(GDVN) - Mỹ dường như tránh dùng từ "đảo chính" khi đề cập tới sự kiện lật đổ chính phủ ở Ai Cập nhằm tránh các biện pháp trừng phạt quốc tế và các hệ lụy theo luật pháp, chính phủ Washington không được phép cung cấp viện trợ cho chính phủ của bất kỳ nước nào có người đứng đầu chính phủ bị lật đổ bởi cuộc đảo chính quân sự
 |
Người biểu t́nh ủng hộ ông Morsi đụng độ với quân đội Ai Cập. |
Chính quyền của Tổng thống Barack Obama đă không đưa ra bất kỳ tuyên bố nào sau khi xảy ra các cuộc đụng độ giữa những người biểu t́nh ủng hộ ông Morsi và người biểu t́nh lẫn quân đội Ai Cập làm ít nhất 30 người thiệt mạng và 300 người bị thương.
Những người ủng hộ cựu Tổng thống Morsi cáo buộc quân đội nổ súng vào phía họ làm 3 người thiệt mạng và sử dụng hơi cay để trấn áp.
Cả Nhà Trắng, Bộ Ngoại giao cũng như Lầu Năm Góc đều không đưa ra bất kỳ phản ứng nào.
Sự vắng mặt các tuyên bố công khai của Washington đă thu hút sự chỉ trích của các nhà lănh đạo trong khu vực.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết "những người dựa vào các khẩu súng trong tay, những người dựa vào sức mạnh của các phương tiện truyền thông không thể xây dựng nền dân chủ" và đă lên án "tiêu chuẩn kép" của phương Tây, tờ Guardian đưa tin.
Hôm thứ Năm, Washington yêu cầu các quan chức Ai Cập ngăn chặn kiểm soát chặt chẽ trên các thành viên của đảng Anh em Hồi giáo một ngày sau khi chính phủ của Mohammed Morsi bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự.
 |
Những người biểu t́nh khống chế một chiếc xe bọc thép của quân đội. |
Ông Obama thậm chí c̣n chỉ trích quân đội nắm quyền, kêu gọi quân đội Ai Cập trao quyền cho một "chính phủ dân sự được bầu dân chủ."
Các thành viên trong đội ngũ an ninh quốc gia của Tổng thống Obama yêu câu Ai Cập tránh "các vụ bắt giữ tùy tiện" những người ủng hộ ông Morsi.
Tuy nhiên, các quan chức Mỹ dường như tránh dùng từ "đảo chính" khi đề cập tới sự kiện lật đổ chính phủ ở Ai Cập nhằm tránh các biện pháp trừng phạt quốc tế và các hệ lụy theo luật pháp, chính phủ Washington không được phép cung cấp viện trợ cho chính phủ của bất kỳ nước nào có người đứng đầu chính phủ bị lật đổ bởi cuộc đảo chính quân sự hoặc... một cuộc đảo chính, trong đó quân đội đóng một vai tṛ quyết định.
Ai Cập là nước nhận viện trợ lớn thứ hai của Mỹ. Mỹ đă chi hơn 70 tỷ USD viện trợ quân sự và kinh tế cho Ai Cập từ năm 1948.
Trong khi đó, lănh đạo đảng Anh em Hồi giáo Mohammed Badie cho biết, cuộc đảo chính quân sự chống lại Morsi là bất hợp pháp và hàng triệu người sẽ vẫn đổ ra đường phố cho đến khi chính phủ cũ được khôi phục. Tuy nhiên, hàng chục lănh đạo của Anh em Hồi giáo đă bị bắt giữ kể từ sau khi Tổng thống Morsi bị lật đổ.
Nguyễn Hường (nguồn Press TV)
GiaoducVn