Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên
Tôi sáng tác nhạc từ khi c̣n rất trẻ, từ những ngày tôi c̣n theo học trường Quốc Gia âm Nhạc, có lẽ v́ thế, những nhạc phẩm đầu tay của tôi đă chịu ảnh hưởng nhạc cổ điển tây phương rất nhiều. Cho đến năm 1965, tôi bắt đầu chuyển hướng, và từ đó những t́nh khúc Ngô Thụy Miên được ra đời. Như vậy, bài ‘Mùa Thu Cho Em’ không phải là nhạc phẩm đầu tay của tôi. Nhưng đó là bài t́nh ca đầu tiên được thu dĩa, bài đầu tiên đă mang tên tuổi Ngô Thụy Miên đến qúi vị khán, thính giả.
Tất cả những bản nhạc trong cuốn T́nh Ca Ngô Thụy Miên đă được ông viết từ năm 1965 đến năm 1972. Bản nhạc đầu tiên được hoàn tất trong năm 65 là bản ‘Chiều Nay Không Có Em’ và bản cuối cùng, ông viết trong năm 72 là bản ‘Mắt Biếc’.
‘Giáng Ngọc’ chỉ là cái tên Ngô Thụy Miên đặt cho một người con gái có thực. Cô có một vẽ đẹp lăng mạn, kiêu sa, và ngày đó cô là một nữ sinh của một trường trung học nổi tiếng ở Sàig̣n. C̣n ông là một anh sinh viên lang thang ở trường đại học. Cô là nguồn cảm hứng cho Ngô Thụy Miên viết bài ‘Dấu T́nh Sầu’ và dĩ nhiên bài ‘Giáng Ngọc’.
‘Từ Giọng Hát Em’ là một trong những bản nhạc mà Ngô Thụy Miên thích nhất. Đó là một bản nhạc mà ông đă bỏ ra rất nhiều công phu, cũng như th́ giờ để viết, trau chuốt từ lời ca đến ư nhạc. Bản nhạc mang một chút âm hưởng nhạc cổ điển tây phương, là bởi v́ ông sử dụng vài hợp âm giống như những bài aria, tức là những bài nhạc đạo của Bach.
Mỗi một nhạc sĩ có một phương cách riêng biệt để viết về t́nh yêu. Với Ngô Thụy Miên, nhạc của ông cũng mang, cũng chứa đựng những chia ĺa, tan vỡ. Nhưng với ông, t́nh yêu luôn luôn trong sáng và nhẹ nhàng. Tuy nhiên không phải v́ thế mà cuộc sống t́nh cảm của ông bằng phẳng mà cũng gặp nhiều gập ghềnh vất vả.
Giữa thi sĩ Nguyên Sa và nhạc sĩ Ngô Thụy Miên không hề có liên hệ nào ngoài sự cảm thông giữa hai con người cùng yêu nghệ thuật. Nhà thơ Nguyên Sa là một trong những nhà thơ có những bài thơ t́nh mà Ngô Thụy Miên ưa thích nhất. Và kể từ ngày ông quen biết Nguyên Sa ở Sàig̣n cho đến bây giờ th́ trong nhạc của Ngô Thụy Miên, thơ của Nguyên Sa luôn luôn có chỗ đứng rất đặc biệt.
TB
|