Không chỉ giúp cho cậu con riêng tật nguyền bằng tuổi ḿnh của người vợ hờ biết đi, Long c̣n chạy ngược, chạy xuôi lo cho Ngân được hưởng chế độ chính sách của Nhà nước.
Không dừng lại ở đó, người đàn ông 30 tuổi c̣n lên rừng chặt bạch đàn về làm một ngôi nhà khang trang cho người vợ c̣n lớn hơn cả tuổi mẹ ḿnh.
Hết ḷng lăn lộn v́ “con”
Cậu con trai tật nguyền Triệu Tiến Ngân chứng kiến từ đầu câu chuyện của chúng tôi và bà Năm. Nó chỉ cười và thi thoảng nói những câu không ai nghe rơ. Tôi hỏi: “Long có thương em không?”. Nó hồn nhiên trả lời bập bẹ: “Long thương ít thôi, không nhiều đâu”. Bà Năm ngồi ngoài nghe con trai trả lời như thế liền bênh vực Long. Bà hỏi con trai: “Mày muốn người ta thương mày như thế nào nữa? Mày xem anh trai mày, chị gái mày đă bao giờ giúp mày được việc ǵ chưa? Người ta là người dưng nước lă, người ta bế mày đi tắm, mang cơm cho mày ăn, ăn xong người ra lại dọn cho mày. Mày c̣n muốn như thế nào nữa?”. Cậu con trai chỉ ngồi cười khi nghe mẹ nói.
Bà Năm bảo: “Thằng Ngân này ĺ lắm, nó đă từng lấy cục đá rất to ném Long đến chảy cả máu. Nếu là người khác có mà nó chẳng chết với người ta rồi, may mà Long thương tôi nên cũng thương nó, không chấp đâu”. Rồi bà bắt đầu kể lại những ngày đầu tiên Long chính thức về ở với bà, cùng nhau chăm sóc Ngân. Hồi đầu Ngân không đi lại được. Ngân th́ nặng, bà th́ gầy lại thêm công việc vất vả, đầu tắt mặt tối suốt ngày nên không thể giúp Ngân tập đi. “Từ ngày Long về ở cùng, đi làm th́ thôi chứ về nhà, cứ lúc nào rỗi là Long lại d́u nó (Ngân - PV) tập đi. Ban đầu th́ đi quanh nhà thôi, nhưng v́ hồi ấy chưa làm nhà nên cái sân gồ ghề lắm. Ngân bị ngă triền miên, đau đến mức chán không muốn tập đi nữa. Thương Ngân, Long cơng nó qua con suối cho tập đi trên đường bằng phẳng hơn để nó bớt ngă hoặc có ngă th́ cũng không đau như khi tập trên sườn núi”, bà Năm chia sẻ. Nghe mẹ kể chuyện, Ngân chỉ ngồi lắng nghe, thi thoảng lại cúi đầu xuống, cười rất hiền như thể biết lỗi của ḿnh vậy.
Long (phải) và người con riêng của bà Năm. Ảnh: P.K |
Bà Năm bảo, Long cho Ngân tập đi được hơn một năm th́ nó tự chống gậy đi được. Bây giờ Ngân có thể dùng gậy tự đi qua suối được rồi.
Từ ngày biết đi, Ngân la cà khắp thôn xóm. Nhiều hôm đến tối muộn chưa thấy Ngân về nhà, Long lại phải đi t́m. Mà t́m thấy th́ Ngân cũng có chịu về ngay đâu, lại phải mắng mỏ, quát tháo một hồi nó mới chịu đứng dậy. Mà Ngân th́ cục tính, rất nhiều lần đánh Long chỉ v́ bị Long gọi về.
Kể đến đây, bà Năm quay sang nhắc Ngân: “Đến nhà ai chơi phải biết giờ về cho họ đi ngủ. Long đi làm tối ngày mệt mỏi, đến khi muốn ngủ th́ lại phải đi khắp thôn t́m mày. Thế mà mày c̣n đánh người ta. Mày xem đă ai tốt với mày như Long chưa?” – bà Năm nhắc lại câu nói lúc trước. Ngân chỉ mỉm cười, lái đề tài sang chuyện khác: “Nhưng Long cũng thương mẹ ít thôi, có thương nhiều đâu”.
Tôi ngạc nhiên: “Thương ít là thế nào?”. Ngân trả lời: “Thi thoảng vẫn mắng mẹ em. Mà mẹ em th́ thương Long nhiều lắm”. Tôi càng ngạc nhiên hơn. Một người tật nguyền như Ngân sao lại để ư được nhiều chuyện thế, trong khi Long và bà Năm sống ở ngôi nhà bên kia suối. Ngân kể: “Mẹ thương Long lắm! Mỗi lần Long đi rừng về đau chân hay ghẻ lở là mẹ lại tự lên rừng t́m lá về tắm cho Long. Có ngày chiều muộn Long về, chân bị sưng tấy, mẹ bỏ cả bữa cơm, vội vàng vào rừng t́m cây thuốc về bó cho Long”. Ban đầu, nghe con trai kể chuyện th́ bà Năm im lặng, sau rồi bà mới thanh minh: “Thế tao không lo cho Long th́ ai lo cho Long nữa. Người ta thương mày thế, tao cũng phải thương người ta chứ”.
