắn là điểm nổi bật của G.
Chị cho hay, đau đớn, mệt mỏi là cảm giác mà chị cảm nhận được sau khi chọc trứng lần đầu. Tuy nhiên, hiện G. cũng đang t́m người bán trứng lần 2 do đang cần tiền gấp để gửi cho mẹ bị bệnh nặng dưới quê.
“Mỗi lần nghĩ đến việc đi cho trứng mà em vẫn sợ, sau lần đó em đă tự hứa là không bao giờ cho nữa. Tuy nhiên, gia đ́nh đang kẹt tiền nên em đă rao “bán” trứng từ hơn 4 tháng nay nhưng chưa có người mua.
Lần trước, em bán trứng cho một cặp vợ chồng được gần 30 triệu, trong đó ḿnh được hưởng 2/3, số c̣n lại được chia cho người dắt mối. Riêng chi phí xét nghiệm và quá tŕnh chọc lấy trứng th́ bên “mua” chịu. Và chỉ khi bán cho nhà giàu và Việt kiều mới được giá cao như vậy”, G. chia sẻ thêm.
Đối với việc mua, bán trứng chỉ có người mua, người bán thỏa thuận, c̣n khi vào bệnh viện để thực hiện các thủ tục th́ chuyện mua bán lại được đổi thành “hiến-tặng”.
Theo BS Hồ Mạnh Tường (Tổng Thư kư hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP.HCM), mua bán trứng là hành vi bị cấm, việc xin cho trứng phải là tự nguyện, không được mua bán.
Theo Nông nghiệp Việt Nam