Ba ngày sau khi quân đội Ai Cập phế truất Tổng thống Mohamed Morsi, đất nước Bắc Phi này dường như càng lún sâu vào một cuộc xung đột gây chia rẽ mới khi đụng độ giữa những người biểu t́nh ủng hộ và phản đối ông Morsi đă làm ít nhất 36 người thiệt mạng và hơn 1.100 người bị thương trên khắp cả nước.
Nguy cơ phe Hồi giáo trả đũa
Theo báo cáo công bố ngày 6/7 của Bộ Y tế Ai Cập, đă có 36 người bị chết, 1.138 người bị thương trong các cuộc đụng độ hôm 5/7 ở các tỉnh thành, trong đó thành phố Alexandria, thành phố lớn thứ hai của Ai Cập, đă trở thành điểm nóng xung đột với số người thương vong nhiều nhất. Ngoài ra, bạo động cũng gia tăng tại thủ đô Cairo và bán đảo Sinai.
Việc quân đội Ai Cập lật đổ tổng thống với sự hậu thuẫn của những cuộc biểu t́nh rầm rộ trên khắp nước này đă làm dấy lên những lo ngại rằng các phần tử Hồi giáo có thể ly khai những tổ chức được chính thức công nhận như Anh em Hồi giáo của ông Morsi và gia nhập các phong trào hiếu chiến hơn.
Một nhóm Hồi giáo mới vừa tuyên bố thành lập tại Ai Cập với tên gọi Ansar al-Shariah, đă gọi việc quân đội phế truất Tổng thống Morsi là sự tuyên chiến với niềm tin tôn giáo của họ, đồng thời đe dọa sử dụng vũ lực để áp đặt luật Hồi giáo. Nhóm này quy trách nhiệm về các sự kiện trên cho những người thế tục, những người ủng hộ cựu Tổng thống Hosni Mubarak và người Thiên chúa giáo Ai Cập, lực lượng an ninh quốc gia và giới chỉ huy quân đội, đồng thời cực lực phản đối dân chủ, tuyên bố thay vào đó sẽ đấu tranh cho luật Hồi giáo, tích trữ vũ khí và huấn luyện để giúp người Hồi giáo “ngăn chặn những kẻ tấn công, bảo vệ tôn giáo và thực thi luật Hồi giáo sharia”.
Sau các cuộc đụng độ liên tiếp trên khắp Ai Cập suốt đêm 5/7, các quan chức giấu tên cho biết Tổng thống lâm thời của Ai Cập Adly Mansour ngày 6/7 đă gặp Tư lệnh Lực lượng vũ trang Abdel Fattah al-Sisi và Bộ trưởng Nội vụ Mohammed Ibrahim của nước này.
Ngày 6/7, Tổng thống Mỹ Barack Obama đă tiến hành thảo luận về t́nh h́nh "rất biến động" ở Ai Cập với Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC), và bày tỏ quan ngại về "t́nh trạng phân cực hóa chính trị tiếp diễn" ở quốc gia Bắc Phi này.
Cũng trong cuộc thảo luận trên, ông Obama đă nhắc lại rằng Mỹ không đứng về phía đảng phái nào ở Ai Cập.
Cùng ngày, Lầu Năm Góc cho biết sau khi tiến hành 3 cuộc tham vấn với người đứng đầu lực lượng vũ trang Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Chuck Hagel đă nhấn mạnh "cần thiết phải có một sự chuyển giao dân sự ḥa b́nh ở Ai Cập".
Kinh tế sụp đổ
Trong khi đó, các tổ chức tài chính toàn cầu đang đưa ra những dự báo tiêu cực khi cho rằng nền kinh tế Ai Cập đă gần như sụp đổ. Một báo cáo của Ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới Merrill Lynch đưa ra dự báo "gây sốc" rằng nền kinh tế Ai Cập chỉ c̣n tồn tại trong 6 tháng. Theo báo cáo trên, Ai Cập có nguy cơ không đủ tiền trả nợ và đáp ứng nhu cầu thanh toán trong và ngoài nước.
Điều này bắt nguồn một phần do cuộc khủng hoảng du lịch. Trong quư đầu năm nay, ḍng khách du lịch vào nước này đă giảm 17,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2012, số khách du lịch của Ai Cập là gần 12 triệu lượt người (giảm gần 2 triệu so với hơn 14 triệu lượt khách năm 2010). Đáng nguy hiểm là doanh thu từ du lịch đă giảm từ 46 tỷ USD năm 2010 xuống c̣n 13 tỷ USD trong năm 2012.
Ông ElBaradei làm thủ tướng?
Một nguồn tin từ Văn pḥng Tổng thống Ai Cập ngày 6/7 cho biết cựu Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), ông Mohamed ElBaradei (ảnh ), đă được chọn làm Thủ tướng lâm thời của nước này.
|
Xe quân sự của lực lượng an ninh Ai Cập tới các khu vực nổ ra xung đột tại quảng trường Tahrir ngày 5/7. |
Ông ElBaradei từng đoạt giải Nobel ḥa b́nh năm 2005 v́ những cống hiến của ông cho IAEA, trở về Ai Cập năm 2010 và trở thành thủ lĩnh phe đối lập trong các phong trào chống lại chính quyền của cựu Tổng thống bị lật đổ Hosni Mubarak hồi năm 2011. Ông cũng chính là người được Mặt trận Giải phóng Dân tộc Ai Cập và các nhóm thanh niên tham gia các cuộc biểu t́nh chống cựu Tổng thống Mohamed Morsi chọn làm người đàm phán với quân đội Ai Cập.
Nhà chính trị tự do 71 tuổi này sẽ dẫn dắt một chính phủ mới tập trung vào việc khôi phục nền kinh tế ốm yếu cũng như khôi phục ḥa b́nh và an ninh cho Ai Cập.
Tuy nhiên, nhật báo
Al Ahram ngày 6/7 dẫn lời ông Ahmed El-Moslimany, người vừa được bổ nhiệm làm cố vấn truyền thông của tổng thống, cho biết chiếc ghế Thủ tướng lâm thời của Ai Cập hiện vẫn bỏ trống.
Theo TTXVN