Hết chuyện tập đi cho Ngân lại đến chuyện Long trèo đèo, vượt suối vào xă, lên huyện để lo chính sách cho con trai của vợ. Bà Năm kể, có ngày không biết Long đi bao nhiêu cây số để đi làm chế độ cho đứa con của bà. Hết đưa Ngân đi khám sức khỏe lại đi t́m hiểu chế độ. Mà đâu chỉ đi một lần, nguyên khám sức khỏe cũng phải đi lại vài lần, lúc th́ thiếu chỉ số này, khi th́ thiếu kết luận kia. Mà đường đi th́ khó khăn lắm. Lo xong mọi thủ tục, Long lại là người trực tiếp đi lấy 300.000 đồng/tháng tiền chế độ cho Ngân. Bà Năm bảo: “Nhiều khi 2 đứa đánh nhau, Long giận không đi lấy nữa đấy. Khi nào Long hết giận lại sẽ đi. Mà cán bộ xă cũng chỉ cho Long nhận tiền hộ Ngân thôi, anh chị ruột của nó đến nhận cũng không được mà”.
Anh Long với nụ cười hồn hậu. Ảnh P.K |
Kỳ công làm nhà cho “vợ”
Ông Bàn Văn Đường cho biết: “Trước đây con đường đất chính dẫn vào thôn gập ghềnh, khúc khuỷu, một bên là vực, một bên là rừng, qua 2 con suối mà không có cây cầu nào. Nếu trời nắng th́ c̣n có thể đi lại được, nếu vào ngày mưa th́ thôn gần như bị cô lập hoàn toàn”. Rồi ông chia sẻ: “Công nhận chú Long tốt thật đấy, không những lo cho con trai riêng của vợ mà c̣n góp công, góp của xây được ngôi nhà khang trang cho người vợ không hôn thú của ḿnh. Hiếm có chàng trai nào làm được như vậy lắm”.
Chỉ vào ngôi nhà khang trang mọc sừng sững bên núi, bà Năm bảo: “Để làm được ngôi nhà này, Long là người vất vả nhất. Chúng tôi lấy tiền dành dụm được sau 8 năm cùng nhau làm ăn và bán bớt một phần diện tích keo mới đủ tiền làm đấy. Nhưng nếu Long không nhận công việc trực tiếp đi rừng lấy bạch đàn về dựng nhà th́ chắc tôi không đủ dũng cảm để quyết định xây nhà đâu v́ con cái không góp được với tôi một đồng nào. Đă thế khi xây nhà xong, có đứa c̣n bảo tôi có nhiều tiền th́ chia cho con cái đi, để đấy chết có mang theo được đâu. Tôi buồn nhiều lắm, may mà có Long chia sẻ cùng”.
Ông Bàn Văn Đường cũng đồng t́nh: “Thôn xóm vẫn nói, nếu không có chú Long đến ở cùng th́ gia đ́nh bà Năm sao được như ngày hôm nay”. Đang nói đến chuyện Long lo lắng cùng bà Năm gánh vác việc nhà, ông Đường đột ngột quay qua bảo với bà Năm (2 người là anh em con chú, con bác): “Cô làm thế nào th́ làm, đừng để chú Long thiệt tḥi quá, nhỡ sau này cô có xảy ra chuyện ǵ th́ chú ấy tính sao. Hay là sinh cho chú ấy một đứa con đi” – ông Đường dè dặt hỏi. Bà Năm chỉ im lặng, tay mân mê vạt áo như đang suy nghĩ điều ǵ đó.
Tôi ngồi nghe và hiểu ư của ông Đường. Hai người không phải là vợ chồng hợp pháp, nhà xây th́ bà Năm đứng tên. Nếu xảy ra chuyện ǵ th́ Long trắng tay. Hỏi bà Năm về ư định của Long khi quyết tâm xây nhà cho bà, bà Năm cho biết: “Th́ chúng tôi cũng bàn bạc nhiều chứ. Tôi xác định ở lại đây, sống tuổi già ở đây. Nếu không làm nhà, sau này nhỡ xảy ra chuyện ǵ th́ tôi biết ở đâu? Long ở lại đây th́ cứ ở, có ai đuổi Long đi đâu”. Có lẽ bà Năm không hiểu ư của tôi. Tôi diễn giải lại suy nghĩ của ḿnh lần nữa. Như đă hiểu, bà Năm bảo: “Sao tôi để Long thiệt được. Long đă làm cho mẹ con tôi không biết bao nhiêu việc, đă cưu mang, giúp đỡ gia đ́nh tôi suốt 10 năm qua. Tôi cảm ơn Long nhiều lắm. Tôi đang nhờ người vào đo để làm sổ đỏ cái quán trước nhà cho Long. Đất ấy, nhà ấy sẽ toàn quyền Long quyết định. Nếu sau này Long lấy vợ th́ ở đấy, hoặc đi đâu là do Long tự quyết”. Tôi trố mắt ngạc nhiên: “Cô cho Long đi lấy vợ ư”. Đến lượt bà Năm tṛn mắt: “Sao không? Tôi giục suốt ấy chứ nhưng Long chưa ưng đám nào”.
Nguồn : giadinh.net