GiadinhNet - Làng mộc Dư Dụ (Thanh Oai, Hà Nội) nổi danh hàng trăm năm bởi nghề điêu khắc gỗ. Đặc biệt, từ những khúc gỗ vô tri, nghệ nhân Dư Dụ tạc nên vô vàn các bức tượng Phật đưa đi khắp mọi miền đất nước.

Tượng Phật từ làng Dư Dụ được đưa đi khắp nơi trong cả nước. Ảnh: Hà Phương.
Gom b́nh an vào từng khúc gỗ
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 km, làng Dư Dụ - ngày nay là thôn Dư Dụ, xă Thanh Thùy, huyện Thanh Oai - được biết đến là nơi có nghề điêu khắc truyền thống lâu đời. Từ thời phong kiến, nhiều nghệ nhân làng Dư Dụ được triều đ́nh trưng tập để trang trí cung đ́nh. Sản phẩm của Dư Dụ là những pho tượng Phật. Có lẽ v́ thế mà h́nh thành một làng nghề chuyên tạc tượng Phật tồn tại và phát triển cho đến ngày nay.
Mặc cho cơn lốc đô thị hóa đang bao phủ các vùng ven nội thành, nhưng Dư Dụ vẫn giữ được vẻ yên b́nh, mộc mạc vốn có. Hai bên con đường chạy dọc thôn là những cơ sở sản xuất tượng Phật với đủ các kích cỡ được bày la liệt.
Cũng như những làng mộc khác, làng nghề Dư Dụ luôn sôi động với tiếng lách cách rộn ràng của nhát đục, nhát gơ và âm thanh của tiếng cưa, xẻ gỗ. Khác với các làng mộc khác, công cụ của người thợ Dư Dụ không phải là những chiếc cưa máy đồ sộ, không phải là những chiếc đục to bằng cả cánh tay mà đó là những công cụ tinh xảo, nhiều chiếc đục chỉ nhỏ bằng chiếc bút bi. Họ tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu của những người có thú trưng bày, những biểu tượng của sự yên vui, may mắn; đó là h́nh tượng ông Phúc, Lộc, Thọ,… và đặc biệt là tượng Phật Di Lặc được đặt mua với đủ mọi kích thước. Tuy chưa có một con số thống kê cụ thể nào, nhưng với người Dư Dụ th́ đây là nơi cung cấp phần lớn tượng Phật, từ nhà chùa cho đến nhà dân.
Hỏi anh Thiêm - chủ xưởng mộc Thiêm Hữu có cơ sở nằm ngay đầu làng - v́ sao người làng Dư Dụ chỉ tạc mỗi tượng Phật, anh găi tai cười: “Chẳng thấy ai đề cập đến điều này cả. Chỉ thấy rằng làm ra mỗi bức tượng Phật không chỉ lao động b́nh thường mà c̣n gửi gắm trong đó sự b́nh an, ấm no, hạnh phúc”. Anh Thiêm đă gắn bó với nghề tạc tượng Phật từ thuở nhỏ. Đă gần 30 năm trong nghề, anh Thiêm bảo chẳng thể thống kê hết vợ chồng anh đă tạc ra bao nhiêu bức tượng Phật từ ngày khởi nghiệp đến nay. Từ những bức tượng Di Lặc nhỏ bé nằm trong ḷng bàn tay, đến những bức tượng to hơn đầu người... qua tay anh chị đă tỏa đi khắp mọi miền đất nước.

Anh Thiêm: “100 người học vài người không làm được”.
