Một đề tài nóng khác vẫn đang làm hao giấy mực làng báo Pháp là vụ tai tiếng nghe trộm của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ NSA. Sự việc đổ vỡ khiến mối quan hệ đôi bên Châu Âu và Hoa Kỳ trở nên căng thẳng, trong khi tiến tŕnh đàm phán thỏa thuận tự do trao đổi mậu dịch xuyên Đại Tây Dương đang sát gần kề.
Le Monde thấy là Châu Âu có vẻ như đang bị chia rẽ trước các tiết lộ trên. Một số nước phản ứng gay gắt như Pháp và Đức, yêu cầu Hoa Kỳ chấm dứt các hoạt động nghe lén và chỉ bước vào bàn đàm phán khi có được những « bảo đảm » từ phía Washington. Các quốc gia này cho rằng đàm phán phải được thực hiện trên nền tảng của sự tin tưởng lẫn nhau.
Trong khi đó, nhiều nước thành viên khác, trong đó có nước Litva - quốc gia sắp trở thành chủ tịch luân phiên, cũng như nhiều lănh đạo Châu Âu lại tỏ ra khá dè dặt. Họ cho rằng không nên v́ những tiết lộ chưa ai được thấy bao giờ của Snowden mà làm ảnh hưởng đến mối quan hệ song phương Bruxelles – Washington.
TT Obama làm mọi giá để hạn chế tác hại vụ « gián điệp »
Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, Les Echos nhận thấy Tổng thống Barack Obama cũng đang phải vật vă t́m đủ mọi cách để giảm thiểu tối đa tác động của vụ việc ở trong nước lẫn ngoài nước.
Về mặt nội bộ, ông Obama phải thuyết phục dân chúng là hầu như việc nghe lén các công dân trong nước trên diện rộng là không có. Ông khẳng định rằng chương tŕnh Prism mà Snowden tiết lộ chỉ cho phép giám sát các cuộc gọi. Việc nghe lén chỉ áp dụng cho các cuộc gọi người nước ngoài.
Hiện tại, hầu hết các nghị sĩ thuộc hai đảng chính trị lớn tại Mỹ cũng như ngày càng có nhiều người dân cho rằng kẻ « phản bội » cần phải được xét xử.
Thế nhưng, trên b́nh diện quốc tế, vụ việc này đang làm sứt mẻ h́nh ảnh của giải Nobel Ḥa b́nh. Hôm thứ Hai, Edward Snowden tố cáo Tổng thống Mỹ vi phạm Luật Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc v́ ngăn chặn anh ta đi tỵ nạn ở một nước khác.
Tờ báo cho rằng lời cáo buộc này c̣n gây thêm nhiều thất vọng đối với chính sách của ông Obama, được đánh giá là không mấy khác biệt với người tiền nhiệm như việc ông thất hứa đóng cửa nhà tù Guatanamo. Và Tổng thống Obama cũng là người sử dụng máy bay không người lái nhiều nhất làm thiệt mạng hàng ngàn người, trong đó có cả công dân Hoa Kỳ và các thường dân.
Châu Âu: « Ổ gián điệp » lớn nhất thế giới
Báo Le Figaro lại nh́n sự việc sang một góc cạnh khác. Theo tờ báo, th́ châu Âu mới chính là « ổ gián điệp » lớn nhất trên thế giới.
Tờ báo khẳng định là Bruxelles, trung tâm của Liên Hiệp Châu Âu, « ổ gián điệp » kể từ giờ là điểm tập trung các « tai to » của cả hành tinh. Mỗi quốc gia có một sở đoản riêng.
Nga th́ do thám vào lănh vực « nhân văn » thậm chí « vật lư ». Đến mức mà cạh đây không lâu, Ủy ban Châu Âu cảnh cáo các viên chức phải cảnh giác sự cám dỗ của « các cô tập sự duyên dáng chân dài và tóc vàng ». Trung Quốc th́ sử dụng đội ngũ thông tín viên báo chí. Đó là chưa kể đến các quốc gia nhỏ nhỏ khác như Pakistan, Maroc hay Colombia.
Đội ngũ nhân viên t́nh báo quốc tế tề tựu về Châu Âu đông đến mức, Bruxelles giờ này vẫn c̣n phải theo « nhịp sống thời Chiến tranh lạnh » theo như nhận định của một quan chức an ninh cao cấp Bỉ.
Bởi một lẽ rất đơn giản, Bỉ là nơi tập trung các định chế lớn của Liên Hiệp Châu Âu, trụ sở của NATO, nhiều cơ quan đại diện nước ngoài. Chưa tính cả đội ngũ các nhà ngoại giao, các doanh nhân lớn và đội ngũ phóng viên, tổng cộng gần 22 000 người trú tại Bruxelles.
Công việc thu thập thông tin cũng đa dạng, từ thủ công cho đến công nghệ hiện đại. Bầu không khí ngay trong ḷng Liên Hiệp cũng rất căng thẳng, người này giám sát người kia.
Họat động gián điệp mạnh nhất thuộc về 4 quốc gia: Hoa Kỳ, Israel, Nga và Trung Quốc. Vấn đề đặt ra trước sức mạnh tin học như vũ băo của đối phương, công tác bảo mật không c̣n mấy hiệu quả. Cuối cùng, Le Figaro c̣n cho hay là phương tiện thiếu thốn và nguồn tài chính hạn hẹp cũng là nguyên nhân gây khó khăn cho công tác bảo vệ thông tin.
Minh Anh, rfi