Với tính chất của một loại rau, măng có thể ăn tươi, làm dưa chua, hoặc phơi khô để dành dùng quanh năm. Măng khô dùng để ninh, hầm và kho, chứ không nấu canh chua hoặc xào.
Măng ḥa hợp được với tất cả các loại thực phẩm, từ thịt rừng đến gia súc, gia cầm, chim muông, thủy, hải sản. Đặc biệt, măng có thể làm mất mùi tanh của một số thực phẩm khó chế biến như thịt vịt, thịt c̣...
Hai món măng được coi là kiệt tác của khoa ẩm thực, là "gị heo ninh măng khô" và "vịt xáo măng tươi". Vào đến miền trung, món gị heo ninh măng khô đă được nhiều địa phương "biến thể" thành món gị heo kho măng khô vào dịp tết. Miền nam dùng cả gị heo ninh (vào đây gọi là hầm) măng khô lẫn măng tươi.
Măng khô, ngon nhất là măng lưỡi lợn, tức lấy phần mầm non vừa nhú, xẻ ra phơi, nó giống h́nh lưỡi của con lợn, đặc, chắc và nhuyễn không có sợi xơ. Măng đem ngâm nước ấm, luộc và xả cho ra hết chất quánh lâu ngày, rồi thái miếng vừa ăn. Trước khi nấu có thể xào với mỡ, hành và nêm gia vị cho thấm.
Thịt ninh măng có thể là cổ, cánh, chân gà, nhưng thích hợp nhất là chiếc gị lợn. Gị chặt h́nh quân cờ vừa ăn. Xếp một lớp măng, một lớp gị heo vào nồi (có thể cho vài mảnh quế và hồi cho thơm) đổ nước xâm xấp, hầm với lửa cháy vừa phải. Thường xuyên hớt bọt và châm thêm nước cho đến khi thịt và măng chín mềm, nêm nếm vừa ăn, cho hành, mùi, rắc tiêu. Cũng có thể dùng măng tươi nấu món ninh hầm gị heo như trên vẫn ngon không kém.
Trong nồi hầm sục sôi ấy, thịt và măng có sự tác động lẫn nhau và giao ḥa tuyệt vời, mỗi thứ đều được tôn lên về chất. Miếng thịt giảm bớt béo ngấy, giữ độ ngọt cộng thêm mùi thơm thảo mộc thâm trầm, quyến rũ. Miếng măng nhận vào vị béo vị ngọt của thịt, mà vẫn giữ cái bùi, cái đậm, chất thanh nhă của rừng.
Thường khi vào cuối bữa tiệc thịnh soạn, người ăn đă ngán ngấy các món thịt cá quay, hấp. Bấy giờ, tô măng ninh tỏa ngát có sức đánh thức khẩu vị. Mấy lát măng, vài muỗng nước ninh sẽ là dư vị làm cho thực khách giữ được cảm giác bữa tiệc vừa qua rất đáng nhớ.
Theo Vnexpress