Những nghệ sĩ không qua trường lớp
Rất nhiều nghệ nhân Dư Dụ bảo rằng nghề làm tượng Phật không khó mà đ̣i hỏi sự khéo léo, nhẫn nại trong từng chi tiết. Nào là làm sao để những đường lượn cho cái bụng ấm no của ông Di Lặc, vừa căng tṛn lại thêm cái miệng cười tươi rất yêu đời. Nào là làm sao để gương mặt hiền từ và đôi tai trường thọ của đức Thích Ca Mâu Ni... không lẫn đi đâu được. Thế nhưng, gần như các nghệ nhân này chẳng qua một trường lớp nghệ thuật nào cả. Biệt tài về điêu khắc tượng Phật với họ như một cái “duyên” vậy. Anh Thiêm bảo: “Bố ḿnh không theo nghề mộc. Cả hai vợ chồng ḿnh chẳng phải học qua lớp đục đẽo nào nhưng chưa bao giờ có chuyện lỡ tay mà làm hỏng bức tượng”. Đó là chuyện khó tin nhưng đă ai cầm dùi đục ở Dư Dụ đều quả quyết như vậy. Anh Thiêm cho biết, nghề tạc tượng Phật đối với người Dư Dụ dễ dàng đến mức cứ 100 người bước vào nghề th́ chỉ có vài người thất bại.
Ông Nguyễn Duy Hội, một người thợ đă 40 năm trong nghề cho biết: “Nếu làm chăm chỉ, trả hết chi phí, trung b́nh mỗi ngày chúng tôi thu được 200.000 đồng. Chúng tôi có thể làm những mặt hàng khác thu lợi nhiều hơn nhưng chẳng mấy ai tính chuyện đổi nghề. Tạc tượng Phật, không chỉ nghề kiếm sống mà cả một niềm vui, niềm hănh diện đối với người Dư Dụ”.
Đến Dư Dụ, có một mùi thơm rất đặc trưng, đó là mùi pha trộn của rất nhiều loại gỗ quư như đinh hương, pơ mu… Theo anh Thiêm, nghề tạc tượng ở Dư Dụ không sợ mai một như các làng nghề khác mà c̣n có xu hướng phát triển mạnh hơn. “Một số bạn trẻ làm rất tốt, thậm chí c̣n đẹp hơn các bậc tiền bối”, anh Thiêm tâm sự. Tuy nhiên, ở làng không ai “qua mặt” được những tay đục có tiếng như ông Nguyễn Duy Dương, Nguyễn Huy Hội. Những người được Sở VH, TT&DL hoặc các đ́nh chùa đến tận nhà đặt hàng.
“Trên từng thớ gỗ, người thợ bố trí sao cho những đường vân của khối gỗ được rơi vào đúng những điểm đặc biệt để nhấn mạnh ư nghĩa, vừa tạo sự phù hợp vừa mang nét độc nhất vô nhị mà những người trong nghề và sành chơi đồ gỗ mới có thể cảm nhận được”, ông Nguyễn Duy Hội cho biết.
Điều đáng nói nữa ở Dư Dụ, không có những xưởng sản xuất lớn mà chỉ tồn tại những cơ sở sản xuất hộ gia đ́nh. Mỗi cơ sở sản xuất ấy đều có những mẫu mă rất đa dạng và phong phú. Từ những mảnh gỗ nhỏ, thô kệch, tưởng chừng như bỏ đi, nhưng khi đặt vào bàn tay và khối óc người thợ Dư Dụ, mảnh gỗ ấy bỗng có hồn và trở thành một sản phẩm, một tác phẩm nghệ thuật hữu ích. Nơi đây mọi người vẫn nhắc nhau câu chuyện về một người thợ tài hoa Nguyễn Quốc Tú (SN 1963) - người được tặng danh hiệu nghệ nhân đầu tiên ở làng. Anh Tú có khả năng đặc biệt “bịt mắt tạc tượng”, tức là dùng khăn bịt mắt lại mà vẫn thoăn thoắt tay đưa, khi bỏ khăn ra cũng là lúc sản phẩm được hoàn thành mà không hề có một chi tiết lỗi.
Dư Dụ có đến 90% người theo nghề ông cha và không biết bao nhiêu tài năng như anh Tú hàng ngày vẫn miệt mài làm việc. Dường như ở mảnh đất được gọi là “sinh ra Phật” này, nghề với họ là máu thịt hơn là sự nổi tiếng.
Hà Phương