TT - Những đại gia kinh tế Thái Lan từng trải qua sóng gió trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 đă cảnh báo về t́nh h́nh kinh tế hiện nay.

Nhà máy đóng gói gạo ở tỉnh Ayutthaya. Chương tŕnh trợ giá gạo của Chính phủ Thái Lan đang gây quan ngại cho giới đầu tư - Ảnh: Reuters
Trong cuộc khủng hoảng được gọi với cái tên “tom yum kung” (tên món xúp chua cay của Thái) hồi năm 1997, ba nhà tài phiệt Boonchai Bencharongkul, Sawasdi Horrungrang, Prachai Leophairatana đă gần như mất hết cơ nghiệp.
Báo Bangkok Post ngày 5-7 cho biết cả ba ông đều tỏ ra quan ngại với t́nh h́nh kinh tế hiện tại của Thái Lan và cảnh báo về sự phát sinh bong bóng kinh tế. Họ chỉ trích chính sách khuyến khích người dân vay nợ trong khi chính phủ cũng đi vay để kích thích kinh tế.
Đừng chú trọng vào GDP
Ông Boonchai - người sáng lập mạng điện thoại di động số 2 Thái Lan hiện nay là DTAC - cảnh báo về một cuộc khủng hoảng tiềm tàng đang thành h́nh. Ông nhận định: “Tôi nghĩ t́nh h́nh hiện tại đáng lo ngại. Là một trong những người từng trải nghiệm những chuyện tương tự, tôi có thể “ngửi” thấy điều đó trong t́nh h́nh hiện nay”.
Ông chỉ ra t́nh trạng người dân đua nhau mua căn hộ chung cư và ngày càng có nhiều người đi xe xịn. “Đây chính là những điều chúng tôi từng chứng kiến trước khi cuộc khủng hoảng năm 1997 xảy ra” - ông nói.
Đề cập các chính sách dân túy hiện nay, ông chỉ ra rằng những chính sách như miễn giảm thuế cho người mua xe hơi lần đầu đă khiến người dân đổ xô đi vay tiền của ngân hàng. Đây được coi là cách để chính phủ thúc đẩy GDP. “Đừng quá tập trung vào GDP. Rốt cuộc người dân cũng chỉ thật sự quan tâm xem họ c̣n bao nhiêu tiền trong ví” - ông nói.
Theo Bangkok Post, 16 năm trước, vào ngày 2-7 đồng baht đă bị thả nổi sau khi được ấn định ở tỉ giá 25 baht/USD. Đồng tiền Thái Lan rốt cuộc đă trượt xuống mức 56 baht/USD, đẩy các công ty vay vốn bằng USD lâm vào cảnh khốn đốn. Khi các công ty Thái sụp đổ, các công ty đa quốc gia đổ xô vào mua nợ xấu, gây ra sự bức xúc ở khắp nơi. Công ty DTAC khi đó là một trong những công ty đầu tiên bị đưa vào quá tŕnh tái cấu trúc nợ với 50 chủ nợ, dưới sự giám sát của Ngân hàng Trung ương Thái.
Mặc dù ông Boonchai vẫn c̣n là một trong những nhà tài phiệt giàu có nhất Thái Lan nhưng đế chế của ông đă bị Hăng viễn thông Na Uy Telenor mua lại. “Đừng đầu tư quá mức, và nếu có thể, đừng đi vay để mở rộng kinh doanh” - ông Boonchai khuyên và nói thêm rằng chính phủ cũng không nên chi tiêu quá khả năng thực tế.
Ông cảnh báo rằng lần này, bản chất của cuộc khủng hoảng có thể khác hồi năm 1997. “Lần trước khối tư nhân sụp đổ nhưng lần này chúng ta có thể chứng kiến chính phủ sụp đổ” - ông Boonchai nhận định.
Quan ngại chính sách kinh tế'
Ngân hàng thận trọng hơn khi cho vay
Các ngân hàng ở Thái Lan ngày càng thận trọng hơn trong việc cho khách hàng vay tiền trong bối cảnh nợ phải trả của các hộ gia đ́nh đang ở mức cao, báo The Nation hôm 8-7 cho hay. Phó giám đốc điều hành Trung tâm nghiên cứu của Ngân hàng Kasikorn (KRC) Pimonwan Mahujchariyawong cho biết những khách hàng đang gánh nợ sau khi vay tiền mua xe sẽ khó ḷng vay tiếp để mua thêm nhà đất.
The Nation dẫn lời bà Pimonwan nói các ngân hàng đang quan ngại về nợ phải trả của hộ gia đ́nh đang ở mức cao. Nợ các hộ gia đ́nh trong quư đầu năm nay ở mức hơn 8.000 tỉ baht (254 tỉ USD), chiếm 77,4% GDP.
Trước đó, Ngân hàng Kasikorn cũng đă thông báo ngưng cho vay đối với những khách hàng muốn mua căn nhà thứ ba và tập trung vào những khách hàng có thu nhập hằng tháng ít nhất là 15.000 baht đối với những khoản vay không bảo đảm. Ngân hàng Krung Thai cũng không cho vay để mua căn nhà thứ hai nếu người đi vay không có thu nhập hằng tháng đủ điều kiện.
Ông Sawasdi - nhà sáng lập Tập đoàn thép NTS - khuyên chính quyền Bangkok không nên vay quá khả năng v́ cuối cùng gánh nặng vẫn đổ lên vai người đóng thuế. Sau cuộc khủng hoảng năm 1997, ông Sawasdi đă gánh khoản nợ hơn 2 tỉ USD. Tập đoàn NTS của ông sau đó đă sáp nhập với một công ty thép của Tập đoàn Siam Cement nhưng rồi sau đó bị bán cho Tập đoàn Thép Tata của Ấn Độ.
Ông Sawasdi cũng kêu gọi Chính phủ Thái Lan thận trọng với kế hoạch giúp đỡ phát triển cảng nước sâu và một số công tŕnh khác ở Dawei (Myanmar), dự án có trị giá đến 3,2 tỉ USD.
C̣n đối với ông Prachai - người sáng lập Tập đoàn Hóa dầu TPI, bài học rút ra từ khủng hoảng năm 1997 chính là việc chính phủ thất bại trong việc bảo vệ các doanh nghiệp trong nước. Với khoản nợ 100 tỉ baht thời gian đó, ông buộc ḷng phải bán hầu hết cơ sở kinh doanh của ḿnh để tồn tại. Sau khi nộp đơn xin phá sản, công ty hóa dầu của Tập đoàn TPI được bán cho Tập đoàn Dầu khí nhà nước PTT.
“Cuộc khủng hoảng năm 1997 là lỗi của chính phủ. Đáng ra chính phủ phải bảo vệ các nhà đầu tư. Tôi vẫn cảm thấy buồn v́ chẳng những chính phủ không giúp các công ty Thái mà c̣n làm t́nh h́nh tồi tệ hơn” - ông Prachai ngậm ngùi nhớ lại.
VIỆT PHƯƠNG
Tuoitre